Dtc bds Lên đồng thuận, tay to cùng nhau đẩy giá lên theo vĩ mô
có thể cuối năm 2022 và đầu 2023 là chân sóng của con sóng thần này
khi hàng nhập đủ số lượng thì sẽ có đồng thuận
đầu tư ae đừng nôn nóng, tiền sẽ về với người kiên nhẫn nhé
Lãi suất huy động hạ nhiệt
Thái Phương. Ảnh: Bình An | 29/12/2022 13:54 A A
[Theo dõi Người Lao Động trên!
(NLĐO) – Lãi suất huy động bắt đầu dịu lại và mặt bằng lãi suất cho vay được yêu cầu giữ ổn định sẽ góp phần làm cuộc đua lãi suất đầu vào không còn “nóng”.
Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng thương mại đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Biểu lãi suất huy động cao nhất của các ngân hàng đã bắt đầu xuống dưới mức 9,5%/năm (bao gồm cả khuyến mại) như sự đồng thuận tại cuộc họp do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) chủ trì mới đây.
Tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), trong biểu lãi suất mới nhất, người gửi tiết kiệm sẽ nhận được mức lãi suất cao nhất là 9,2%/năm khi gửi dài hạn 36 tháng. Lãi suất kỳ hạn từ 6-11 tháng khi khách gửi tại quầy là 8,3%/năm và khách gửi tiết kiệm trực tuyến lãi suất cao hơn là 8,8%/năm.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank) cũng đưa các mức lãi suất huy động về dưới 9,5%/năm. Cụ thể, mức lãi suất 9,5%/năm chỉ dành cho kỳ hạn 13 tháng; còn kỳ hạn từ 6 tháng tới 12 tháng dao động từ 9,2 - 9,4%/năm, thay vì 10,5%/năm như biểu lãi suất gần nhất.
Lãi suất huy động đã dịu lại trong những ngày qua
Không chỉ lãi suất huy động, lãi suất cho vay cũng tiếp tục giảm khi một số ngân hàng liên tục công bố triển khai các gói tín dụng ưu đãi lãi suất hoặc giảm lãi suất cho vay dịp cuối năm với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất cho vay qua đêm tiếp tục giảm nhiệt khi đang được giao dịch quanh 3,36%/năm, giảm mạnh so với trước đó
Theo các chuyên gia phân tích, trong bối cảnh thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện và bớt căng thẳng hơn trước, cuộc đua lãi suất đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Một thông tin đáng chú ý được TS Phạm Thị Thanh Xuân, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng - Đại học Quốc gia TP HCM nêu ra tại tọa đàm “Triển vọng kinh tế 2023 - Thúc đẩy tăng trưởng từ nội lực” do Trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL) vừa tổ chức, là cuộc đua tăng lãi suất huy động của các ngân hàng đã đến lúc dừng lại.
Phân tích cho lập luận này, TS Phạm Thị Thanh Xuân nói rằng tại Báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV/2022 do UEL công bố cho thấy tăng trưởng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP HCM duy trì ở mức tăng 8% - mức ổn định như nhiều năm trước. Như vậy, quy mô vốn huy động không tăng đột biến phản ánh sức hút tiền nhàn rỗi từ dân cư không cao bất chấp các ngân hàng đã triển khai một cuộc “chạy đua” tăng lãi suất thời gian qua. Điều này cũng cho thấy dòng vốn huy động cơ bản chỉ dịch chuyển giữa các tổ chức tín dụng.
Cuộc đua lãi suất đầu vào đã đến lúc dừng lại và cần sự can thiệp về mặt hành chính của cơ quan quản lý là cũng cần thiết để tránh tác động tiêu cực tới kinh tế TP HCM nói riêng và cả nước. Bởi hệ lụy của việc dòng tiền nhàn rỗi “chạy vòng quanh” giữa các ngân hàng là chi phí vốn tăng lên, tác động tới lạm phát và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn" – TS Xuân nói.
Liên quan đến tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng cả nước, báo cáo của Tổng cục thống kê công bố ngày 29-12, cho thấy tính đến thời điểm 21-12, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 5,99% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 7,73%) và tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,87% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 12,53%).
Nền kinh tế Việt Nam xuất hiện hiện tượng ‘chưa từng có’ trong 20 năm
29/12/2022 | 14:02
TPO - “Hiện tại, dòng tiền đang chịu áp lực lớn, tổng cung tiền trong nền kinh tế đi ngang và giảm nhẹ cả năm qua. Đây là hiện tượng chưa bao giờ xuất hiện trong 20 năm qua” - ông Trần Ngọc Báu - Tổng giám đốc Công ty dữ liệu WiGroup - cho hay.
Trong khó khăn vẫn có cơ hội
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, dự báo từ các tổ chức tài chính thế giới đến các chuyên gia Việt Nam đều cho rằng, hiện nay nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn đến từ yếu tố bên ngoài chứ không đến từ nội tại của Việt Nam. Đáng chú ý là sự suy giảm tiêu dùngcủa các nước phát triển, còn một số yếu tố phụ như chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn tác động đến Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có những thuận lợi và cơ hội nhất định.
Những gì chúng tôi lo lắng từ hệ thống ngân hàng, kể cả trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước được kiềm chế. Nên điểm xấu của lãi suất, tín dụng cuối năm nay chúng ta lo lắng thì năm sau sẽ được tháo gỡ. Hiện nay, các nước đã và đang chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam khi chúng ta ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó, trong ba năm từ 2018 - 2021, sự chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc qua các nước Đông Nam Á đã giúp tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc đang từ 33% qua Mỹ giảm xuống 25%. Các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đã tăng từ 10 - 14%",ông Châu nói.
Nền kinh tế nội địa sẽ giảm khó khăn từ quý II/2023 và có sự tăng trưởng tích cực từ quý III.
Ông Hiển dự báo, năm 2023 lãi suất sẽ hạ nhiệt trong quý I và trở về ổn định vào cuối quý II. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ có nguồn tín dụng tăng dần với lãi suất tốt từ quý II trở đi. Xuất khẩu tiếp tục suy giảm trong quý I - II và sẽ phục hồi tăng vào quý III. Nền kinh tế nội địa sẽ giảm khó khăn từ quý II/2023 và có sự tăng trưởng tích cực từ quý III, với hiệu ứng đầu tư công và ổn định tài chính tiền tệ. Đồng thời thị trường bất động sản phục hồi nhẹ từ quý IV/2023 tập trung ở khu vực đô thị lân cận khu công nghiệp và khu vực hạ tầng đang đầu tư mạnh.
Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) - cho biết, Trung Quốc đã thay đổi chính sách “zero COVID” để mở cửa nền kinh tế. Điều này cũng là tin vui cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu và thị trường bất động sản.
Ngoài ra, trước các khó khăn của thị trường bất động sản, Ban chấp hành Trung ương đã có Nghị quyết 18 yêu cầu hết năm 2023 phải sửa đổi xong một số luật liên quan để đảm bảo đồng bộ, trong đó có Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản. Các luật này sẽ được thông qua trong cuối năm 2023 và có hiệu lực từ tháng 1/2024. Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trương đầu tháng 1/2023 sẽ họp kỳ họp bất thường lần thứ hai để giải quyết các vấn đề nóng và bất động sản cũng đã được đề nghị đưa vào trong nội dung kỳ họp.
“Với những hành động quyết liệt để tháo gỡ vướng mắc pháp lý sẽ tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển minh bạch, lành mạnh, an toàn bền vững, hướng về nhu cầu thực”, ông Châu nói.
Lãi suất giảm từ quý II/2023?
Ông Trần Ngọc Báu - Tổng giám đốc Công ty dữ liệu WiGroup - cho biết, các chuyên gia, tổ chức quốc tế đã có nhận định về bức tranh kém lạc quan của kinh tế năm 2023. “Năm 2023, dự báo kinh tế khó khăn hơn năm 2022. Các dấu hiệu đã bắt đầu với số lượng các đơn hàng của doanh nghiệp giảm từ những tháng cuối năm 2022 và kéo dài sang quý I/2023”, ông Báu nói.
Hiện tại, dòng tiền đang chịu áp lực lớn, tổng cung tiền trong nền kinh tế đi ngang và giảm nhẹ cả năm qua. Đây là hiện tượng chưa bao giờ xuất hiện trong 20 năm qua. Trong khi đó, tăng trưởng cung tiền cần 12 - 13% để nền kinh tế tăng trưởng; việc thắt chặt này là không tránh khỏi trước hàng loạt áp lực đến từ bên ngoài. Nhưng năm sau tình hình sẽ dần dễ thở hơn, lãi suất sẽ bắt đầu giảm từ quý II/2023. Lạm phát năm 2023 sẽ theo hướng cao trong những tháng đầu năm nhưng giảm dần, khó khăn cũng sẽ qua, thanh khoản sẽ tốt hơn ở những tháng cuối năm.
Năm sau tình hình sẽ dần dễ thở hơn, lãi suất sẽ bắt đầu giảm từ quý II/2023.
Phát biểu tại tọa đàm Dự báo Kinh tế - Vượt “cơn gió ngược” 2023 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 27/12, ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - thông tin, theo khảo sát nhanh của VCCI về triển vọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện tại TPHCM và một số tỉnh, thành phía Nam vừa qua, kết quả ghi nhận có 9% doanh nghiệp được khảo sát cho biết tăng đơn hàng, 68% giảm đơn hàng và 23% chưa biết được tình hình sản xuất trong thời gian tới. Với những số liệu trên, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không được khả quan trong tháng cuối năm 2022 và dự báo sẽ kéo dài đến ít nhất hết quý I năm sau.
Những biến động khó đoán định của thị trường gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lên kế hoạch sản xuất kinh doanh và sử dụng lao động. Hiện VCCI đã có kiến nghị các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Đặc biệt là cần phải có nghị quyết riêng về phát triển doanh nghiệp cho cả nhiệm kỳ. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải nỗ lực để vượt cơn gió ngược”, ông Thành nói.
Duy Quang
Drh version dig ceo
Hôm nay phiên cuối cùng của năm 2022 đầy biến động và cảm xúc nhé. Tạm biệt 1 năm thật đặt biệt và lấy đi hết nước mắt của các chứng sĩ.
Đón chào năm 2023 với niềm tin chiến thắng. Chúc ae chứng sĩ sẽ có một năm chứng mới thật thành công và nhiều niềm vui!
Tạm biệt 2022!
Drh đè gom miết l14 lfi….có để ý đến không ???
Ksb con chạy trước mẹ drh
Tôi tin my idol đang bình quân giá 25
Dè gom mạnh
Ksb ce
Thày bảo Ksb ttăng 1 Drh tăng 10