11 cổ phiếu "xuống tiền" cho tháng 06

TTCK Việt Nam vừa trãi qua hơn 1,5 tháng đầy biến động, tâm lý tiêu cực bao trùm toàn thị trường song thị trường đã tạo đáy thành công và có 2 tuần cuối tháng 05 phục hồi khá tích cực. Đà phục hồi này dự kiến sẽ còn kéo dài sang tháng 06 nhờ những động lực tích cực.

Kết thúc tháng 05 và những ngày đầu 06 Vn-Index hồi phục lên mốc 1.288 điểm tăng gần 6% so với mức đáy từ hôm 23/05. Mặc dù vậy thì chỉ số vẫn chưa hình thành xu hướng rõ nét và thanh khoản vẫn đang duy trì ở mức thấp, tuy nhiên vẫn có một số yếu tố hỗ trợ thị trường trong tháng 06 Anh/Chị NĐT có thể quan tâm:

1. Trung quốc chính thức dỡ bỏ phong tỏa sẽ góp phần giải quyết những khó khăn do gián đoạn chuỗi cung ứng.
2. Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ trong các quý tới.
3. Chính phủ chính thức triển khai gói cấp bù lãi suất 40.000 tỷ đồng cho Doanh nghiệp từ nguồn của NHNN.
4. Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của các công ty niêm yết trong giai đoạn 2022-2023.
5. P/E hiện tại của TTCK đang ở mức hấp dẫn so với trung bình của 5 năm và đang ở mức thấp nhất khu vực, Vn-Index đang giao dịch loanh quanh mốc 12 lần.

Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự gần nhất của Vn-Index hiện tại là vùng 1.280 - 1.300 điểm. Mức kháng cự tiếp theo là 1.320 - 1.330. Mốc hỗ trợ mạnh của Vn-Index là 1.200 - 1.220 điểm. Vì vậy Vn-Index dự kiến sẽ còn tiếp tục đà hồi phục trong tháng 06.

Với những lập luận trên Ad có những mã cổ phiếu Anh/Chị nên “xuống tiền” trong tháng 06.

1. MWG - Năm 2022, chuỗi Thế giới di động và Điện máy xanh phục hồi khi kinh tế mở cửa trở lại và thu nhập người dân được cải thiện. Doanh nghiệp hưởng lợi từ nhu cầu tiêu dùng sau đại dịch nhờ vị thế thống lĩnh thị phần, tối ưu hóa hiệu quả của chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh vào năm 2022 để đạt đến điểm hòa vốn trước khi đặt chân ra miền Bắc vào năm 2023. Ngoài ra, doanh nghiệp luôn có các động lực tăng trưởng mới như An Khang hay AVAKids, TopZone, Bluetronics để có thể duy trì tăng trưởng trong dài hạn và Cổ phiếu MWG có thể được hưởng dòng tiền mạnh mẽ từ việc tăng NAV của Quỹ ETF VNDiamond.

Uớc tính tổng doanh thu và lợi nhuận cho năm 2022 lần lượt là 141.593 tỷ đồng và 6.875 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 40%. Trong ngắn hạn, việc tăng vốn cho Bách hóa xanh (tăng thêm 20% vốn cổ phần) sẽ là động lực làm tăng giá cổ phiếu.

Cuối tháng 3/2022, MWG vận hành 5.497 cửa hàng, bao gồm 985 cửa hàng Thegioididong, 2.077 cửa hàng Điện Máy Xanh, 29 cửa hàng Topzone, 2.127 cửa hàng Bách Hóa Xanh, 211 nhà thuốc An Khang, 44 cửa hàng Bluetronics và 24 cửa hàng AVAKids độc lập.

2. FPT - Quý I năm nay, lợi nhuận trước thuế FPT tăng trưởng 30% so với cùng kỳ nhờ 2 mảng chính: công nghệ và viễn thông lần lượt tăng 56% và 21%. Hơn nữa, doanh thu từ dịch vụ chuyển đổi số trong Quý I vừa qua cũng tăng hơn 80%. Trong đó tỷ trọng doanh thu từ chuyển đổi số trên doanh thu công nghệ thông tin nước ngoài tăng từ 27% lên 37%.

Uớc tính lợi nhuận trước thuế cả năm 2022 của FPT tăng 25% so với 2021 và dẫn dắt bởi mảng công nghệ tăng 30,2%. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cũng đặt ra mục tiêu tăng 30% mỗi năm cho mảng công nghệ thông tin trong nước vào 3 năm tới. Mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2023 ước tính đạt mức 22%.

Ngày 7/4 vừa qua, tại ĐHCĐ FPT sẽ chi trả cổ tức tỷ lệ 40% (20% bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu, tỷ lệ 5:1). Đại hội được tổ chức kết hợp 2 hình thức trực tiếp và qua Giải pháp ĐHĐCĐ trực tuyến do FPT phát triển.

3. HAH - Theo BCTC hợp nhất quý I/2022, CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An ghi nhận lãi ròng gần 200 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ, ghi nhận lợi nhuận quý cao nhất từ trước đến nay. Tại ĐHĐCĐ năm 2022 của HAH đã thông qua phương án trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 10% bằng tiền và 40% bằng cổ phiếu vào ngày 15/04 vừa qua. Trong năm 2022, HAH đầu tư 2 tàu đã qua sử dụng là tàu Marine Bia và Anbien Bay, bàn giao trong tháng 2 và tháng 4. Cùng với đội tàu nhiều hơn cùng kỳ, giá cước vận tải nội địa cũng tăng, giá cho thuê tàu tăng mạnh. Ngoài ra, lợi nhuận ghi nhận từ các công ty liên kết cũng tăng mạnh, điều này dẫn đến lợi nhuận Quý I vừa qua của DN này tăng đột biến.

Năm 2022, HAH đặt kế hoạch doanh thu đạt 2.388 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 550 tỷ đồng. Sau quý I, doanh nghiệp đã hoàn thành 27,3% chỉ tiêu doanh thu và 36,4% chỉ tiêu lợi nhuận.

Trong giai đoạn 2022 - 2024, HAH tiếp tục đặt đóng mới 3 tàu size 1800 TEU sẽ nhận bàn giao vào năm 2023 - 2024, và mua cũ 2 tàu size 1.800 – 4.500 TEU. Đáng chú ý, HAH đang dự kiến tiến ra thị trường quốc tế bằng cách thành lập liên doanh với hãng vận tải container ZIM – Hải An (đối tác ZIM là hãng tàu thứ 10 thế giới).

4. IDC - Năm 2022, kế hoạch lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ đạt 2.333 tỷ đồng, tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, Công ty có kế hoạch phát triển quỹ đất 2.000 - 3.000 ha tại các tỉnh thành như Tiền Giang, Hải Phòng, Hưng Yên,…

IDC dự kiến trình cổ đông kế hoạch cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 40%. Trong đó, 30% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu. Được biết, công ty đã tạm ứng 24% cổ tức tiền mặt và còn 6%, dự kiến sẽ thực hiện trong quý II, quý III/2022.

Ngoài ra, KCN Hựu Thạnh dự kiến đem lại nguồn thu chính cho IDC trong 3 - 5 năm với diện tích đất thương phẩm hơn 365 ha, giá thuê tăng trung bình 10%/năm nhờ vào hạ tầng được cải thiện như dự án cao tốc Bến Lức Long Thành, vành đai 3, Nhà máy Thủy điện Đak Mi 3; KCN Nhơn Trạch V; KCN Phú Mỹ II; KCN Phú Mỹ mở rộng; KCN Hựu Thạnh; KCN Cầu Nghìn; KCN Mỹ Xuân A; và các dự án khác do công ty làm chủ đầu tư… Đặc biệt là kế hoạch niêm yết cổ phiếu từ HNX sang HOSE.

5. NT2 - Việc thiếu hụt than trong nước cộng với việc kinh tế mở cửa trở lại đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ điện, giúp ổn định nhu cầu huy động sản lượng từ điện khí trong những năm tới. Trong quý I, sản lượng của NT2 ước tính tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ (khoảng 980 triệu kwh). Trong đó, sản lượng theo hợp đồng giảm nhẹ 4,7% dù giá khí ở mức cao, do đó có thể hấp thụ mức tăng giá khí.

Ngoài ra, với nhu cầu tiêu thụ điện hồi phục, giá trên thị trường cạnh tranh trung bình 2 tháng đầu năm 2022 đã tăng 39%. Điểm này có thể hỗ trợ tích cực lợi nhuận sau thuế quý I/2022 của NT2 (ước đạt khoảng 142 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ).

6. MBB - Trong ngành ngân hàng, MBB có triển vọng tăng giá trên 80% so với thị giá hiện nay, lên mức 48.300 đồng/cổ phiếu. Ngoài ra MBB có khả năng được NHNN cấp room tín dụng lớn trong năm 2022. Bên cạnh đó, việc tiếp quản tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng, nhiều khả năng là Ocean Bank, sẽ giúp MBB có được những ưu đãi về tăng trưởng nhằm đạt được các mục tiêu tái cơ cấu đề ra của NHNN và Chính phủ. Do đó, MBB được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 là 30%.

MBB có chất lượng tài sản ở mức cao hàng đầu trong ngành. Tại thời điểm cuối quý I/2022, NPL (nợ xấu) và tỷ lệ nợ nhóm 2 của MBB đạt lần lượt 0,99% và 1,17%, tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2021 nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với trung bình ngành. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) tại cuối quý I/2022 đạt 250%, cao thứ 2 toàn ngành, chỉ sau VCB. Điều này cho thấy MBB vẫn đang kiểm soát chất lượng tài sản nội bảng vượt trội so với mặt bằng toàn ngành bên cạnh việc đảm bảo tăng trưởng cao.

Kết quả kinh doanh được kỳ vọng khả quan trong năm 2022 của MBB đi cùng với mức định giá hiện tại hấp dẫn. NIM hợp nhất trong quý I/2022 đạt 5,66%, cao hơn đáng kể so với cả năm 2021 và cùng kỳ năm trước lãi vay trung bình tăng nhẹ và chi phí vốn vẫn được duy trì. MBS dự phóng mức NIM của Ngân hàng MB sẽ đạt 5,28% trong năm 2022 với kỳ vọng chi phí vốn sẽ tăng lên mức 3,14% với dự báo NHNN sẽ gia tăng lãi suất cơ bản. Theo đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất dự kiến sẽ đạt 23.926 tỷ đồng (+44.8% YoY). Mức ROA và ROE của MBB dự báo đạt khoảng 25,3% và 2,7%, so với mức định giá hiện tại với P,B = 1,5x là tương đối rẻ với cổ phiếu này.

7. VPB - Ngày 31/05 vừa qua quỹ Dragon Capital(DC) thông báo vừa mua xong 2,1tr của VPB, ngân tỷ lệ sở hữu của quỹ Dragon Capital tại VPB tăng từ hơn 266 triệu cp lên mức hơn 268 triệu cp (tỷ lệ 6,03%).

Về tình hình kinh doanh quý 1/2022, VPBank ghi nhận hoạt động chính tăng 8% so cùng kỳ, thu được gần 9,888 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.Theo VPbank, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 27%, ghi nhận hơn 1.249 tỷ đồng, nhờ tăng thu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm.

Đáng chú ý, VPBank ghi nhận khoản lãi từ hoạt động khác hơn 7.110 tỷ đồng, gấp 9 lần cùng kỳ. Theo lý giải từ VPBank đã bao gồm khoản phí hỗ trợ từ thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm giữa VPBank và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam.

Kết quả, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 81% so cùng kỳ, ghi nhận gần 15.279 tỷ đồng. Trong quý, nhà băng này chỉ dành ra 4.132 tỷ đồng để dự phòng rủi ro, giảm 7%, do đó VPBank báo lãi trước thuế hợp nhất gấp 2,8 lần cùng kỳ với hơn 11.146 tỷ đồng.

Ước tính tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cả năm 2022 của VPB cũng sẽ nằm trong nhóm cao nhất ngành. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có kế hoạch phát hành riêng lẻ tiếp tục là chất xúc tác đối với cổ phiếu VPB trong tháng 06 này và cả năm 2022.

8. MSH - Năm 2022, May Sông Hồng đặt mục tiêu doanh thu đạt 4.900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 500 tỷ đồng và dự kiến trả cổ tức tỷ lệ 15 - 30%. Nhà máy SH10 đã đi vào hoạt động, dự kiến tăng tổng công suất đơn hàng FOB lên 30%. Các đơn hàng dệt may cũng đang phục hồi, giá bán đã tăng từ 5 - 10% để bù đắp chi phí đầu vào tăng mạnh ảnh hưởng giá dầu tăng. Thị trường xuất khẩu chính của MSH là Mỹ - thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh và bền vững nhất trong các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.

Ước tính MSH sẽ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng 21% và 15% trong năm 2022. Hiện tại, MSH đang giao dịch ở mức P/E là 9,4 lần, thấp hơn trung bình ngành là 11 lần - mức định giá hấp dẫn đối với 1 doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thuộc nhóm đầu trong ngành.

9. QNS - Năm 2022, mảng sữa đậu nành được kỳ vọng tiếp tục đà tăng trưởng, trong đó ban lãnh đạo ước tính doanh thu mảng sữa tăng 21% trong quý I/2022. Bên cạnh đó, mảng đường tiếp tục đà tăng trưởng nhờ sản lượng tăng và giá bán duy trì ở mức cao trong năm 2022.

Cho cả năm, ước tính QNS đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức 20,5% và 16,6% năm 2022. Mức định giá P/E hiện tại chỉ 10,8 lần, thấp hơn nhiều các doanh nghiệp hàng tiêu dùng cùng ngành. Mức giá dự kiến giá mục tiêu 1 năm cho QNS là 61,000 đồng/CP, tương ứng với P/E 13 lần.

QNS có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh đậu nành sang các thực phẩm và đồ uống làm từ đậu nành khác, vì doanh nghiệp cho rằng thị trường đồ uống dinh dưỡng từ đậu nành vẫn còn nhiều tiềm năng. Cụ thể, QNS sẽ ra mắt sữa chua uống làm từ đậu nành trong năm 2022 và một sản phẩm thay thế thịt làm từ đậu nành trong thời gian tới. QNS cho rằng thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể sẽ là một xu hướng trong thời gian tới.

10. BCG - Doanh nghiệp này được hưởng lợi trong cả ngắn hạn và dài hạn với kỳ vọng tăng trưởng kép lợi nhuận ròng là 45,7% trong giai đoạn 2022 - 2024, đóng góp lớn từ các dự án đang bàn giao. Theo đó, BCG được dự báo sẽ bàn giao một phần của dự án Hội An D’Or và Malibu Hội An vào năm 2022, mang lại doanh thu 4.897 tỷ đồng (chiếm 55,4% tổng doanh thu), trong khi việc bàn giao phần còn lại của dự án có thể ghi nhận doanh thu 5.233 tỷ đồng (tăng 6,9% so với cùng kỳ) trong năm 2023. Bên cạnh đó, mảng năng lượng tái tạo là động lực cho tăng trưởng dài hạn với dự báo doanh thu mảng năng lượng của BCG sẽ đạt 1.786 tỷ đồng (chiếm 20,2% tổng doanh thu) trong năm 2022 và 3.791 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 32,7%) trong năm 2023.

Đọc thêm: BCG - “Cây tre trăm đốt” trong giới tài chính năm 2022-2023

11. KBC - Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ dự kiến sẽ còn kéo dài, sự dịch chuyển nguồn vốn FDI sang các nước ĐNA trong đó có Việt Nam ngày một gia tăng lên. KBC được đánh giá cao trong cả ngắn hạn và dài hạn vì KBC giữ vị trí dẫn đầu trong số các nhà khai thác KCN phía Bắc về thu hút vốn FDI với quỹ đất lớn. Ngoài ra, hơn 2.000 ha đất công nghiệp có khả năng được bổ sung trong 2022 - 2024 sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho tăng trưởng lợi nhuận dài hạn của KBC. Dự báo lợi nhuận ròng tăng trưởng kép 45,9% trong giai đoạn 2022-2024 do đóng góp của lợi nhuận bất thường từ việc bán dự án Khu đô thị Tràng Cát và các khu công nghiệp mới.

Hiện tại, KBC đang trực tiếp sở hữu quỹ đất lớn với tổng diện tích đất thương phẩm còn lại khoảng 1.053 ha, tập trung tại các trung tâm công nghiệp trọng điểm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Long An và TP HCM.

Ngành bất động sản khu công nghiệp có nhiều triển vọng tích cực ngay từ đầu năm 2022 khi dịch bệnh không còn là rào cản dẫn đến đình trệ tiến độ giao dịch. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông sẽ giải quyết nút thắt cổ chai về logistic và giá cho thuê duy trì ở mức cao nhờ vào nhu cầu cao và nguồn cung hạn chế. Kết quả kinh doanh của Kinh Bắc sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong giai đoạn 2022-2023 nhờ vào giá cho thuê duy trì ở mức cao và quỹ đất liên tục được mở rộng tại các vị trí thuận lợi.

Vào ngày 7/2 vừa qua, nhóm quỹ Dragon Capital(DC) đã thông báo hoàn tất mua vào 1,7 triệu cổ phiếu KBC. Trong đó, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company mua 1,2 triệu cổ phiếu và Amersham Industries Limited mua vào 500.000 cổ phiếu.

Trước khi thực hiện giao dịch, nhóm quỹ Dragon Capital đang nắm giữ tổng cộng 43,9 triệu cổ phiếu KBC (tương đương tỷ lệ sở hữu 7,7% vốn điều lệ). Giao dịch trên thành công đã nâng tổng sở hữu của nhóm quỹ này tại KBC lên mức 45,68 triệu cổ phiếu, tương tương ứng tỷ lệ 8% vốn điều lệ

Phạm SSI- 0362 762 967

1 Likes

hah mấy phiên gần đây vol cao wa. có pp ở đỉnh kg ad ơi

hah fllow lâu gòi nhưng kg vào đx. vì kg có điểm vào

Em sẽ trả lời anh câu hỏi này sau nhé. Em có buổi livestream tối nay, bắt đầu lúc 20h30. Anh quan tâm em mời anh, cùng Anh/Chị NĐT tham gia với link sau.

UDJ cổ tức 13 % tiền mặt thị giá 14 vô đối… bất tử

1 Likes

pa ơi cổ tức tiền mặt 40%/năm còn kg mua. lùa gà hả pa :money_mouth_face: :money_mouth_face:

1 Likes

ông còn non và xanh lắm . thị giá 42 mà cở tức 40% thì cũng chỉ được 10 % lợi xuất thôi nhá.
haha

1 Likes

ối giời ôi thị giá 93 mà cở tức 40 %. vãi đái tưởng thế nào.

1 Likes

kon udj ông cầm coi chừng bị upbo đấy. của ông cũng chỉ 10% lợi tức chứ mấy. cp thị giá lớn lái nó mới sợ kg làm giá trao tay

1 Likes

cỡ nhần lòi louis đó, bh đi bốc lịch gồi

1 Likes

Hóng thử, có cầm vài mã trong này

1 Likes

mún ăn cổ tức xem kon ppc đi pa

1 Likes

Chúc mừng anh. Đây là những mã đạt chuẩn mua và giữ theo phương pháp của em.

DM chỉ còn mỗi MWG là tạm được. Còn lại ko hấp dẫn hoặc quá cũ.

1 Likes

Mình ăn 1 con được rồi anh. Những con còn lại mình để phần cho người khác, như vậy anh sẽ happy :joy:

1 Likes

có biết bcm là ai khong

1 Likes

Thấy bên SSI của bác tích khuyến nghị mã GAS khá mạnh đấy. Tôi thấy hợp lý.

Trao đổi thoải mái và tôn trọng nhau thôi bác.

1 Likes

BCM ngon nhưng chưa đến lúc.

1 Likes

kon này hàng lỏm pa ơi. đt mua kon bcm có ngày về máng lợn

1 Likes

có ngày về máng lợn đó bác

1 Likes