PHẦN 1 : TỔNG QUÁT TỪ ĐẦU NĂM ĐẾN NAY
• GDP VN
Mục tiêu GDP của Quốc Hội đặt ra đầu năm là tăng trưởng 6.5%. Tuy nhiên tại kỳ họp Chính Phủ tháng 10 vừa qua, đã lên lại kế hoạch tăng trưởng cho những tháng cuối năm nằm trong khoảng 5.5%.
Tổng quát : GDP quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%; tính chung 9 tháng tăng 4,24%). Nhiều định chế, tổ chức quốc tế uy tín nhận định: “Kinh tế Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xám màu của kinh tế thế giới”.
GDP Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp bởi 3 lĩnh vực chính :
- Giải ngân vốn đầu tư công
- Xuất nhập khẩu
- Giá trị sản xuất, tiêu dùng trong nước.
Vậy để tăng trưởng GDP cần thúc đẩy trực tiếp 3 lĩnh vực này và những nhóm ngành liên quan này sẽ là một câu chuyện đầu tư thú vị.
• Tăng trưởng tín dụng VN
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra năm nay là 14% và tính tới tháng 10 vừa qua, chỉ số tăng trưởng chỉ đâu đó khoảng 6-7% so với đầu năm.
Cho thấy nền kinh tế đang chậm lại, nguồn vốn được tạo điều kiện để bơm ra nền kinh tế bởi Ngân Hàng nhà nước nhưng với tình hình nền kinh tế chung chậm lại, với nhiều yếu tố khách quan thì các Doanh Nghiệp lại chưa mặn mà cho câu chuyện vay thêm.
Vậy nên tăng trưởng tín dụng cho đến hiện tại đang còn khá thấp, câu chuyện mở ra cho Chính Phủ là làm sao để vừa thúc đẩy bơm tiền hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa các ngân hàng giải quyết được vấn đề nợ xấu.
• Vốn FDI tham gia VN
Dòng chuyển dịch cơ cấu vốn FDI mạnh đang được ‘’chảy’’ vào nước ta ở giai đoạn hiện tại.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/10, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt hơn 25,76 tỷ USD trong 10 tháng qua, tăng 14,7% so với cùng kỳ; giải ngân ước đạt khoảng 18 tỷ USD.
Trong đó thấy rõ nguồn vốn chảy vào Công nghiệp chế biến và chế tạo là nhiều nhất nên có thể kỳ vọng ở nhóm ngành cho thuê đất trực tiếp : Nhóm BDS - Khu công nghiệp, nhóm Cao sau với dư địa đất cho thuê khá dồi dào.
• Dư địa hạ lãi suất
Qua 4 lần ngân hàng nhà nước hạ lãi suất điều hành giai đoạn đầu năm, dư địa để hạ tiếp lãi suất sẽ không còn trong năm nay trong khi chính sách điều hành về lãi suất của Việt Nam đang đi ngược thế giới cụ thể là FED đã tăng lãi suất ròng rã trong đầu năm đến nay và hiện tại vẫn neo mặt bằng lãi suất ở mức cao.
Chỉ số đồng dô la Mỹ và lợi suất trái phiếu 10 năm của Chính Phủ Mỹ tăng cao ảnh hưởng đến tỷ giá Giữa đổng USD / VND tăng cao đôi phần làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và chính sách điều hành của Việt Nam.
Từ đó câu chuyện về tỷ giá sẽ là một điểm để chú tâm cho cuối năm và cả năm sau khi FED vẫn dự tính neo lãi suất điều hành đến hết năm sau, và cho đến hiện tại tỷ giá đã bình ổn trở lại.
Câu chuyện thúc đẩy phát triển của Chính Phủ hiện tại là duy trì Tỷ giá ở mức ổn định vừa thu hút vốn FDI, vừa thúc đẩy mạnh Xuất – Nhập khẩu.
→ Với toàn hệ thống kinh tế thế giới đã chậm lại trong năm 2023, nguồn cung ứng và sản xuất chậm lại. Thì Việt Nam với nền kinh tế mở đã chịu ảnh hưởng không ít nhưng với chính sách điều hành linh hoạt của Chính Phủ, nền Kinh Tế Việt Nam vẫn được đánh giá là tương đối sáng riêng ở khu vực Đông Nam Á và toàn thế giới.
Qua đó là một điểm đến sáng của nguồn vốn nước ngoài chờ được ‘‘bơm’’ vào Việt Nam.
Anh chị đọc giả có câu hỏi thắc mắc có thể để lại dưới bình luận, em cùng ACE trên diễn đàn giải đáp nhé ạ.