700k tỷ VND (30,4 tỷ USD) ĐTC năm 2023 sẽ ngấm vào đâu? Mời ae chứng sĩ cùng giải bài toán giàu sang!

nvl nợ.đợi chết.không múc. :laughing:

1 Likes

múc cổ đất.múc thằng nợ bé.thêm hạt dẻ.tiền sử động kinh.bé hơn 1 tỉ cổ.cô đặc.:laughing:

1 Likes

Cuối cũng vẫn về TS tích lũy đổ bằng xương máu các cụ , Đất

2 Likes

Drh thaa Bảo kim cương trong bùn

cư kiểm chứng nhé Chym lợn. Hôm nay con CEO, DIG, C4G, HPG, STB và VND của tôi sẽ tím đấy

Hôm nay chốt lãi đtc thôi anh em nhỉ

YSL quá, mới khởi động mà phọt vậy Bro. Bèo gì cũng phải hết quí 1 nhé

nhịp nhịp lắc lắc vài phát cho nó đã rồi phi nhé, mới chân sóng thôi

1 Likes

tây vẫn đớp đều đều

1 Likes

đúng rồi, Tây nó đánh trung dài hạn, tầm nhìn pic này mình cũng view theo vĩ mô nhé, rung lắc t+ chỉ là nhịp để ae nào thích thì gia tăng thôi, lướt lát ăn vài % khi nào no. Thị trường này đánh trung dài hạn theo vĩ mô mới giàu sang xx lần được

Tin Cập Nhật

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

Năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì xây dựng, trình Chính phủ về danh mục, mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và đã được chấp thuận.

Hạnh Nguyễn (Vietnam+) 04/01/2023 09:13 GMT+7
Năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục đặt trọng
tâm vào tháo gỡ các rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, ngành sẽ chú trọng thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và hỗ trợ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế.

Nội dung trên được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trần Quốc Phương cho biết tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, ngày 14/1.

Xây dựng kế hoạch đầu tư công

Năm 2022, mặc dù có nhiều khó khăn thách thức, nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội đất nước đã phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực; ước cả năm đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ước cả năm khoảng 3,15%. Tăng trưởng GDP ước cả năm đạt khoảng 8,02% (mục tiêu là 6-6,5%).
tế - xã hội và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia được tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện. Công tác an sinh xã hội được triển khai thiết thực, kịp thời, hiệu quả; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

[Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tài chính]

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết căn cứ Chỉ thị số 12/CT-TcTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2023.
Trên cơ sở đó, Bộ đã tổng hợp, tham mưu Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022, dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023 và được Quốc hội thông qua tại các Nghị quyết số 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và Nghị quyết số 70/2022/QH15 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023.

Ngoài ra, Bộ đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 cho các bộ, cơ quan trung và địa phương.

Về xây dựng và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có các Tờ trình, Báo cáo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đồng thời đã trình Thủ tướng Chính phủ thông báo kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 bổ sung dự kiến. Bộ cũng đã tham mưu trình Thủ trướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg về việc đẩy mạnh phân bổ, hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Đối với danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, căn cứ Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về danh mục, mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Ngoải ra, Bộ còn tham mưu Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình triển khai thực hiện và dự kiến danh mục, mức vốn bố trí cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, Bộ đã có văn bản hướng dẫn các địa phương phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án được bổ sung vốn từ nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể hóa, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định ngành tiếp tục phấn đấu phát huy tối đa các mặt tích cực và kết quả đạt được trong những năm 2022, từ đó khẩn trương, kiên quyết khắc phục những mặt còn hạn chế, bất cập, quyết tâm nỗ lực hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023.
Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tiếp tục cụ thể hóa, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế tư nhân, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài và Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

“Tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư,” Thứ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, vị lãnh đạo ngành cũng cho hay Bộ đang khẩn trương ban hành ngay chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ, tiếp tục chỉ đạo sát sao, đôn đốc việc triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, báo cáo theo Chương trình công tác.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, phương thức chỉ đạo, điều hành sẽ tiếp tục đổi mới nhằm bám sát tình hình kinh tế thế giới và trong nước để kịp thời tham mưu giải pháp, chính sách phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ rà soát cơ chế chính sách để kịp thời tham mưu điều chỉnh, xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra trong quản lý đầu tư công, như đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công, phân nhiệm bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Ngoài ra, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng cho biết Bộ sẽ chủ trì tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các mục tiêu dài hạn về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Đặc biệt là chủ động trong xây dựng nội dung và chủ trì tổ chức các cuộc họp Tổ điều phối kinh tế vĩ mô (Tổ 1317) nhằm kịp thời phân tích, đánh giá diễn biến tình hình kinh tế thế giới (tăng trưởng, tỷ giá, giá cả, lạm phát, sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn, các đối tác chủ yếu….) cũng như tình hình kinh tế vĩ mô trong nước.

“Đây sẽ là căn cứ đánh giá các tác động cũng như triển vọng của nền kinh tế Việt Nam và đề xuất, kiến nghị các kịch bản ứng phó, các giải pháp kịp thời trong công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,” Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói./.

Những dự án đầu tư công nào sẽ được chú trọng trong năm 2023?

TÀI CHÍNH 04/01/2023 13:40

Chính phủ sẽ đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, nhất là các dự trọng điểm quốc gia, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm.

Bộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, lũy kế 11 tháng, ước thực hiện 12 tháng kế hoạch năm 2022. Theo đó, lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 30/11/2022 là 339.188,54 tỷ đồng, đạt 52,37% kế hoạch và đạt 58,48% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, vốn trong nước là 330.173,94 tỷ đồng, đạt 53,85% kế hoạch. Vốn nước ngoài là 9.014,59 tỷ đồng, đạt 26,06% kế hoạch.

|![Những dự án đầu tư công nào sẽ được chú trọng trong năm 2023?
|Chính phủ và các bộ ngành nỗ lực thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2023|

Ước thanh toán từ đầu năm đến 31/12/2022 là 435.689,97 tỷ đồng, đạt 67,27% kế hoạch, đạt 75,11% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 là 77,30%. Trong đó, vốn trong nước là 424.052,69 tỷ đồng, đạt 69,16% kế hoạch và đạt 77,74% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Vốn nước ngoài là 11.637,28 tỷ đồng, đạt 33,65% kế hoạch.
Có 12 Bộ, cơ quan trung ương và 17 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 80%. Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Hội Nhà văn (100%), Thanh tra Chính phủ (100%), Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam (100%), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (99,47%), Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (92,62), Ninh Bình (96,7%), Hà Nam (94,3%), Bình Định (93,6%), Kiên Giang (90,6%), Phú Thọ (90,3%)…

Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tiếp tục tích cực thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15/9/2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 17/10/2022 và Nghị quyết số 156/NQ-CP ngày 06/12/2022 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2022.
Kho bạc Nhà nước Trung ương và Kho bạc Nhà nước các cấp (Bộ Tài chính) quyết định vẫn tổ chức thanh toán, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022; các Ban quản lý dự án của Bộ Giao thông - Vận tải cũng vẫn tổ chức làm 3 ca 4 kíp… nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư công.

Trên tinh thần đó, để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng phát động thực hiện “Tháng cao điểm giải ngân vốn đầu tư công”, với tinh thần làm việc xuyên Tết, xuyên nghỉ lễ, không ngại khó, không ngại khổ, “nguồn lực càng lớn thì trách nhiệm và áp lực càng cao”. Cùng nhau thực hiện các giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhằm đạt được mục tiêu Chính phủ đã đề ra, qua đó góp phần thực hiện thành công hơn nữa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và từng bước hiện thực hóa đột phá chiến lược về phát triển cơ sở hạ tầng.

Để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, một trong những nhiệm vụ giải pháp trọng tâm được Chính phủ xác định sẽ tập trung thực hiện trong năm 2023 là đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính độc lập, tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.
Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ triển khai các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, sớm khắc phục các tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2023, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội.

Theo TS Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), động lực tăng trưởng trong năm 2023 đó là giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân vốn đầu tư công có tác động rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, kể cả thanh khoản của các tổ chức tín dụng và cơ hội tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Vì thế, đây sẽ là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế năm 2023.

Song, để thúc đẩy giải ngân dòng vốn này, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, chúng ta cần có cách tiếp cận mới, cách tiếp cận mới này phải được nhìn nhận từ khi xây dựng kế hoạch đầu tư công, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và quá trình triển khai thực hiện. Cách tiếp cận mới có thể tập trung vào 2 nội dung, thứ nhất, cần xây dựng nhiều dự án quan trọng quốc gia liên vùng, mà những dự án này không thể không làm. Ví dụ như dự án vành đai 3, 4 ở TP. Hồ Chí Minh, dự án sân bay Tây Sơn Nhất, sân bay Long Thành… đó là những dự án không thể không làm, mà khi làm cũng không cần “thủ tục” rườm rà, mà chỉ tập trung vốn, nguồn lực để triển khai càng sớm càng tốt, lấy hiệu quả lên hàng đầu.

Thứ hai, cần lấy hiệu quả làm thước đo để đánh giá người đứng đầu, cơ quan khi thực hiện triển khai dự án đầu tư công. Cùng với đó là những cơ chế khuyến khích, đánh giá một cách khách quan để người đứng đầu bộ, ngành, địa phương thấy những nỗ lực của họ thực sự được ghi nhận và họ muốn đóng góp cho giải ngân vốn đầu tư công. Nếu làm được như vậy, dòng vốn đầu tư công sẽ được khơi thôngvà đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, mở ra cơ hội hoàn thành mục tiêu tăng trưởngnăm 2023.

Nguyễn Hòa

1 Likes

Thứ tư, 4/1/2023

Giải ngân vốn đầu tư công 12 tháng năm 2022 ước đạt 67,27% kế hoạch

03/01/202317:48

(Chinhphu.vn) - Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ ước giải ngân vốn đầu tư công 12 tháng năm 2022 đạt 67,27% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 75,11%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (77,30%).

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 13895/BTC-ĐT báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 11 tháng, ước thực hiện 12 tháng kế hoạch năm 2022.

Theo báo cáo, lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 30/11/2022 là 339.188,54 tỷ đồng, đạt 52,37% kế hoạch và đạt 58,48% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong đó, vốn trong nước là 330.173,94 tỷ đồng, đạt 53,85% kế hoạch. Vốn nước ngoài là 9.014,59 tỷ đồng, đạt 26,06% kế hoạch.

Ước thanh toán từ đầu năm đến 31/12/2022 là 435.689,97 tỷ đồng, đạt 67,27% kế hoạch, đạt 75,11% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong đó, vốn trong nước là 424.052,69 tỷ đồng, đạt 69,16% kế hoạch và đạt 77,74% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Vốn nước ngoài là 11.637,28 tỷ đồng, đạt 33,65% kế hoạch.

12 Bộ, cơ quan trung ương và 17 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 80%

Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch 2022, Bộ Tài chính cho biết, tỷ lệ ước giải ngân 12 tháng năm 2022 đạt 67,27% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 75,11%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (77,30%); trong đó vốn trong nước đạt 77,74% (cùng kỳ năm 2021 đạt 83,66%), vốn nước ngoài đạt 33,65% (cùng kỳ năm 2021 đạt 26,77%).

Có 12 Bộ, cơ quan trung ương và 17 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 80%. Một số Bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Hội Nhà văn (100%), Thanh tra Chính phủ (100%), Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam (100%), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (99,47%), Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (92,62%), Ninh Bình (96,7%), Hà Nam (94,3%), Bình Định (93,6%), Kiên Giang (90,6%), Phú Thọ (90,3%)…

Tiếp tục tích cực thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tiếp tục tích cực thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15/9/2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022, Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 17/10/2022 và Nghị quyết số 156/NQ-CP ngày 06/12/2022 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2022.

Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 được bổ sung từ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo Quyết định số 1198/QĐ-TTg ngày 12/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Khánh Linh

Việt Nam mình luôn đi sau nước ngoài và có độ trễ. Các nước phương Tây đã kết thúc chu kỳ bơm tiền và đang trong quá trình xử lí hậu bơm tiền, còn Việt Nam ta thì sang 2023 mới bắt đầu chu kỳ bơm, bọn nó bơm trực tiếp vào tk bank người dân, VN mình thì buộc phải bơm qua kênh đtc thôi

1 Likes

Ba kịch bản cho thị trường bđs năm 2023

  1. Kịch bản 1: Thị trường có động lực mới do bộ ba luật Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS được sửa đổi, cộng thêm nhiều yếu tố thuận lợi khi tình hình kinh tế ổn định, dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào. Khi đó, vốn trong nước sẽ được kích hoạt và hấp thu để đón chờ một chu kỳ đi lên mới.
  2. Kịch bản 2: Thị trường tiếp tục điều chỉnh theo hướng thực chất hơn. Đây là kịch bản có khả năng xảy ra bởi các luồng tiền chưa có đột biến; chính sách cũng phải đến cuối năm mới được thông qua.
  3. Kịch bản 3: Kinh tế thế giới khó khăn khiến kinh tế trong nước bị ảnh hưởng, thị trường sẽ đi xuống do các khoản nợ đến hạn, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp. Thị trường BĐS bắt buộc phải điều chỉnh giảm để cơ cấu lại.
    Theo bạn, kịch bản nào sẽ có % cao nhất? Hãy đánh số 1, 2 hoặc 3 cho chọn lựa của bạn đi nào!

Các bác cho em vào zoom drh với a

1 Likes

Có ae inbox hỏi về C4G, ý kiến cá nhân của mình như sau:
C4G: sau chuỗi phiên tích lũy tốt quanh 9.0, vol cạn kiệt thì đã có phiên break ngày 3/1 thật ấn tượng, sau đó đã có 2 phiên xác nhận xu hướng trend tăng với khối lượng giao dịch đột biến, lực cầu mạnh mẽ, … ==>vào pha uptrend khi dòng đtc có nhiều tin vĩ mô hổ trợ tốt, target 1: 12.x - 14.x

nói chung hàng trong danh mục: CEO, DIG, ACB, STB, PLX, HPG và C4G ae vẫn tiếp tục hold và quan sát, khả năng có rung lắc nhưng chỉ là wealthy correction để lên nhé, ae seatbelt cẩn thận

LPB đang tích lũy quanh 12.x-13.x tầm cả tháng rùi, chưa có break nổi, chu kỳ này LPB hơi yếu, tiếp tục quan sát cản trên 13.x-14.0, nếu thủng 12.0 cắt, break 14.0 vol tốt có thể tham gia mới hoặc gia tăng tỷ trọng vừa phải OK

1 Likes

tốt, hưởng lợi khi TQ mở cửa (>30% thị trường xuất khẩu) nhưng đã chạy 1 nhịp rùi. Nếu muốn tham gia chờ tích lũy lại đã, fomo nguy hiểm