Vĩ mô 2022 sẽ như thế nào? Ngành nào sẽ được hưởng lợi?
Covid tiếp tục trở lại sau làn sóng đại dịch lần 4, số ca nhiễm tiếp tiếp tăng cao, may mắn là Việt Nam đã tiêm được 3 mũi vaccine. Đến hết 2022 chưa chắc đã dập được dịch bệnh. Các hôm gần đây, số ca nhiễm covid mới đã lên đến 15.000 người mỗi ngày, đặc biệt là xuất hiện chủng mới ở HCM omicron.
Chúng ta phải xác định sống chung với dịch covid
Nền Kinh tế Việt Nam suy yếu. Và điều này cũng giống như các nước khác trên thế giới. Chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Nợ xấu bùng lớn. Ngành ngân hàng hiện tại đang được chính sách giãn nợ theo thông tư 14 NHNN hiệu lực đến 30/6/2022. Nếu tuân thủ các tiêu chuẩn tín dụng thì con số nợ xấu sẽ gấp nhiều lần con số mà được ngân hàng công bố ra, tính đến cuối 2021 con số đã lên đến 8.2% vượt xa mức mục tiêu tỷ lệ nợ xấu 3% của NHNN.
Thế thì bất ổn xã hội, thất nghiệp, kinh tế đi vào thời kỳ đại suy thoái
Chúng ta phải biết mình đang trong giai đoạn nào của nền kinh tế mới đưa ra được chiến lược phù hợp để đầu tư hiệu quả
Trong chu kỳ suy thoái, chính phủ nào cũng phải bơm rất nhiều tiền ra nền kinh tế, đưa nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trên bờ vực phá sản, M&A, kinh tế vô cùng khó khăn. Chính sách bơm tiền có thể kéo dài đến 2025.
Thời đại bơm tiền đồng nghĩa với lạm phát tăng cao, tiền mất giá, điều này không thể tránh khỏi.
Thời gian vừa qua khắp từ Bắc – Nam, khắp nơi đi săn đất, đấu giá đất. Đỉnh điểm với lô đất Thủ Thiêm được đấu giá ở mức trên 2 tỷ đồng/m2. Lãi suất ngân hàng thì rẻ và tiếp tục rẻ trong năm 2022 2023 khi gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ giảm từ 1-2%, nếu tiếp đầy đủ thì lượng tín dụng được hỗ trợ lên đến 2.000.000 (hai triệu tỷ đồng). Việc này lại thúc đẩy thêm giới có tiền tiếp tục đi mua những tài sản trú ẩn khỏi việc đồng tiền bị mất giá.
Ở chu kỳ 2012-2020 ta có thể gọi đây là thời thời kỳ tăng trưởng của nền Kinh tế. Những doanh nghiệp sản xuất, hàng hóa cơ bản trải qua thời gian cực thịnh. Lúc đó ta đầu tư những mã sản xuất này thì vô cùng hiệu quả như: HPG PTB VNM, FPT, …
Thời điểm hiện tại nền kinh tế vào giai đoạn “yếu”. Các doanh nghiệp khó khăn, tăng trưởng GDP rất thấp, thậm chí âm trong quý 3/2021, phục hồi chậm chạp ở quý 4/2021 (nhờ bơm tiền vào 2 tháng cuối năm 2021 mới tăng nổi không thì cũng rất khó). Thế nên chính phủ phải trung ra hàng loạt gói hỗ trợ để hồi sức cấp cứu cho nền kinh tế. Những tài sản nào chống được lạm phát – bão giá thì nó sẽ hưởng lợi từ dòng tiền xã hội đổ vào.
Ở thời điểm này nếu không nắm chắt được vĩ mô thì NĐT rất dễ lóng cóng tay chân. Các tin tức, các chiên da hô tài sản đầu cơ, bong bóng tài sản, lỗ vẫn tăng giá. Nhưng nhìn lại sao các mã cổ phiếu được cho là tốt lại không tăng. Và khi nhận định về kinh tế chúng ta thấy sự trái ngược quan điểm của các chuyên gia kinh tế chính phủ - chiên gia cổ phiếu của các CTCK. Tôi cho rằng các chuyên gia từ chính phủ nhìn nhận khách quan thực trạng của nền kinh tế, nói lên tiếng lòng của giai cấp lãnh đạo, vì họ là những người tham mưu hình thành lên những thông tư, chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước.
Thế nào là cổ phiếu tốt, cổ phiếu xấu trong đầu tư rất khó phân biệt.
Cổ phiếu tốt, nhưng trong tương lai không thể tốt nữa thì đó là cổ phiếu xấu, cổ phiếu cực kỳ xấu. Như dòng Thép, Đạm, Cao su, Sữa, …
Hay nhóm ngành cổ phiếu ngân hàng. Bước vào chu kỳ suy thoái, các doanh nghiệp sản xuất là khách hàng của nhà bank đang trong tình trạng rất khó khăn, bank muốn nâng lãi đẩy NIM lên rất khó, thậm chí là phải hỗ trợ các doanh nghiệp này, giúp cho DN làm ăn kinh doanh mới có tiền trở nợ cho ngân hàng. Bank có hàng triệu tỷ đồng nợ xấu, anh phải lo giải quyết nợ và cơ cấu nợ. Trong khi các chỉ số tài chính của các mã Bank đang rất tốt. Bank sẽ giữ nhịp thị trường đến khi nào dòng BĐS lead được chỉ số chung.
Còn đối với những doanh nghiệp BĐS sản chỉ số vẫn chưa tốt như DIG CEO SCR VPH các năm qua thua lỗ vì các chính sách, vì covid không khai thác được mảng Khách sạn, resort, shophouse, … Trong khi vẫn phải trả lãi cho khách hàng theo cam kết 12%/năm của trường hợp CEO. Nhưng sau khi trải qua 4 lần đại dịch. CEO đã bán với các sản phẩm mới của mình với sổ đỏ lâu dài, không cam kết lợi nhuận hàng năm nhưng hàng lại bán đắt như tôm tươi, Kết quả tổng năm 2021 CEO lãi gần 100 tỷ trong khi 3 quý đầu năm DN này lỗ lũy kế triền miên. Các chiên gia không giải thích được trường hợp này và cổ phiếu CEO tăng từ giá 10 lên 60 trong thời gian chỉ 3 tháng.
Ví dụ tiếp theo là các doanh nghiệp thép. Mặc dù cơ bản rất tốt, đặc biệt là HPG chỉ số tài chính tuyệt vời. Nhưng giá thép giảm từ đỉnh xuống mức đáy là -40% rồi hồi dần về -30%. Do chính sách của Trung Quốc và sự phục hồi của các cường quốc về ngành nghề này điển hình như Ấn Độ, Brazil,… Nhà đầu tư lớn họ không kỳ vọng vào việc giá thép thép có thể tăng giá tiếp. Không thể tốt hơn nữa thì giá cổ phiếu giảm không thôi, đừng mua cổ phiếu ở đỉnh chu kỳ
Có hai cách lỗ trên thị trường:
- Một là đầu tư cổ phiếu thua lỗ do doanh nghiệp làm việc kém hiệu quả, hết kỳ vọng tương lai
- Hai là đầu tư tài sản đi ngang hoặc mức tăng trưởng không bằng tỷ lệ lạm phát => đây là loại thua lỗ mà NĐT mất tiền nhưng không biết mình mất tiền, cực kỳ nguy hiểm.
Quá trình bơm tiền hỗ trợ nền kinh tế hiện tại chỉ mới ở giai đoạn đầu. Từ lúc chính thức bơm tiền vào nền kinh tế thì khoảng 6 tháng sau nền Kinh tế mới phản ánh rõ.