Trong nhiều thập kỷ, China thúc đẩy nền kinh tế của mình bằng cách đầu tư vào các nhà máy, tòa nhà chọc trời và đường xá. Mô hình này đã châm ngòi cho một giai đoạn tăng trưởng phi thường giúp Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo và biến nước này thành một người khổng lồ của thế giới với năng lực xuất khẩu lan rộng khắp toàn cầu.
Giờ đây, mô hình này đã “trục trặc” (“broken”) và các dấu hiệu bất ổn ở khắp mọi nơi. Một số nhà kinh tế tin rằng sự suy yếu của Trung Quốc có thể chỉ mới bắt đầu. Thay vì chỉ là một giai đoạn suy yếu kinh tế, đây có thể là tín hiệu về một kỷ nguyên dài đầy khó khăn.
Nói chung là tình hình tạm thời có vẻ như vậy. Nhưng trong mấy chục năm qua, mỗi lần China khó khăn nhất, như đợt rút vốn 2015-16, thì chỉ cần chính phủ bẻ lái kịp thời là lại bật lên.
Vấn đề là lần này có nhiều chính sách nó không chỉ là vấn đề kinh tế. Điều mình ngạc nhiên là một số người bạn mình ở Trung Quốc cho biết một số đông dân chúng đang ủng hộ những kiểm soát về mặt xã hội, ví dụ trò chơi điện tử, kiểm soát thương mại điện tử, diễn viên, người nổi tiếng, và buộc đăng ký mô hình kinh doanh thương mại điện tử mới, v.v.
Họ không rõ có hiểu rằng đó đồng nghĩa là kiểm soát luôn hoạt động doanh nghiệp tư nhân, từ lớn cho tới vừa và nhỏ vì rất nhiều cơ quan giờ apply các chính sách đó rộng ra trên rất nhiều mảng kinh doanh khác.
Kinh tế tư nhân, động lực tạo ra mấy chục triệu việc làm ở China, đang rơi vào trạng thái khủng hoảng niềm tin.
Nhưng xem ra chính phủ đang bị kẹt trong thế lưỡng nan. Mà chính phủ càng chần chờ, confidence crisis sẽ càng lan rộng.
Năm 2021, người ta nghĩ Evergrande là Lehman moment của Trung Quốc. Nhưng rồi không có. Còn bây giờ? Mình không rõ, vì quyền lật bài trong tay lãnh đạo cao nhất bên kia.
Dương Lâm
0933651111