2024 - Bước đệm cho chu kỳ tăng trưởng 2025-2028 - Đầu tư nhóm cổ phiếu nào?

, , , ,

Năm 2024 sẽ là Bước đệm cho chu kỳ tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán giai đoạn 2025-2028 Và đầu tư nhóm cổ phiếu nào sẽ có lợi cho năm 2025?

Chúng ta cùng nhìn lại năm 2024 là một năm mà VNINDEX liên tục test vùng 1300 điểm và nhiều lần không vượt qua được mặc dù trước đó vào đầu năm 2024 VNINDEX đã có khởi đầu thuận lợi và cho những tín hiệu rất tích cực nhưng sau đó trước các lo ngại về tỷ giá và hoạt động bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài đã kéo chỉ số chững lại trong nửa cuối năm 2024.

Vậy thì tại sao 2024 có thể là bước đệm cho giai đoạn uptrend 2025-2028? Trước tiên chúng ta cùng đánh giá về chỉ số VNINDEX:

Đầu năm 2024 thị trường khởi đầu năm với đầy thông tin tích cực như Chính phủ đặt mục tiêu đạt 9tr tài khoản chứng khoán và hướng tới nâng hạng thị trường, rồi việc Quốc hội chính thức thông qua Luật đất đai và luật các tổ chức tín dụng đã giúp thị trường tăng điểm tích cực trong khoảng 3 tháng đầu năm tuy nhiên áp lực tỷ giá khi FED vẫn duy trì mức lãi suất cao nhất trong 23 năm, gây áp lực lên tỷ giá, NHNN cũng đã phải hát hành lại tín dụng sau hơn 4 tháng tạm ngừng, cùng với đà bán ròng của khối ngoại đã khiến nửa cuối năm 2024 của VNINDEX bị áp lực suy giảm kha khá khiến mức tăng trưởng của VN-Index bị kéo lại thấp hơn đà tăng của thị trường chứng khoán toàn cầu, đặc biệt càng gần về cuối năm, khối ngoại bán ròng càng mạnh, thanh khoản thị trường giảm mạnh xuống, chỉ còn khoảng 15.000 tỷ đồng mỗi phiên giao dịch trong giai đoạn tháng 10 – tháng 12/2024.

Tính cho cả năm, giá trị giao dịch trung bình hàng ngày trên HOSE đạt 21,500 tỷ đồng (tăng khoảng 23% svck năm trước nhưng vẫn là 1 mức nền thấp đặc biệt là mức nền nửa cuối năm 2024)

Chưa kể năm 2024 ghi nhận mức bán ròng kỷ lục hơn 3.3 tỷ USD của NĐT nước ngoài trên toàn thị trường và đây mà mức bán ròng lớn nhất trong vòng 15 năm trở lại gần đây.

Trong năm 2024 vấn đề này là vấn đề gây áp lực nhức nhối lên TTCK Việt Nam khi dòng vốn 2024 được cho là khá hạn hẹp mà lại càng thu hẹp hơn khi khối ngoại rút ròng số vốn lớn như vậy. Nhưng tích cực hơn chúng ta có thể thấy mức bán ròng mạnh 2024 cũng sẽ tạo dư địa lớn để sang 2025 dòng vốn và các quỹ nhập cuộc quay trở lại TTCK Việt Nam tích cực hơn.

Đặc biệt là khi năm 2025 được dự đoán là năm TTCK Việt Nam sẽ Tiến gần hơn đến cơ hội trở thành Thị trường chứng khoán mới nổi (EM) theo lộ trình khá chi tiết, các vấn đề về pháp lý, về vốn đầu tư ngoại được khơi thông, Việc nâng hạng TTCK Việt Nam là một cơ hội lớn để thu hút vốn ngoại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong năm 2024, Việt Nam đã tập trung hoàn thiện các quy định pháp luật, nâng cao chất lượng công bố thông tin của doanh nghiệp, và cải thiện cơ sở hạ tầng thị trường, liên tục cải thiện môi trường đầu tư để đáp ứng được các tiêu chí nâng hạng thị trường của FTSE tạo tiền đề cho lịch trình nâng hạng 2025 của Việt Nam. Dưới đây là lịch trình nâng hạng chi tiết:

Việc được nâng hạng FTSE EM sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, bao gồm:

  • Thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn: Điều này sẽ giúp tăng cường thanh khoản thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

  • Nâng cao uy tín của thị trường chứng khoán Việt Nam: Việc được FTSE công nhận sẽ giúp tăng cường niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

  • Mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp: Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Trong thời gian tới, nhờ nền tảng vĩ mô vững chắc, thể chế cải cách và chính sách tiền tệ thuận lợi sẽ lan tỏa đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nghiệp. Lợi nhuận thị trường năm 2025 - 2026 ước tính tăng trưởng lần lượt 18% và 19% svck, trong đó các ngành ngân hàng (+20% / +24%); vật liệu xây dựng (+35% / 31%); bất động sản nhà ở (+14% / 6%); bán lẻ (27% / 26%) và bất động sản công nghiệp (6% / +17%). Đây sẽ là nền tảng vững chắc cho đà tăng của chỉ số

Đây cũng sẽ là các nhóm ngành có kỳ vọng cao cho giai đoạn 2025-2028:

  • BĐS: DXG, HDG

  • BĐS KCN: SZC, SIP, KBC, BCM

  • Thép: HPG

  • Bank: TCB, TPB

  • Hoá chất, năng lượng, điện: DGC, CSV, REE

4 Likes

Các bạn có đánh giá gì không? có thể comment cùng thảo luận nhé

2 Likes

logistics thì sao ad

thanks thông tin ad chia sẻ

Nhìn chung ngành Logistics Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng ngành bình quân hằng năm 14-16% là mức khá ổn

Và các doanh nghiệp logictics cũng đang tích cực chuyển đổi số, áp dụng trí tuệ nhân tạo vào để tự động hóa. Với quy mô thị trường dự báo sẽ đạt 18,23 nghìn tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 10,7% từ năm 2023 đến năm 2030 thì dư địa cho ngành Logictics là rất lớn

DXG ăn cây sàn ra kia

1 Likes

NĐT giờ bị “dị ứng với giấy”

Nên ảnh hưởng tâm lý nhất thời

hơn 17k cổ phiếu dư sàn mà ở đó nhất thời

Trong mấy con BĐS ít nhất DXG nó vẫn còn có các dự án 'thật" tiềm năng là Opal Skyline, Gem Sky World và Gem Riverside

Lựa cổ phiếu hay quá, đa số giảm hết luôn

Thị trường áp lực điều chỉnh chung 70% mã giảm. Còn xét các yếu tố chung dài hạn, những thằng này vẫn là những thằng có câu chuyện, tiềm năng

DXG

  • Xét về góc độ tăng vốn: tích cực thì sẽ có tiền để đưa vào đầu tư tiếp các dự án của DXG
  • Nhưng bối cảnh nhóm BĐS năm 2022-2024, áp lực trả nợ trái phiếu, NĐT sợ cổ phiếu chia giấy, pha loãng, tiền tăng vốn k dùng để đầu tư mà lại dùng để trả nợ thì việc mua cp phát hành thêm như 1 canh bạc, thanh khoản thị trường lại èo ọt làm ae NĐT mất niềm tin

CSV lên được 60 không nhỉ?

chắc hôm qua đu đỉnh rồi

nay cũng giảm là hiểu như nào rồi

Chào Liên

1 Likes

mua xong hàng về, gồng lỗ…

Phiên trc đó Kê sàn 18tr cổ mà qua hàng về đỏ nhẹ là phản ứng tích cực rồi. NĐT dị ứng với giấy phản ứng là bình thường