Thị trương đang dowtrent, đã tạo đáy đâu mà đánh trung với dài hạn bác. Vni xấu quá nó chỉnh về thủng 900 lúc đó CP bđs chia đôi so với giá hiện tại hoặc về giá trà đá thì đầu tư bao giờ có lãi. Đừng cãi lại TT ăn vả gẫy răng đó
kkk hôm nay nhỏ lẻ chym sợ cành canh cắt ngay bẹn đấy, mai mốt thị trường cân bằng lại bác sẽ thấy dòng hưởng lợi ĐTC phi, bđs thì tôi cứ túc tắc gom dần dần cho cuối năm thôi, nó càng giảm tôi càng mua đấy, theo tôi dự hết tháng này dòng bđs sẽ chuẩn bị có tin vui thôi
Thị trường bất động sản năm 2023: Kỳ vọng niềm tin sẽ phục hồi
Tác giả:Trần Nam 8 giờ trước
(BĐT) - Các chuyên gia kỳ vọng, năm 2023, thị trường bất động sản (BĐS) sẽ khởi sắc hơn khi các bất cập, chồng chéo, cản trở việc triển khai các dự án BĐS và dòng tiền trên thị trường này đã được nhận diện để xử lý.
Biến động của thị trường bất động sản năm 2023 phụ thuộc rất lớn vào kết quả hành động của các tổ công tác, hiệu quả thực thi các chính sách hỗ trợ. Ảnh: Nhã Chi
Tại Diễn đàn Dự báo thị trường BĐS 2023 được tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua, nhiều chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp (DN) cho rằng, phần lớn các khó khăn nội tại của thị trường BĐS đã được nhận diện, trong đó khó khăn lớn nhất là nguồn tiền, lực cầu giảm…
Ngay khi xuất hiện vấn đề, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ có hàng loạt chỉ đạo quyết liệt và kịp thời. Đặc biệt, Thủ tướng đã ban hành 4 công điện liên quan đến các vấn đề nóng như tín dụng, trái phiếu DN, BĐS và lao động. Đồng thời, Thủ tướng đã quyết định thành lập 3 tổ công tác liên quan đến thanh khoản tín dụng, xử lý khó khăn của thị trường BĐS và các vấn đề liên quan đến trái phiếu DN… Mới đây, Ngân hàng Nhà nước quyết định nới hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2022 thêm 1,5 - 2%, giúp DN có cơ hội tiếp cận vốn. Những động thái này được các chuyên gia và cộng đồng DN đánh giá là quyết liệt và kịp thời.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, ngay sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tâm lý của DN và thị trường dần được hồi phục, vững tâm hơn. “Những động thái của Thủ tướng, của các bộ, ngành chắc chắn sẽ giúp thị trường khởi sắc trở lại, không bùng nổ như trước mà sẽ ổn định và phát triển bền vững hơn”, ông Đính nhận định.
Dự báo về triển vọng phục hồi của thị trường BĐS trong năm 2023, đa số ý kiến tại Diễn đàn đều bày tỏ lạc quan, tin tưởng. Dù năm 2023 kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng các tổ chức quốc tế vẫn cho rằng Việt Nam sẽ tăng trưởng cao hơn so với thế giới.
Theo ông Trần Kim Chung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), năm 2023, Việt Nam có rất nhiều động lực để thị trường BĐS phát triển tốt hơn. Trong bối cảnh dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có triển vọng gia tăng chính là cơ hội tốt để phát triển thị trường BĐS công nghiệp. Du lịch hồi phục sẽ kéo nhu cầu thị trường đi lên. Thị trường tín dụng, chứng khoán đang tăng trở lại sẽ gia tăng lượng tiền vào thị trường. Nguồn vốn huy động từ trái phiếu cũng sẽ ít khó khăn hơn khi chính sách được sửa đổi theo hướng thuận lợi…
Ông Nguyễn Văn Đính dự báo, trong quý I/2023, thị trường BĐS sẽ thoát khỏi tình trạng suy thoái, nhưng vẫn còn trầm lắng do trùng vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2023 và quá trình chuẩn bị, triển khai thủ tục pháp lý của các dự án cần có thêm thời gian. Nhưng bước sang quý II - III/2023, thị trường sẽ dần hồi phục, phát triển lành mạnh, minh bạch và chuẩn mực hơn.
Từ góc độ thể chế, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, theo kế hoạch, 3 đạo luật quan trọng liên quan đến thị trường BĐS dự kiến được thông qua vào cuối năm nay là Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) sẽ là khung pháp luật hỗ trợ cho thị trường phát triển. Nghị định 65/2022/NĐ-CP liên quan đến kênh dẫn vốn trái phiếu DN cũng đang được sửa đổi, bổ sung…
Biến động của thị trường BĐS năm 2023 phụ thuộc rất lớn vào kết quả hành động của các tổ công tác, hiệu quả thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân… Nếu hành động nhanh và không có đột biến (lượng kiều hối, dòng tiền tư nhân…) thì 3 tháng nữa, hoặc phải mất 6 tháng mới có chuyển biến mạnh.
Theo ông Hiếu, nếu có thể giải quyết trong tầm nghị định hoặc cần ban hành một luật sửa nhiều luật, Chính phủ có thể đề xuất thực hiện ngay trong kỳ họp Quốc hội bất thường cuối năm. Đặc biệt, đối với những dự án dang dở, còn vướng mắc thủ tục pháp lý, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung rà soát, tháo gỡ; hay nới lỏng các điều kiện chuyển nhượng trong hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A), tái cấu trúc DN BĐS hoạt động kém hiệu quả; hoàn thiện khung pháp lý thuận lợi cho hoạt động phá sản nhằm tạo điều kiện cơ cấu lại DN, tránh ách tắc nguồn lực.
DN cũng phải chủ động có biện pháp tự cứu mình, cầm cự, vượt qua khó khăn. Để tránh sự lệ thuộc quá lớn vào nguồn vốn tín dụng, ông Chung nhấn mạnh, cần phát triển các dòng vốn phái sinh như quỹ tín thác, quỹ tiết kiệm tương hỗ… Các dòng vốn được mở rộng sẽ tạo cơ hội cho DN.
Ở góc độ DN, nhiều ý kiến cho rằng, bản thân DN cũng phải cấu trúc lại phân khúc thị trường, cơ cấu sản phẩm và chiến lược giá hợp lý, thời hạn và phương thức thanh toán… phù hợp, khả thi, thuận lợi cho khách hàng. “Nếu thúc đẩy được các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, lượng giao dịch tăng sẽ kích hoạt trở lại các dự án BĐS, kéo theo tái khởi động những ngành sản xuất, cung ứng hàng hóa”, ông Đính nhận định.
Chính xác luôn, hơn 10 tỉ USD trái phiếu đáo hạn trong năm 2023 và 2024. Hàng thì đóng băng không bán được.
Năm 2023: Dòng tiền vào thị trường bất động sản sẽ tốt hơn?
Thanh Xuân -
Thị trường bất động sản năm 2023 dự báo có nhiều khởi sắc hơn nhờ những mặt tích cực từ chính sách pháp luật đất đai, nhà ở mà đặc biệt là tín dụng…
Các chuyên gia dự báo thị trường bất động sản sẽ sớm đón “bình minh”.
Phát biểu tại diễn đàn “Dự báo thị trường bất động sản 2023” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA) tổ chức, PGS.TS Trần Kim Chung, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho biết: Năm 2023, các luồng tiền vào thị trường bất động sản cho thấy tín hiệu tích cực.
TÍN DỤNG NĂM 2023 SẼ TỐT HƠN NĂM NAY
Theo PGS.TS Chung, luồng tiền thứ nhất là tín dụng năm 2023 sẽ tốt hơn năm nay nhờ quyết định nới thêm hạn mức tín dụng từ 1,5-2% cho ngân hàng thương mại để tạo đà giúp doanh nghiệp vận hành. Sang năm 2023 tín dụng chắc chắn không giảm.
Luồng tiền thứ hai là chứng khoán có xu hướng tăng sẽ cung cấp một lượng tiền khổng lồ đi vào nền kinh tế và thị trường bất động sản. “Nếu chỉ tăng 25% thực sự rất tốt nhưng cũng có thể tăng lên đến 30%, 40% thậm chí 50%, vì khi đã xuất hiện đỉnh, khả năng vượt đỉnh có thể xảy ra”, ông Chung nói.
Bên cạnh đó, luồng tiền thứ ba là trái phiếu đang dần phục hồi. Năm 2023, còn một lượng trái phiếu đáo hạn nhưng nếu được phản ứng bằng những chính sách kịp thời, vấn đề sẽ được kiểm soát.
Luồng tiền thứ tư là kiều hối vẫn ổn định. Việt Nam thuộc nhóm 10 nước nhận kiều hồi lớn nhất thế giới, trong đó ước tính 25% lượng kiều hối đầu tư vào bất động sản nói chung.
Luồng tiền thứ năm, là từ các nhà đầu tư tiềm năng không hạn chế với tâm lý “có tích luỹ sẽ đầu tư đất đai, nhà ở”.
Ngoài ra, những luồng tiền còn lại bao gồm: việc doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã dần vượt qua thời điểm khó khăn; M&A tiếp tục tăng; nhiều nhà đầu tư chiến lược mới xuất hiện có thể xem như sếu đầu đàn làm thay đổi cục diện của một địa phương, một vùng kinh tế cũng ở mức ổn định…
Đặc biệt, ông Chung cho rằng, năm 2023, luồng tiền đến từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài “vô cùng tươi sáng”. Vì hơn 200 đại diện cấp cao của các công ty đầu tư hàng đầu bình chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất, nhì trong nhóm các thị trường mới nổi, đồng thời lần đầu tiên Việt Nam lọt vào Top 20 nền kinh tế về thu hút FDI trên thế giới.
Chia sẻ thêm về luồng vốn FDI, ông Neil MacGregor, Giám đốc Điều hành Savill Việt Nam, thừa nhận Việt Nam được rất nhiều nhà đầu tư quốc tế quan tâm. “Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút FDI, tới nay, Việt Nam đã tiếp nhận đầu tư từ 140 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, dẫn đầu với nhóm ngành sản xuất - chế tạo và bất động sản. Cần phải khẳng định đây là một trong những nguồn lực quan trọng, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi đặt vào bối cảnh hiện nay”, ông Neil MacGregor nói.
Về vấn đề này, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, đánh giá: “Dòng vốn ngoại ở Việt Nam đã giúp người dân nói chung cải thiện thu nhập, việc thu hút đầu tư FDI tại miền Bắc chiếm 37% và miền Nam, đặc biệt Đông Nam bộ chiếm 41% cũng ảnh hưởng nhiều tới thị trường bất động sản”.
TIẾP TỤC CÓ CHÍNH SÁCH KHƠI THÔNG DÒNG CHẢY
Trước những triển vọng tích cực về các luồng vốn vào thị trường bất động sản, PGS.TS Trần Kim Chung cho rằng: Cần tiếp tục có chính sách khơi thông dòng chảy luồng tiền, thay vì hỗ trợ tài chính từ phía cung (người làm) sẽ chuyển sang phía cầu (người mua), với những điều kiện vay vốn ưu đãi nhất định dành cho một số đối tượng khách hàng cụ thể khi có giao dịch được thực hiện. Bên cạnh đó, hướng tới hỗ trợ thị trường chuyên nghiệp hơn, trưởng thành hơn, thực chất hơn.
Ngoài ra, về lâu dài, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bất động sản, cùng các chỉ báo thị trường bất động sản như: chỉ số giá đất, chỉ số giá nhà, chỉ số thị trường nhà…; huy động mọi nguồn lực tiềm năng; tăng cường minh bạch thị trường vì “Chúng ta luôn nói thị trường nóng nhưng không biết là 38 độ hay 42 độ”, ông Chung chia sẻ.
Bổ sung thêm, GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Quốc dân, đề nghị đẩy nhanh tiến độ phê duyệt cấp tín dụng đối với các dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn cao. Đồng thời, chủ động xử lý, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc cấp tín dụng vượt giới hạn cho phép các dự án trọng điểm quốc gia, dự án phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Đặc biệt, GS.TS Chương đề xuất nên rà soát đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay, trong đó có doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để cơ cấu lại nợ một cách phù hợp. Những khách hàng có phương án đầu tư, kinh doanh khả thi, có khả năng bán được sản phẩm thì tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại nợ và tiếp tục cho vay phục vụ sản xuất.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành tiêu chí cho vay đối với các loại bất động sản khác nhau, hạn chế tập trung tín dụng quá nhiều dự án bất động sản, nhà ở cao cấp, mà tập trung nguồn vốn tín dụng đầu tư vào dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại có hiệu quả cao, tiêu thụ tốt, đáp ứng nhu cầu thực của người dân.
“Nhu cầu thực là điểm sáng tháo gỡ khó khăn nên chủ đầu tư cần có chính sách bán hàng, tập trung phục vụ nhu cầu của đối tượng này. Qua đó cũng phần nào để dòng vốn được khơi thông”, ông Chương phân tích.
bán là mất cất là còn, thiên thời chiếu sáng tài khỏn
Bước sang năm 2023, thời điểm nào BĐS lấy lại đà?
BẢO ANH,
Mặc dù những khó khăn đang bao trùm BĐS nhưng niềm tin về sự phục hồi của thị trường trong ngắn hạn là có cơ sở.
Bước sang quý 2/2023, BĐS dần phục hồi
Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VaRS) tại diễn đàn mới đây.
Theo ông Đính, dự báo quý 1/2023, thị trường BĐS Việt Nam sẽ thoát khỏi tình trạng suy thoái, nhưng vẫn còn trầm lắng, do trùng vào thời điểm Tết Nguyên đán 2023. Nguồn cung thị trường vẫn hạn chế do quá trình chuẩn bị và triển khai các thủ tục pháp lý dự án cần thêm thời gian.
Bước sang quý 2, quý 32023, thị trường bất động sản sẽ dần phục hồi, phát triển lành mạnh hơn, minh bạch hơn và chuẩn mực hơn nhờ những bước tiến về môi trường pháp lý. Triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan cùng với đà tăng trưởng của các hoạt động thương mại, đầu tư, tiêu dùng, các vướng mắc trên dần được tháo gỡ… giúp thị trường lấy lại đà tăng.
Thời gian qua, một số động thái của Chính phủ với thị trường BĐS càng tạo niềm tin phục hồi. Đơn cử như trong 3 ngày liên tiếp, Thủ tướng Chính phủ đã ký 3 Công điện để chỉ đạo xử lý các vấn đề cấp bách của nền kinh tế và thị trường bất động sản. Đó là, Công điện số 1156 ngày 12.12.2022 “về cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế”; Công điện số 1163 ngày 13.12.2022 “về thị trường trái phiếu doanh nghiệp”; Công điện số 1164 ngày 14.12.2022 “về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở”.
“Những động thái của Chính phủ có thể sẽ mở ra những cơ hội thoát khó cho thị trường BĐS đến từ nhiều yếu tố”, ông Đính nhấn mạnh.
Các cuộc họp khẩn với doanh nghiệp địa ốc gần đây của lãnh đạo Sở, ban ngành cũng cho thấy những động thái hỗ trợ thị trường BĐS. Cụ thể, các bộ, ngành chủ động làm việc và cùng với các địa phương, doanh nghiệp trong việc rà soát khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện các dự án bất động sản; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương để giải quyết, tháo gỡ ngay các nội dung thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; đề xuất giải pháp cụ thể vượt thẩm quyền, nhất là các giải pháp cần thiết, cấp bách để tháo gỡ khó khăn kịp thời, vượt qua thách thức, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Bên cạnh đó, các bộ ngành rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật theo thẩm quyền còn chồng chéo, bất cập gây cản trở trong triển khai thực hiện dự án bất động sản thuộc lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản; sớm ban hành các văn bản về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và khu đô thị.
Cũng theo vị này, ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, qua nắm bắt thông tin từ các doanh nghiệp hội viên, cho thấy tâm lý của doanh nghiệp và thị trường đang dần được phục hồi, vững tâm hơn để vượt qua thách thức. Các doanh nghiệp bất động sản, cũng như ngành nghề liên quan đang tích cực, chủ động cơ cấu lại các phân khúc khách hàng, các sản phẩm, giá cả, thời hạn thanh toán… phù hợp, khả thi, thuận lợi cho khách hàng, nhất là những ai có nhu cầu thực.
Những rủi ro của thị trường BĐS còn phải đối mặt là gì?
Chia sẻ trên báo chí, PGS.TS Trần Kim Chung , Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã chỉ ra 5 rủi ro cho thị trường BĐS năm 2023.
Thứ nhất là rủi ro kinh tế quốc tế. Kinh tế thế giới đang tiềm tàng những bất ổn. Vấn đề là khi nào thì khủng hoảng nổ ra, liệu quy mô cuộc khủng hoảng lớn thế nào? Đó là những rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.
Thứ hai là rủi ro kinh tế vĩ mô. Ông Chung cho rằng lạm phát, lãi suất và tỷ giá có tiếp tục tăng hay không? Tín dụng đối với thị trường bất động sản có tiếp tục bị kiểm soát hay không? Đầu tư công có tiếp tục giải ngân thấp hay không? Đầu tư nước ngoài có biến động thế nào? Vấn đề xuất nhập khẩu, nhất là xăng dầu được quản lý thế nào? Đó là những rủi ro kinh tế vĩ mô tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản.
Thứ ba là rủi ro thị trường. Thị trường bất động sản đang điều chỉnh theo hướng đi xuống. Nếu không có chính sách nào đặc biệt, thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh xuống cho tương ứng với khoản tài chính đã bị rút khỏi hiện trường do các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn.
Thứ tư là rủi ro đối tác. Ngoài những rủi ro như các năm, hiện nay xuất hiện thêm rủi ro phái sinh là một số doanh nghiệp bị phong tỏa tài sản do liên quan đến các doanh nghiệp đang gặp các vấn đề pháp lý. Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác đang có những diễn biến tài chính khó khăn.
Thứ năm là rủi ro chính sách. Theo ông Chung, các vấn đề liên quan đến chính sách tín dụng, lãi suất, tỷ giá… nếu thay đổi theo hướng tăng cao hơn nữa sẽ tác động đến thị trường bất động sản.
Đặc biệt, trong năm 2023, Luật Đất đai, Luật nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản sẽ được thông qua. Trong đó, thuế nhà đất (hoặc thuế tài sản) sẽ được đưa ra và thị trường bất động sản - một khách hàng tiềm năng của các luật này, sẽ bị ảnh hưởng. Chính sách đầu tư, nhất là đầu tư tư nhân có định hướng hỗ trợ mạnh cho thị trường bất động sản hay không…
Cùng quan điểm, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, cần nhìn nhận thực tế rằng bức tranh hồi phục ấy không chỉ toàn những gam màu sáng. Theo ông Khương, thị trường BĐS vẫn đối mặt với một số khó khăn chính như:
Thứ nhất là vấn đề nguồn cung hạn chế, các sản phẩm mới trên thị trường chủ yếu có giá trị cao.
Thứ hai là về góc độ tài chính bao gồm việc hệ thống ngân hàng thắt chặt tín dụng; Bộ Tài chính tăng cường kiểm soát trái phiếu doanh nghiệp; và lãi suất tăng cao.
Thứ ba, ở góc độ phát triển dự án, tình trạng tắc nghẽn pháp lý diễn ra trong thời gian dài gây khó khăn cho nguồn cung thị trường, ảnh hưởng đến phương án tài chính của chủ đầu tư dẫn đến giá thành tăng.
Thứ tư là quỹ đất phát triển dự án rất hạn chế, làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển dự án mới của các chủ đầu tư.
Theo vị chuyên gia này, thị trường bất động sản vẫn còn những vấn đề như quỹ đất hạn chế, vấn đề tài chính và pháp lý, dẫn đến giá trị sản phẩm bán ra có xu hướng tăng dần.
Đánh giá của chuyên gia Savills cho thấy trên bình diện của một nền kinh tế, việc Nhà nước thắt chặt tín dụng và lãi suất ngân hàng tăng sẽ ảnh hưởng đến tất cả ngành nghề, bao gồm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng…. Thực tế, thị trường bất động sản đã đối mặt với khó khăn về mặt pháp lý trong nhiều năm qua, do đó TS Sử Ngọc Khương cho rằng vấn đề tài chính chỉ là một yếu tố khiến tình trạng này khó khăn thêm.
“Để thị trường có thể phục hồi mạnh mẽ trở lại cần phải có hỗ trợ về pháp lý trong việc phát triển dự án cho các doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới, những nút thắt này sớm được tháo gỡ để tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư cũng như giải quyết được bài toán về nhà ở cho đại bộ phận người dân, giúp họ có thể tiếp cận với ước mơ sở hữu nhà ở với mức giá hợp lý hơn”, ông nhấn mạnh.
Trong bối cảnh đó, thị trường bất động sản phải chịu những tác động kinh tế này, theo ông Khương năm 2023 thị trường sẽ chuyển biến khá thận trọng.
Thị trường chứng khoán sẽ đi trước thực tế 3 tháng nhé người ae!
Còn mấy tin tung hứng bđs thì còn chết dài. Khi nào tất cả cùng viết bđs đóng băng, vỡ nợ thì lúc đó xem xét mua đc. 3000kg tưởng kinh nghiệm nhưng còn non lắm, đi lấy mấy tin lá cải ra hô hào thì chết rồi
Cập nhật: 10:33, Thứ 2, 26/12/2022
Nới room tín dụng, tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản
(ANTV) - Sau hơn 2 năm xảy ra đại dịch Covid-19 chưa kịp phục hồi, thị trường bất động sản lại tiếp tục đối diện với những khó khăn do chính sách kiểm soát chặt chẽ dòng vốn, chứng khoán sai quy định và việc tăng lãi suất tiền vay, tiền gửi của hệ thống ngân hàng… đã có tác động trực tiếp đến sự giảm sút về nguồn cung sản phẩm trên thị trường ở hầu hết các phân khúc. Trong khi đó giá tăng cao vượt quá sức mua của phần lớn người dân thu nhập thấp, trung bình.
Trong thời gian qua, lãi suất cho vay đã tăng rất nhanh. Hiện các ngân hàng đang cho vay với lãi suất trung bình 12,5 - 15%/năm, thậm chí có ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay ở kỳ hạn 12 tháng vượt quá mức 15%/năm. Điều này vô cùng khó khăn cho nhà đầu tư, đặc biệt người lao động muốn mua nhà trả góp. Do đó, trong những tháng cuối năm thị trường bất động sản gần như chững lại và không có nhiều biến động.
Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, mặc dù lãi suất tăng cao nhưng giá nhà ở các phân khúc cũng không hề giảm mà vẫn leo thang. Nhiều dự án nhà ở xã hội trước đây giá chỉ khoảng hơn 20 triệu/m2 thì hiện nay nhiều nơi lên hơn 30 triệu/m2. Nguyên nhân là bởi động thái “phanh” tín dụng vào bất động sản từ ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp, cũng như “siết” thuế bất động sản trong thời gian qua.
Để đẩy mạnh sự phát triển và phục hồi hoàn toàn của thị trường bất động sản trong thời gian tới. Bên cạnh những nỗ lực của doanh nghiệp, chủ đầu tư. Các bộ ngành, trung ương lẫn địa phương cần phải nghiên cứu xây dựng, trình chính phủ nhiều cơ chế, chính sách nhằm giảm thiểu sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm hàng hóa thị trường bất động sản, tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu thật của thị trường.
Ngân hàng nhà nước nới room tín dụng, thị trường BĐS được tiếp sức
Trước những khó khăn của kinh tế thế giới khiến cho nền kinh tế của Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng và bị tác động nặng nề, đặc biệt trong đó phải nói đến lĩnh vực bất động sản. Đứng trước thách thức đó, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho năm nay, với mức tăng 1,5-2%. Việc điều chỉnh, phần nào đã giúp cho các doanh nghiệp có thể tái đầu tư, phục hồi trở lại.
Trong bối cảnh chỉ còn gần 1 tuần nữa là hết năm, việc ngân hàng nhà nước nới room tín dụng thêm từ 1,5% - 2% được coi là tín hiệu vui cho rất nhiều doanh nghiệp, không chỉ riêng lĩnh vực kinh doanh, chứng khoán…mà đặc biệt là đối với thị trường bất động sản. Khi mà trong thời gian dài việc siết tín dụng khiến cho nhiều người khó tiếp cận được với các dự án.
Hiện nay, không ít dự án bất động sản đang triển khai dở dang gặp khó vì thiếu vốn. Còn ở phía người mua nhà để ở, nhiều trường hợp đã nộp 70-80% giá trị hợp đồng nhà. Họ còn thiếu 20-30% nữa để có thể nhận nhà. Do đó, việc nới room tín dụng lần này sẽ ít nhiều “tiếp sức” cho thị trường bất động sản đặc biệt hỗ trợ lớn cho người lao động mua nhà trả góp.
Có thể thấy, với các giải pháp đồng bộ được thực hiện quyết liệt cùng với sự phối hợp hiệu quả của các bộ ngành, địa phương, sự hỗ trợ tích cực từ Ngân hàng nhà nước thì thị trường bất động sản trong thời gian tới sẽ dần ổn định, hướng tới mục tiêu phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Bất động sản sẽ chiếm 22% GDP trong 10 năm tới?
Bất động sản sẽ chiếm 22% GDP trong 10 năm tới?
V.Dũng
(TBKTSG Online) – Đây là nội dung chủ cơ bản của báo cáo nghiên cứu khoa học được Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNRea) công bố mới đây. Theo đó, trong 10 năm tới tỷ trọng bất động sản trong nền kinh tế sẽ tăng lên gần 9 lần và sẽ chiếm 22% GDP.
Chiến lược phát triển thị trường bất động sản tới năm 2030 mưới được VNRea đề xuất. Ảnh minh họa: Dịu Nguyễn
Mới đây, VNRea đã công bố Đề tài khoa học “Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam – Vai trò và khuyến nghị chính sách”. Theo đó, đề tài đã lượng hóa quy mô tài sản bất động sản của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030 với tỷ trọng bất động sản sẽ tăng từ 205,26 tỉ đô la (khoảng 4,7 triệu tỉ đồng) lên 1.232,29 tỉ đô la (khoảng 28 triệu tỉ đồng).
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch VNRea, thị trường bất động sản có vai trò quan trọng bậc nhất đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Ở các nước phát triển, yêu cầu và định hướng khơi thông những nguồn lực tiềm năng và bền vững của thị trường bất động sản là một ưu tiên chính sách.
Chính vì thế, tỷ trọng bất động sản trong tổng số của cải xã hội ở các nước phát triển thường chiếm ít nhất trên 35% tổng tài sản vật chất của mỗi nước.
Ông Hà cho rằng, các hoạt động trên thị trường bất động sản chiếm gần 30% tổng hoạt động của nền kinh tế.
“Kinh nghiệm cho thấy, chỉ khi Chính phủ quan tâm đúng mức và có đánh giá chính xác về vai trò của thị trường bất động sản trong nền kinh tế thì thị trường bất động sản mới phát triển nhanh và bền vững, có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của quốc gia, không chỉ dưới phương diện GDP và tài sản quốc gia, mà còn là tác động lan tỏa đến những ngành kinh tế chủ đạo khác và giải quyết vấn đề việc làm, an sinh xã hội…”, Phó Chủ tịch VNRea cho biết.
Cụ thể, báo cáo đã lượng hóa quy mô tài sản bất động sản của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030. Theo đó, năm 2020, tỷ trọng bất động sản/tổng tài sản toàn nền kinh tế chiếm 20,8% (205,26 tỉ đô la/986,82 tỉ đô la); năm 2025 là 21,2% (462,7 tỉ đô la/2.183,09 tỉ đô la) và đến năm 2030 là 22% (1.232,29 tỉ đô la/5.601,31 tỉ đô la).
Dự báo về giá trị tăng thêm của ngành bất động sản năm 2020 ước đạt 484,9 ngàn tỉ đồng, chiếm 7,7 % GDP. Đến năm 2025, giá trị ước đạt 1.249,8 ngàn tỉ đồng, chiếm 9,72% GDP. Cuối cùng là năm 2030, giá trị ước đạt 3.428,7 ngàn tỉ đồng, chiếm 13,6% GDP.
Đề tài này cũng cho biết, khi nhu cầu sử dụng cuối cùng của ngành bất động sản mở rộng tăng 1 tỉ đồng sẽ kích thích giá trị sản xuất của các ngành còn lại là 0,772 tỉ đồng và lan tỏa tới giá trị tăng thêm là 0,191 tỉ đồng; ngành kinh doanh bất động sản tăng 1 tỉ đồng cho nhu cầu cuối cùng sẽ kích thích lan tỏa đến giá trị sản xuất 0,402 tỉ đồng và 0,12 tỉ đồng đến giá trị tăng thêm.
Trường hợp giá trị sản xuất của nhóm ngành bất động sản thay đổi giảm 10%, GDP sẽ giảm 1,24%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu ảnh hưởng mạnh nhất, giảm tới 0,86%, tiếp theo đó là các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,36%; du lịch giảm 0,35%; dịch vụ khác giảm 0,35%; ngành chịu ảnh hưởng giảm thấp nhất là Công nghiệp khai thác giảm 0,2%…
Nguồn: VNRea
Ngoài ra, Đề tài khoa học của VNRea còn phối hợp với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản, tài chính – ngân hàng, quy hoạch và pháp lý; nhằm đưa ra những dữ liệu khoa học, thực tiễn phục vụ cho hoạt động quản lý Nhà nước và sự tham gia thị trường bất động sản của các tổ chức, cá nhân liên quan. Trong đó, Hiệp hội cũng đề xuất 5 nhóm giải pháp cần thực hiện ngay gồm hoàn thiện thể chế và thủ tục hành chính; tín dụng; thuế; bảo hiểm xã hội; tiền ký quỹ dự án đầu tư.
Theo ông Đỗ Viết Chiến, Tổng thư ký VnREA, khi thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng, nền kinh tế cũng có nguy cơ rơi vào khủng hoảng. Trên thực tế, khủng hoảng của nền kinh tế thường xuất phát từ khủng hoảng của thị trường bất động sản. Và ngược lại, khi lĩnh vực này phục hồi, chính là dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng nền kinh tế như kinh nghiệm từ Mỹ và Thái Lan.
Trên cơ sở lý luận của Đề tài này, VNRea cũng đã gửi kiến nghị kèm toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu đến Chính phủ, cùng một số Bộ ngành khác, nhằm cung cấp tư liệu, thông tin, góc nhìn khoa học cho việc xây dựng chiến lược quốc gia tầm nhìn dài hạn. Từ đó, có chính sách cụ thể được thể chế hóa nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển minh bạch, lành mạnh và ổn định dài hạn.
“Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, hướng đến tầm nhìn 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển thịnh vượng, có thu nhập cao thì việc phát triển thị trường bất động sản hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia. Trong đó, việc coi du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo là những mũi nhọn và chú trọng nâng cao chất lượng, năng suất ngành nông nghiệp thông qua công nghệ cao và sản xuất quy mô lớn. Đây chính là điều kiện, mục tiêu và phương thức để bất động sản nông nghiệp phát triển”, ông Hà khẳng định.
Thị trường bất động sản Việt Nam mới hình thành phát triển 10-15 năm trở lại và ngày càng đóng góp vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, đó là ý kiếm của ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam khi nói về triển vọng lạc quan cho thị trường BĐS.
Cùng với đó, ông Hà phân tích, trước hết, thị trường BĐS góp phần cung cấp nhà ở, cơ sở hạ tầng cho đô thị. 10 năm qua, bình quân mỗi năm Việt Nam xây mới 60 triệu m2 nhà ở cung cấp chỗ ở đặc biệt khu vực đô thị. Theo tính toán, mỗi năm thị trường BĐS đóng góp 0,4 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế, tương đương 10% thu nhập quốc dân và 3% tăng trưởng GDP.
Ngoài ra, thị trường BĐS còn là đầu kéo thúc đẩy các thị trường khác phát triển như vật liệu xây dựng, tài chính, lao động. Như vậy, BĐS có tầm quan trọng rất lớn đối với phát triển kinh tế. Khi Chính phủ quan tâm và có cơ chế chính sách phù hợp thì thị trường BĐS phát triển lành mạnh hơn. Trong hai năm dịch bệnh vừa qua, có thể nói là quá khó khăn đối với thị trường BĐS, thậm chí có lúc phải đóng cửa công trường xây dựng, đặc biệt BĐS nghỉ dưỡng không có khách quốc tế lẫn trong nước kéo dài hàng năm.
ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 27/12 của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị tích cực cổ phiếu DHA, giá mục tiêu là 44.714 đồng/CP
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Các mỏ đá của Công ty cổ phần Hóa An (DHA – sàn HOSE) có trữ lượng lớn, thời hạn khai thác dài. Tổng trữ lượng còn lại khoảng 21 triệu tấn, công suất khai thác 1,6 triệu tấn/năm và thời hạn khai thác từ 6 - 15 năm. Điều này giúp dòng tiền từ hoạt động kinh doanh hằng năm dự báo khoảng 100 tỷ đồng đảm bảo khả năng chi trả cổ tức cao trong các năm tiếp theo.
Mỏ đá Thạnh Phú 2 rất quan trọng với DHA. Thạnh Phú 2 đem lại khoảng hơn 50% doanh thu và lợi nhuận sau thuế cho DHA. Công suất khai thác được cấp phép lớn nhất ở mức 818.000 m3/năm. Trữ lượng còn lại đạt 5,3 triệu m3 và thời hạn cấp phép đến 12/2028.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng DHA sẽ tiếp tục xin gia hạn cấp phép khai thác tại mỏ đá này trong các năm tiếp theo do: (1) đây là mỏ đá đóng góp lớn nhất vào kết quả kinh doanh cho DHA; (2) mỏ Thạnh Phú 2 mới khai thác đến độ sâu coste – 80m; và (3) DHA đã nhiều lần xin gia hạn cấp phép khai thác thành công trong quá khứ.
Mỏ đá Tân Cang 3 có trữ lượng đá còn lại lớn nhất trong các mỏ của DHA, ở mức hơn 10 triệu m3. Thời gian được cấp phép khai thác tới tháng 06/2037. Công suất được cấp phép khai thác hằng năm là 488.000 m3.
Mỏ Núi Gió có trữ lượng còn lại khoảng hơn 5,1 triệu m3 đá. DHA được cấp quyền khai thác đến 08/2038. Công suất khai thác hiện tại 300.000 m3/năm. Độ sâu khai thác – Coste của mỏ Núi Gió 50m và DHA có thể xin nâng độ sâu khai thác trong tương lai.
Hiệu quả kinh doanh tốt. Biên lợi nhuận hoạt động của DHA dao động từ 23 – 27%, cao so với các doanh nghiệp tương tự. Giá trị hàng tồn kho thành phẩm và khoản phải thu của DHA thấp.
Bảng cân đối kế toán lành mạnh. Tiền mặt và đầu tư tài chính của DHA đạt mức 317 tỷ, chiếm gần 60% cơ cấu tài sản. DHA không có khoản nợ vay ngắn và dài hạn. Vị thế tiền mặt cao giúp DHA hưởng lợi khi lãi suất tăng cao.
Tỷ lệ chi trả cổ tức DHA cao, trung bình ở mức 50 – 60% lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2017 – 2021. Tại ngày 22/12/2022, suất cổ tức nhận từ DHA đang rơi vào khoảng 14%/năm – cao nhất khi so với các doanh nghiệp tương tự, hấp dẫn khi so với mức lãi suất tiết kiệm 8 – 10% cho kỳ hạn 12 tháng tại Ngân hàng.
BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu DHA với giá mục tiêu là 44.714 đồng/CP, cao hơn giá đóng cửa ngày 22/12/2022 là 24%.
mỏ đá DHA bằng 1/50 VLB công ty cháu DRH
Để chuẩn bị cho cuộc chiến vĩ đại này chắc cần phải có tiềm lực khủng từ khối ngoại và thời gian ít nhất 6 tháng xây dựng kho đạn dược
Bất động sản vẫn thu hút được hơn 4 tỉ USD vốn ngoại
15:30 - 26/11/2022 0 THANH NIÊN ONLINE
Ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục đứng thứ hai trong các lĩnh vực thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 11 tháng năm 2022.
Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài vừa công bố, tính đến ngày 20.11, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đạt hơn 25,1 tỉ USD, bằng 95% so với cùng kỳ năm 2021, tăng 0,4 điểm phần trăm so với 10 tháng và tăng 10,3 điểm phần trăm so với 9 tháng.
Trong đó, tuy vốn đăng ký mới chưa hồi phục hoàn toàn sau sự gián đoạn của các biện pháp chống dịch năm 2021 và biến động địa - chính trị toàn cầu song cũng đang dần được cải thiện, vốn điều chỉnh tiếp tục tăng 18,9%. Đồng thời, điểm tích cực là vốn đầu tư giải ngân thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài đạt kết quả rất tích cực. Con số sau 11 tháng của năm 2022 là 19,68 tỉ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2021.
|Bất động sản thu hút được hơn 4 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài từ đầu năm đến nay
ĐÌNH SƠN|
Các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 19 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 14,96 tỉ USD. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 4,19 tỉ USD, tăng hơn 74% so với con số 2,4 tỉ USD vốn ngoại rót vào ngành bất động sản của cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy bất động sản Việt Nam vẫn đang thu hút sự quan tâm của khối ngoại.
Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với vốn đăng ký đạt lần lượt gần 2,26 tỉ USD và gần 1,03 tỉ USD…
Tính lũy kế đến ngày 20.11, cả nước có 36.109 dự án còn hiệu lực với tổng vốn FDI đăng ký trên hơn 437,5 tỉ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 271,3 tỉ USD, bằng 62% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 259,2 tỉ USD và lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với gần 66,2 tỉ USD, thứ ba là ngành sản xuất, phân phối điện với gần 38,3 tỉ USD.
Càng hy vọng, càng ôm cổ, gia tăng cổ càng chết nặng. Cứ để TT rơi, rơi đến khi nào ko rơi đc nữa và đi lên thì ta mua. Chống lại TT chỉ có chết bác ơi
mỗi người mỗi quan điểm, tuỳ theo tầm nhìn riêng thôi
ĐTC Bank Chứng Thép BĐS chiều nay sẽ xanh mạnh hết cho đến tết Tây nhé
Vĩ mô 2023 bắt đầu có chuyển biến tốt hơn!
Đây là điều mà Chym lợn sợ nhất nè! Các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất huy động xuống dưới 9,5%
Thu Thuỷ | 11:09 27/12/2022
Sau động thái “cảnh báo” của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định mặt bằng lãi suất huy động và thanh khoản hệ thống, nhiều ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động xuống dưới 9,5%/năm.
Nhiều ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất huy động xuống dưới 9,5%.
Ngày 15/12, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và các hội viên đã thống nhất đề xuất mức tối đa 9,5%/năm cho lãi suất huy động các kỳ hạn, bao gồm cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất, nhằm ổn định mặt bằng huy động, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống.
So với hồi cuối năm 2021, mặt bằng lãi suất huy động hiện đã tăng khoảng 3 - 4%/năm, trở về mức tương đương trước đại dịch Covid-19. Hiện lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng dao động từ 6,1 - 8,3%/năm; lãi suất huy động tiền gửi từ 12 tháng trở lên phổ biến với mức trên 9%/năm.
Sau cuộc họp này, nhiều ngân hàng rục rịch giảm lãi suất huy động. Ngày 20/12, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SaigonBank), sau thời gian dài niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống đã có bước chỉnh mạnh tay. Lãi suất cao nhất của ngân hàng này giảm từ 10,5%/năm xuống còn 9,5%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 13 tháng.
Lãi suất huy động các kỳ hạn 12 tháng và 6 tháng cũng giảm 0,4%/năm so với trước, xuống lần lượt là 9,4%/năm và 9,2%/năm.
Cùng ngày, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank) giảm lãi suất huy động xuống còn 5,65-5,9%/năm đối với kỳ hạn 1-3 tháng. Tại kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng, BaoVietBank giảm lần lượt xuống còn 8,8%/năm và 9,4%/năm.
Hai ngân hàng này, từng có lãi suất cao gần nhất hệ thống với mức lãi suất kỳ hạn 13 tháng từng niêm yết ở mức từ 10,2-10,5%/năm.
Trước đó, ngày 19/12, Ngân hàng số Cake by VPBank cũng đã đưa lãi suất huy động về 9,5% dành cho tất cả các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Sau văn bản chỉ đạo ngày 22/12 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi các trường hợp tổ chức tín dụng tiếp tục tăng lãi suất và có biện pháp xử lý đối với các tổ chức tín dụng này, rất nhiều tổ chức tín dụng đẫ đồng loạt giảm lãi suất huy động.
Tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVComBank) đã hạ lãi suất tiết kiệm với mức cao nhất là 9,7%/năm, hình thức tiết kiệm online cho kỳ hạn 18, 24 và 36 tháng, giảm 0,2%/năm so với trước. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng là 9,4%.
Phía Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank), lãi xuất huy động cao nhất cũng giảm từ 10%/năm về mức 9,2%/năm đối với sản phẩm tiền gửi kỳ hạn 12 tháng.
Hay ngân hàng MSN cũng điều chỉnh giảm 0,4% lãi xuất huy động ở tất cả các kỳ hạn. Kỳ hạn từ 13-36 tháng, mức lãi suất tiết kiệm giảm từ 9,4%/năm xuống còn 9%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm từ 9,3%/năm xuống còn 8,9%/năm; kỳ hạn 6-11 tháng giảm từ 9,2%/năm còn 8,8%/năm.
Hiện nay, đa số các ngân hàng nhỏ và vừa đều niêm yết mức lãi suất cao nhất là 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng trở lên và thấp hơn từ 0,1-0,3%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.