700k tỷ VND (30,4 tỷ USD) ĐTC năm 2023 sẽ ngấm vào đâu? Mời ae chứng sĩ cùng giải bài toán giàu sang!

Mời người Ae hãy tư duy và tìm chổ nằm chờ tiền sẽ cuồn cuộn chảy vào TK x10-x20 nhé!
Cuối năm sau nếu mình vẫn còn nghèo thì đừng trách đời mà chỉ trách tại bản thân mình quá non kém nhé!

Năm 2023, đầu tư công bùng nổ?

23-12-2022 - 10:59 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

6 Likes

Năm 2023 giải ngân 700.000 tỉ đồng tổng vốn đầu tư công

17/12/2022 12:44 GMT+7

[14](javascript:;)[0](javascript:void(0);)[Lưu](javascript::wink:

TTO - Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng vốn trên 700.000 tỉ đồng, tăng khoảng 25% (khoảng 140.000 tỉ đồng) so với kế hoạch năm 2022.

Năm 2023 giải ngân 700.000 tỉ đồng tổng vốn đầu tư công - Ảnh 1.

Quang cảnh phiên thảo luận chuyên đề sáng 17-12 - Ảnh: GIA HÂN

Phát biểu tại phiên thảo luận chuyên đề giải ngân đầu tư công trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 diễn ra sáng 17-12, Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương Nguyễn Duy Hưng cho rằng đầu tư công là kênh quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng.

Ông cũng nhắc lại tình trạng giải ngân chậm, đầu tư công hiệu quả chưa cao được nói nhiều trong năm nay.

Bàn, nói nhiều nhưng chưa được giải quyết căn cơ

Ông Hưng nhắc lại tỉ lệ giải ngân đầu tư công qua các năm 2017, đầu tư công giải ngân đạt 73%, năm 2018 là 66%, năm 2019 là 67%, năm 2020 là 82%, tới năm 2021 là 72%, 11 tháng năm 2022 đạt trên 58%.

“So cùng kỳ năm ngoái, tỉ lệ giải ngân 11 tháng là 58,3%. Việc giải ngân từ năm 2017 đến nay cho thấy rất bấp bênh. Đây không phải vấn đề mới mà đã bàn nhiều, nói nhiều nhưng chưa được giải quyết căn cơ”, ông Hưng cho biết.

Về nguyên nhân, theo ông Hưng, các bộ, ngành, địa phương đã có báo cáo Chính phủ, trong đó nêu 25 - 30 khó khăn, vướng mắc trong 3 nhóm lĩnh vực. Trong đó thể chế, pháp luật chính sách thiếu đồng bộ, quy định phức tạp về ngân sách, đất đai, đấu thầu, môi trường, giải phóng mặt bằng…

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, kết quả giải ngân 11 tháng khá tích cực. Ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách từ đầu năm đến 30-11 là hơn 338.000 tỉ đồng, đạt 58,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2021 và một số năm gần đây. Song đây là năm có số giải ngân cao nhất so với các năm trước đây.

Kế hoạch đầu tư công năm 2022 thực hiện trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiều thay đổi nhanh, mạnh cùng những yếu tố mới xuất hiện, nằm ngoài dự báo.

Số vốn cần giải ngân khá lớn, tăng 26% (120.000 tỉ đồng) so với kế hoạch năm 2021, trong khi chịu nhiều tác động bên ngoài từ giá nguyên nhiên vật liệu, cước phí vận chuyển hàng hóa quốc tế… tăng cao.

Năm 2023, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng vốn trên 700.000 tỉ đồng, tăng khoảng 25% (khoảng 140.000 tỉ đồng) so với kế hoạch năm 2022 và tăng khoảng 260.000 tỉ đồng so với kế hoạch 2021.

Nên lấy kinh nghiệm xây Landmark 81 tầng làm sân bay Long Thành

Nêu ý kiến về bất cập tỉ lệ giải ngân đầu tư công, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp dẫn lại việc Bộ Tài chính cũng nói “tiền sẵn sàng, không thiếu” nhưng kế hoạch giải ngân vẫn không đáp ứng được yêu cầu.

"Dù số vốn tuyệt đối chi ra cao hơn năm 2021 nhưng tỉ lệ giải ngân mới đạt 58,3%. Như vậy so với mong muốn chưa đạt. Đây thực sự là việc rất đáng ngạc nhiên, vì sao có tiền mà chưa tiêu được?”, ông Hiệp đặt câu hỏi.

Từ góc độ nhà thầu, ông Hiệp cho rằng có hai nguyên nhân dẫn đến giải ngân còn chậm. Trong đó thứ nhất là các cơ chế thủ tục đầu tư và thanh quyết toán của các dự án còn một số vấn đề cần khắc phục, tháo gỡ.

Thứ hai, theo ông Hiệp, nhà thầu - lực lượng cuối cùng sử dụng vốn đầu tư công - đang gặp rất nhiều vướng mắc. Cụ thể đơn giá định mức không phù hợp thực tế khiến nhà thầu quá thua thiệt. Ví dụ đắp nền đường, Nhà nước quy định 16.000 đồng/m3 nhưng thuê thực tế 30.000 đồng/m3, cấp phối đá dăm 30.000 đồng nhưng thực tế 120.000 đồng…

“Đơn giá K máy áp dụng từ thời Liên Xô cũ, vô cùng lạc hậu, thấp bằng một nửa đơn giá thật, dẫn đến doanh nghiệp không đủ vốn tích lũy để thi công, năng suất ngành xây dựng vì thế thấp bằng một nửa so với khu vực”, ông Hiệp nêu.

Về đơn giá nhân công cũng rất bất hợp lý, áp dụng từ năm 2019 nên sai lệch rất nhiều so với thực tế.

Ông dẫn chứng bất cập giữa đơn giá kế hoạch và thực tế phải chi khiến các nhà thầu đang rất khó khăn, có nhà thầu như Vinaconex vừa bắt đầu triển khai gói thầu Mai Sơn - Quế Lộ, khi so sánh đơn giá gói thầu được duyệt và chi phí thực tế đã chắc chắn lỗ khoảng 40%. Nhưng “không làm thì không có việc cho cán bộ nhân viên”.

Từ đó ông Hiệp đề xuất các cơ chế tháo gỡ khó khăn giải quyết ngay đơn giá định mức trong quý 1-2023.

Ông Hiệp dẫn chứng sân bay Long Thành triển khai trong năm 2023 là dự án rất lớn nhưng cơ chế chọn thầu, xét thầu còn rất lúng túng. Ban đầu đưa ra cơ chế dự thầu phải đủ tiêu chí năng lực, kinh nghiệm nhưng Việt Nam chưa có sân bay mới nào công suất 25 triệu khách/năm.

Nếu lấy tiêu chí này thì không doanh nghiệp trong nước nào làm được, chỉ doanh nghiệp nước ngoài triển khai được nhưng họ cũng không thể làm theo đơn giá Việt Nam. Hiệp hội đã kiến nghị với ACV để “chúng ta không tự trói chân trói tay mình”.

Ông nhấn mạnh thêm việc thi công sân bay không quá khó với doanh nghiệp Việt Nam. Như tòa Landmark 81 tầng trước đây, chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải có kinh nghiệm nhưng rất tiếc lúc đó Việt Nam có nhà thầu nào xây được tòa nhà 81 tầng.

"Kết quả chủ đầu tư vẫn chọn nhà thầu Việt Nam là Coteccons, kết quả thi công rất tốt, đảm bảo không xảy ra vấn đề nào. Nên lấy kinh nghiệm này để áp dụng cho sân bay Long Thành, làm sao để phát huy được sức mạnh của nhà thầu Việt Nam”, ông Hiệp nói.

Quốc hội: Giải ngân vốn đầu tư công chậm, phải có cá nhân chịu trách nhiệmQuốc hội: Giải ngân vốn đầu tư công chậm, phải có cá nhân chịu trách nhiệm

TTO - Quốc hội đề nghị Chính phủ đề cao kỷ luật, kỷ cương tài chính, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn và cá nhân hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm.

THÀNH CHUNG - LÊ THANH

4 Likes

ngấm vào đất chứ ngấm đi đâu

1 Likes

Bơm tiền qua đầu tư công là cứu cánh cho nền kinh tế-xã hội

3 Likes

-Sóng 1: Doanh nghiệp thi công, xây dựng,…
-Sóng 2: VLXD: xi măng, sắt thép, đá, nhựa, …
-Sóng 3: BĐS, cuối cùng đất sẽ ngấm hết, sóng này mới khủng nè, thi công tới đâu, bđs sẽ hưởng lợi đến đó. Chưa kể, khi giải phóng mặt bằng (chiếm 40%-50% tầm 15 tỷ USD) người dân VN mình cầm tiền sẽ làm gì? mua đất chứ đâu … và cứ thế cơn sóng khủng khiếp đó sẽ cuốn trôi đến mọi miền đất nước, kinh khúng! nó gấp mấy lần bơm tiền đấy!

4 Likes

đó là con đường duy nhất trong bối cảnh này đấy, đó là chiêu bài cuối cùng và vô cùng hiệu quả để cứu lấy nền kinh tế suy thoái đấy. Chính phủ mình đã có kịch bản hết rồi.
Những con chym lợn bđs sẽ chết như rạ gì tức hộc máu mà chết đấy

2 Likes

Sức ép phải tiêu hơn 700.000 tỷ đồng đầu tư công năm 2023 Việt Nam phải giải ngân tổng vốn đầu tư công trên 700.000 tỷ đồng năm sau, tăng khoảng 25% so với năm nay, theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Tại hội thảo bên lề Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 về đầu tư công sáng 17/12, các chuyên gia lưu ý, sức ép giải ngân đầu tư công tiếp tục tăng trong năm sau. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, cho biết Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng số vốn trên 700.000 tỷ đồng, tăng khoảng 25% (khoảng 140.000 tỷ đồng) so với kế hoạch năm 2022. Năm sau cũng là năm phải giải ngân toàn bộ số vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Trong khi đó, giải ngân đầu tư công là một nút thắt lớn trong nhiều năm và chưa xử lý được trong thời gian ngắn như công tác giải phóng mặt bằng, chất lượng chuẩn bị dự án, năng lực Ban Quản lý dự án, nhà thầu… Tính đến 30/11, ước đạt giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước khoảng 58,33%, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. “Nguồn vốn đầu tư công rất lớn khiến sức ép càng nhiều”, ông Dương Bá Đức, Vụ trưởng Đầu tư (Bộ Tài chính) nói. Ông cho biết, lượng tiền phải giải ngân có thể gấp đôi năm 2022 nếu tính cả phần chuyển nguồn từ năm nay sang. Đồng tình với ông Đức, ông Phương nói thêm rằng thách thức giải ngân nguồn vốn khổng lồ này còn đến từ bối cảnh kinh tế vĩ mô năm 2023 được dự báo nhiều bất định, đặc biệt chi phí đầu vào vẫn ở mức cao, khó dự báo. Bóng ma lạm phát vẫn phủ bóng trên toàn cầu… Do đó, ông cho rằng, để năm 2023 đạt được mục tiêu thúc đẩy giải ngân đầu tư công - vốn được xem là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng - trước tiên, cần xem đây là ưu tiên hàng đầu, thường trực trong tư duy nhận thức. Từ các ví dụ ở một số địa phương, bộ ngành thành công, ông Phương nói, nơi nào có quan tâm tốt hơn đến đầu tư công, nơi đó giải ngân vốn tốt hơn. Trước đó, đại diện Bộ Tài chính cũng nhận định rằng, khó khăn vướng mắc về chính sách là giống nhau, nhưng vẫn có địa phương, bộ ngành làm tốt – tức vấn đề chủ yếu nằm ở khâu thực hiện. Tiếp theo, ông Phương cho rằng cần rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động các dự án đầu tư công, trước tiên là sửa ngay các bất cập đã phát hiện trong năm 2022. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, kiểm tra, rà soát từng dự án bố trí kế hoạch vốn năm 2023, đặc biệt là các dự án khởi công mới, lựa chọn dự án đủ thủ tục đầu tư, đáp ứng điều kiện bố trí vốn theo quy định, nâng cao tính sẵn sàng và khả thi, khả năng triển khai thực hiện dự án. Ngoài ra, chính phủ cần khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch vốn năm 2023 cho các nhiệm vụ, dự án trước ngày 31/12/2022 để có thể giải ngân từ ngày đầu, tháng đầu của năm 2023. Đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư lưu ý, cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công, xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định; kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch thông tin, phòng chống tham nhũng, lãng phí và lợi ích nhóm… Đức Minh

Phát triển ngành xây dựng trong năm 2023: Lấy đầu tư công làm trọng tâm

Thành Luân 06:48 23/12/2022

Chia sẻ

[image]

Theo dõi Kinh tế đô thị trên [image]

Kinhtedothi - Mặc dù kế hoạch đầu tư công năm 2022 gặp tác động từ những yếu tố nằm ngoài dự báo nhưng với sự quyết liệt tháo gỡ khó khăn, sự vào cuộc đồng bộ từ các cấp, ngành trong thực hiện đầu tư công đang được nhiều DN, chuyên gia đánh giá chính là chìa khóa “cứu cánh”…

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022 ước khoảng 338.319,81 tỷ đồng, đạt 58,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2021 và một số năm gần đây. Nhưng đây lại là năm có số tuyệt đối giải ngân cao nhất so với các năm trước.

Cùng với đó, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng số vốn trên 700.000 tỷ đồng, tăng khoảng 25% (khoảng 140.000 tỷ đồng) so với kế hoạch năm 2022 và tăng khoảng 260.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2021 (năm đầu tiên của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025). Năm 2023 cũng yêu cầu phải giải ngân toàn bộ số vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

“Việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công một mặt vừa đóng góp trực tiếp vào tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu và hàng hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, giảm chi phí lưu thông, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế… một mặt vừa đóng góp vào tăng trưởng kinh tế GDP cho đất nước, gián tiếp đưa tiền vào thị trường để kích thích tổng cung, tổng cầu” - Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho hay.

Thị trường xây dựng và bất động sản trong năm 2023 sẽ tập trung phát triển nhà ở xã hội dành cho đối tượng có thu nhập thấp. Ảnh: Thanh Hải

Với góc độ DN, nguyên Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình Lê Viết Hải nhận định, thị trường xây dựng và bất động sản trong năm 2023 sẽ tập trung phát triển ở lĩnh vực thu nhập thấp, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Bên cạnh đó, những dự án nhà ở đô thị đang thi công dở dang sẽ được tái khởi động. Ngoài ra, công trình công nghiệp và những dự án đầu tư công sẽ đem lại nguồn việc lớn cho các DN xây dựng.

Về hoạt động xây dựng trong mảng bất động sản du lịch, ông Lê Viết Hải cho rằng, sang năm 2023 sẽ tạm dừng vì nguồn cung dư thừa khi hai năm đại dịch không thể khai thác. Lãnh đạo Tập đoàn Hòa Bình chia sẻ thêm, hiện ngành xây dựng có tỷ trọng lớn đóng góp cho nền kinh tế, với tổng sản lượng 1.938 nghìn tỷ đồng (tương đương 82 tỷ USD).

“Nếu ngành xây dựng phát triển sẽ đem đến nhiều lợi ích cho nhiều ngành khác trong hệ sinh thái phát triển. Ngược lại nếu xây dựng có vấn đề ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế, không có công ăn việc làm cho lực lượng trong ngành sẽ tác động xấu đến xã hội, vì lực lượng lao động trong ngành này rất lớn” - ông Lê Viết Hải cho hay.

Sớm gỡ vướng mắc từ nhà thầu

KTS Ngô Tâm - Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Covic chia sẻ, áp lực cạnh tranh tại Việt Nam quá lớn, những DN, nhà thầu trong ngành xây dựng hoặc vật liệu xây dựng tìm công việc từ các dự án đầu tư công hiện nay đang chấp nhận chịu lỗ mà vẫn phải làm.

“Các dự án đầu tư công đòi hỏi quy mô vốn lớn, trường kỳ vì không tính bằng tháng mà theo năm. Nhưng hệ thống định mức áp dụng không phù hợp với thực tế khiến nhà thầu phải chi trả bù đắp; nhiều hạng mục thi công mới chưa cập nhật định mức. Những công ty xây dựng đã nhận thầu gần như làm hòa vốn, xong thì chậm thanh toán nhưng không thì tiền đâu “nuôi” nhân sự, các chi phí hoạt động cố định…” - KTS Ngô Tâm nói.

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC) Nguyễn Quốc Hiệp nhận định, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các cơ chế, thủ tục đầu tư đã được cải thiện khá nhiều. Về công tác GPMB và cơ chế thanh toán đã có tiến bộ hơn nên tiết kiệm rất nhiều thời gian cho nhà thầu. Tuy nhiên, vẫn còn khó khăn trong việc triển khai, đến từ việc chuẩn bị hồ sơ dự án, khảo sát, thiết kế dự toán… còn sơ sài chưa đảm bảo tiến độ và chất lượng, còn sai lệch nên trong quá trình triển khai thực hiện sẽ có thay đổi và từ đó phát sinh vấn đề. Thủ tục thanh toán trở nên phức tạp, mất thời gian, các ban quản lý dự án, chủ đầu tư đều rất ngại xử lý.

Đề cập đến các giải pháp, cần nhanh chóng điều chỉnh và bổ sung hệ thống đơn giá định mức hiện nay. Lãnh đạo VACC cho rằng cần có kế hoạch rà soát phân loại các đơn giá, định mức để có kế hoạch bổ sung ngay trong quý I/2023 cho kịp triển khai dự án hiện nay. Bổ sung ngay các định mức chuyên ngành giao thông vào hệ thống định mức xây dựng làm cơ sở áp dụng cho những gói hạ tầng.

Cùng với đó, cần có quy trình phân cấp, phân quyền cụ thể và quy định rõ ràng cho các ban quản lý dự án, chủ đầu tư để xử lý việc điều chỉnh, giải quyết việc phát sinh, điều chỉnh gói thầu song song với việc tập trung cải thiện chất lượng hồ sơ khảo sát, thiết kế, dự toán của gói thầu. Cùng với đó, nghiên cứu ban hành cơ chế tổng thầu, cơ chế liên danh, cơ chế xét thầu phù hợp cho các gói thầu xây dựng hạ tầng lớn sắp đến như sân bay Long Thành…, để tập hợp được sức mạnh của các nhà thầu Việt Nam.

Dự báo, năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường cả về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội. Trong bối cảnh đó, khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công có vai trò hết sức quan trọng, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần phát triển nhanh và bền vững.

1 Likes

Thách thức hấp thụ hơn 700 nghìn tỷ vốn đầu tư công trong năm 2023

Hoàng Lan -

Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng số vốn trên 700.000 tỷ đồng, tăng khoảng 25% (khoảng 140.000 tỷ đồng) so với kế hoạch năm 2022 và tăng khoảng 260.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2021 (năm đầu tiên của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025). Nếu không có giải pháp căn cơ ngay từ bây giờ, sẽ rất khó để số vốn trên được hấp thụ hết…

Ảnh minh hoạ.

Năm 2023 cũng là năm phải giải ngân toàn bộ số vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Trong khi đó, tỷ lệ giải ngân đầu tư công các năm qua rất bấp bênh. Đây không phải là vấn đề mới mà đã bàn nhiều, nói nhiều nhưng chưa giải quyết được căn cơ.

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2022, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng dẫn chứng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp qua các năm: Năm 2017, đầu tư công giải ngân đạt 73%, năm 2018 tỷ lệ này giảm xuống 66%, năm 2019 là 67%, năm 2020 là 82%, năm 2021 là 72%, 11 tháng năm 2022 mới đạt trên 53,8%.

Theo ông Nguyễn Duy Hưng, các bộ, ngành, địa phương có báo cáo Chính phủ, trong đó nêu 25 - 30 khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công.

Trong đó, chia ra 3 nhóm lĩnh vực.

Nhóm thứ nhất là thể chế, pháp luật chính sách thiếu đồng bộ, quy định phức tạp về ngân sách, đất đai, đấu thầu, môi trường, giải phóng mặt bằng…

Nhóm thứ hai là tổ chức thực thi, cùng hệ thống pháp luật như nhau, nhưng có tỉnh rất tốt, có bộ, ngành, địa phương còn kém. Chẳng hạn như: Thanh tra Chính phủ có tỷ lệ giải ngân đạt 100%, Tiền Giang đạt 82%… trong khi đó có 12 bộ và 1 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt rất thấp (hơn 30%). Thực tế này cho thấy, quá trình tổ chức thực thi của các cơ quan cũng là một trở ngại, cần sự quyết tâm vào cuộc trong việc quyết liệt triển khai đầu tư công.

Nhóm thứ ba là các yếu tố khách quan, đặc thù trong năm 2022 xuất hiện ngoài dự báo như giá nguyên vật liệu, cước phí vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng cao…

Đưa ra giải pháp tổng thể chung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng các bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới cần làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, kiểm tra, rà soát từng dự án bố trí kế hoạch vốn năm 2023, đặc biệt là các dự án khởi công mới, lựa chọn dự án đủ thủ tục đầu tư, đáp ứng điều kiện bố trí vốn theo quy định, nâng cao tính sẵn sàng và tính khả thi, khả năng triển khai thực hiện dự án. Đồng thời, khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch vốn năm 2023 cho các nhiệm vụ, dự án trước ngày 31/12/2022 để có thể giải ngân từ ngày đầu, tháng đầu của năm 2023.

Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công, xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định…

Bên cạnh đó, các chuyên gia đề xuất Chính phủ nhanh chóng chỉ đạo bộ/ngành liên quan nhanh chóng rà soát phân loại các đơn giá, định mức để có kế hoạch bổ sung ngay trong quý 1/2023 cho kịp triển khai các dự án hiện nay. Bổ sung ngay các định mức chuyên ngành giao thông vào hệ thống định mức xây dựng làm cơ sở áp dụng cho các gói hạ tầng.

Cần xây dựng quy trình phân cấp, phân quyền cụ thể và quy định rõ ràng cho các ban quản lý dự án, chủ đầu tư để xử lý việc điều chỉnh, giải quyết các việc phát sinh, điều chỉnh các gói thầu song song với việc tập trung cải thiện chất lượng hồ sơ khảo sát, thiết kế, dự toán của các gói thầu.

Cùng đó, nghiên cứu ban hành cơ chế tổng thầu, cơ chế liên danh, cơ chế xét thầu phù hợp cho các gói thầu xây dựng hạ tầng lớn để tập hợp được sức mạnh của các nhà thầu Việt Nam.

1 Likes

Cổ phiếu đầu tư công, kỳ vọng năm 2023

Tác giả Thành Nguyễn / Đặc san Doanh nghiệp niêm yết 2022

(ĐTCK) Đầu tư công được coi là động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong trung hạn, trước mắt sẽ mang lại triển vọng cho nhóm nhà thầu xây dựng.

Cảm hứng đầu tư công

Đây là điểm chung mà người viết ghi nhận được qua quá trình tương tác với các thành viên thị trường gần đây. Nhiều quan điểm cho rằng, việc dồn lực cho các dự án đầu tư công quy mô lớn như sân bay, hạ tầng giao thông, cao tốc và đường vành đai sẽ giúp nhóm nhà thầu xây dựng hạ tầng nói chung, các doanh nghiệp nhóm này đã niêm yết nói riêng được hưởng lợi.

Theo số liệu Chính phủ báo cáo Quốc hội, dự kiến kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 là 726.684 tỷ đồng, tăng 34% so với kế hoạch năm 2022. Trong đó, 383.403 tỷ đồng từ vốn ngân sách trung ương, 343.281 tỷ đồng từ vốn ngân sách địa phương. Hiện tại, Chính phủ phấn đấu năm 2022 sẽ giải ngân 95% kế hoạch. Mục tiêu giải ngân năm 2023 cũng sẽ ở mức này.

Nguồn vốn khổng lồ đổ vào đầu tư các dự án đang mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nhóm đầu tư công, kỳ vọng sẽ tạo hiệu ứng lan toả đến nhiều ngành nghề khác như xây dựng, bất động sản.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết, các dự án đầu tư công thường có hiệu ứng lan toả tốt, kích thích phát triển kinh tế cho các địa phương, thậm chí cả một vùng. Dòng tiền sẽ đi theo các dự án lớn, các dự án đầu tư dài hạn của Chính phủ. Đi kèm với đó, cổ phiếu nhóm đầu tư công sẽ được hưởng lợi.

Bà Nguyễn Ngọc Linh, Giám đốc tự doanh, Công ty Chứng khoán DNSE nhận định, đầu tư công sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế năm 2023.

Hạ tầng giao thông là nhóm ngành được ưu tiên giải ngân đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025. Việc phân bổ vốn cho phát triển hạ tầng giao thông sẽ tiếp tục được chú trọng, dự báo chiếm 52% tổng vốn đầu tư từ ngân sách trung ương.

Dự báo, cổ phiếu nhóm ngành hưởng lợi từ đầu tư công trong 2 - 3 năm tới sẽ có diễn biến tích cực hơn bao giờ hết.

Bà Linh tin tưởng, công tác giải ngân cho đầu tư công sẽ có những bước tiến mới khi tình trạng thiếu đá xây dựng và đất đắp được giải quyết, Chính phủ cấp phép khai thác cho các mỏ mới, giá nguyên vật liệu được dự báo giảm từ quý IV/2022, nhiều dự án hạ tầng giao thông đang hoàn thành công tác chuẩn bị và bắt đầu thi công các hạng mục.

Đầu tư công được đẩy mạnh sẽ là tiền đề kéo theo sự tăng trưởng của các nhóm ngành liên quan như xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng, hạ tầng viễn thông… Nhu cầu vật liệu xây dựng lớn tại các dự án sẽ tác động tích cực đến nhóm doanh nghiệp thép xây dựng, nhựa đường và xi măng trong quý cuối năm 2022. Trong khi đó, nhóm hạ tầng viễn thông cũng sẽ được hưởng lợi từ gói hỗ trợ kích thích 10.386 tỷ đồng, góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế.

Ngoài ra, theo chuyên gia DNSE, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI quy mô lớn, với lĩnh vực hút vốn chính là bất động sản và khu công nghiệp. Do đó, các dự án đầu tư chất lượng cao, các khu kinh tế được hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhà xưởng theo chất lượng quốc tế tích cực triển khai trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Đồng quan điểm, ông Đình Chương, Giám đốc DC Stock nhận xét, từ khi Nhà nước có các gói kích thích kinh tế, nhóm đầu tư công được xem là động lực thúc đẩy chính cho nền kinh tế. Tuy nhiên, với một số dấu hiệu bất ổn trong năm 2022 và giá nguyên vật liệu tăng cao, các gói giải ngân đầu tư công tính đến cuối tháng 10 nhìn chung không đạt kế hoạch. Sang năm 2023, giá nguyên vật liệu đầu vào được dự báo có xu hướng giảm sẽ là nền tảng để các dự án đầu tư công sớm được triển khai. Đầu tư hạ tầng vẫn được xem là xu hướng tại Việt Nam, khi dòng vốn FDI tiếp tục tăng mạnh, đòi hỏi hạ tầng giao thông phải được đáp ứng.

Sáng cửa cho cổ phiếu liên quan

Cổ phiếu đầu tư công, kỳ vọng năm 2023 ảnh 1
Nhiều dự án đầu tư công đang được đẩy mạnh triển khai

Với cái nhìn lạc quan, bà Linh cho rằng, cổ phiếu nhóm ngành hưởng lợi từ đầu tư công trong 2 - 3 năm tới sẽ có diễn biến tích cực hơn bao giờ hết. Năm 2023 mới thực sự là năm mà các dự án đầu tư công được thúc đẩy sau sự trì trệ do đại dịch, giá nguyên vật liệu leo cao và độ trễ của các gói kích thích kinh tế phát triển hạ tầng từ năm 2021.

Theo đó, nhà đầu tư nên chú ý đến cổ phiếu của những doanh nghiệp mà ngành nghề liên quan chặt chẽ tới đầu tư công, kết quả hoạt động ít phụ thuộc vào kênh bất động sản do thanh khoản của thị trường này được dự báo sẽ suy giảm trong giai đoạn cuối năm nay và kéo dài sang cả năm sau. Những doanh nghiệp đang dồn quá nhiều nguồn vốn vào việc phát triển bất động sản cũng sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới.

“Ở thời điểm hiện tại, với tình hình biến động chung của thị trường chứng khoán Việt Nam, các cổ phiếu đầu tư công đang được định giá ở vùng hấp dẫn. Đây là sẽ cơ hội cho những nhà đầu tư yêu thích nhóm ngành này, với triển vọng dài hạn tính bằng vài năm”, bà Linh nói.

Theo bà Linh, trong bối cảnh lạm phát có xu hướng tăng, Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất là tiền đề để nhóm ngành đầu tư công được hưởng lợi và phát triển. Cụ thể, khi lạm phát tăng, lãi suất tăng dẫn đến việc chi tiêu cho các sản phẩm và dịch vụ từ người dân giảm sút, đồng thời chi tiêu cho việc đầu tư của doanh nghiệp để mở rộng sản xuất cũng dần thu hẹp. Do đó, thúc đẩy tăng trưởng GDP trong giai đoạn này sẽ phụ thuộc nhiều vào sự gia tăng của chi tiêu Chính phủ, trong đó, đẩy mạnh đầu tư công, phát triển hạ tầng xây dựng và giao thông sẽ trở thành trọng điểm.

Còn theo ông Chương, các cổ phiếu trong nhóm đầu tư công phụ thuộc không nhỏ vào diễn biến của nền kinh tế, đặc biệt là các chính sách của Chính phủ. Trong những giai đoạn nền kinh tế cần động lực tăng trưởng thì nhóm đầu tư công sẽ phát triển mạnh. Ngoài ra, phần lớn cổ phiếu nhóm đầu tư công là của các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xây dựng, nên tính chu kỳ càng biểu hiện rõ.

Vẫn theo ông Chương, khi đầu tư cổ phiếu nhóm đầu tư công thì điều đầu tiên và quan trọng nhất là nhà đầu tư phải hiểu rõ về doanh nghiệp, từ đó mới biết được tính chu kỳ của cổ phiếu biểu hiện như thế nào. Biết được thời điểm doanh nghiệp bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh sẽ đón đầu con sóng chu kỳ, nâng cao hiệu quả đầu tư. Các cổ phiếu này đặc biệt liên quan đến nền kinh tế nên nhà đầu tư cũng cần hiểu và đánh giá được tình hình vĩ mô trong từng giai đoạn để có quyết định đầu tư phù hợp.

Mấy ô kẹp nặng bđs đang ngáo. Cp bđs 5 năm nữa chưa chắc đã có sóng, tới đây năm 2023 2024 sẽ thấy rất nhiều dn bđs phá sản

2 Likes

Bơm tiền qua ĐTC là gián tiếp cứu BĐS đấy. Ôm cổ bđs giá đáy lo mịe gì :rofl:.

Vni 900 khả năng là đáy dài hạn rồi

2 Likes

Dig dxg vay nợ thấp sao phá sản được?


Nói nhiều lại thừa, cho tôi gửi ké cái hình ở đây, ăn tết xong t lấy lại sửa thành 500k là rẻ rách!

3 Likes

Trc tiên là mấy thằng đình đám như HPX NVL PDR…

1 Likes

Giờ chym lợn bđs ngợp trời, và họ chỉ thấy 1 mặt của vấn đề thôi (con nít cũng biết mà cứ nhai đi nhai lại suốt) cứ tưởng mình khôn. Đầu tư cần quá trình tư duy chiều sâu và có tầm nhìn xa trông rộng chứ đâu mà dễ thấy vậy ư???
Thôi thì tùy, tầm ở đâu thì kiếm tiền ở đó vậy! Tôi có nói bao nhiêu thì vẫn có nhiều chym lợn không tiếp thu được tư duy tầm này đâu…

Rồi sẽ được cơ cấu tái cấu trúc thôi bác.

2 Likes

Tôi không hô hào hay chê bai cổ phiếu nào, vì khó khăn ngắn hạn thôi. Tôi chỉ chia sẽ tầm nhìn trung dài hạn thôi, ae nào nghe được bao nhiêu thì nghe. Mỗi người đều có duyên số khác nhau. Mở miệng ra thì chym lợn và não ngắn thì làm sao nhìn xa được.

dả tiền múc đá dòi mấy chú. :laughing:

1 Likes

Drh lên 250k

2 Likes