700k tỷ VND (30,4 tỷ USD) ĐTC năm 2023 sẽ ngấm vào đâu? Mời ae chứng sĩ cùng giải bài toán giàu sang!

lái vn số 1. hay

1 Likes

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu chủ động nắm bắt, tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng

Thùy Dương/TTXVN 18:46’ - 22/02/2023
BNEWS Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn trong tháng 2/2023.

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: BNEWS/TTXVN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn số 953/NHNN-TD yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại các địa phương; hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng năm 2023 theo Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 17/01/2023 của Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn trong tháng 2/2023 theo hình thức phù hợp để đối thoại trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng; nắm bắt các khó khăn vướng mắc liên quan đến việc tiếp cận vốn vay ngân hàng để kịp thời xử lý, tháo gỡ.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ban, ngành và hiệp hội có liên quan tại địa phương rà soát tình hình tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp; nắm rõ thông tin về các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay ở ngân hàng nào (doanh nghiệp không đủ điều kiện hay ngân hàng không cho vay) và nguyên nhân không tiếp cận được. Các nội dung này phải được thông tin công khai và làm rõ tại Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp của địa phương.

Thống đốc cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng chi nhánh lập đường dây nóng (điện thoại, email) để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; yêu cầu các ngân hàng thương mại trên địa bàn có trách nhiệm xử lý, trả lời người dân, doanh nghiệp và báo cáo kết quả xử lý về Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng tăng cường minh bạch hóa thông tin tín dụng, công bố công khai trên trang tin điện tử các thông tin về quy trình, thủ tục hồ sơ, thời gian cung cấp dịch vụ, lãi suất, phí dịch vụ; tuyên truyền và hướng dẫn khách hàng vay để khách hàng hiểu và nắm được đầy đủ các thông tin liên quan đến khoản vay./.

17:10 22/02/2023

Ngân hàng nhà nước bơm trên 48 nghìn tỷ đồng qua kênh tín phiếu trong nửa đầu tháng 2

Hoàng Lan -

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm hơn 48 nghìn tỷ đồng trên thị trường mở (OMO) cho hệ thống ngân hàng, thể hiện sự điều phối vốn nhịp nhàng của cơ quan điều hành chính sách tiền tệ…

Quá trình tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương dự báo kéo dài ít nhất đến hết tháng 6/2023.

Quá trình tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương dự báo kéo dài ít nhất đến hết tháng 6/2023.

Giới phân tích nhận định, quá trình tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp diễn ít nhất cho tới tháng 6 năm 2023.

Trong môi trường không thuận lợi nêu trên, lãi suất còn dư địa tăng, ngân hàng thương mại cổ phần vừa và nhỏ sẽ buộc phải giữ mức lãi suất cao để đảm bảo nhu cầu huy động.

Hiện tại thì sao? Theo cập nhật từ bản tin của Công ty Chứng khoán MBS, lãi suất huy động ngân hàng có xu hướng hạ nhiệt. Lãi suất liên ngân hàng vay qua đêm cũng sụt giảm mạnh trong khi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm hơn 48 nghìn tỷ đồng qua kênh OMO và phát hành 152 nghìn tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Có vẻ như trong 2 tuần vừa qua, nhà điều hành tập trung bơm/hút ở kênh tín phiếu.

“Nhà điều hành phát hành 152 nghìn tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 7-91 ngày, trong khi đó có 201 nghìn tỷ đồng tín phiếu đáo hạn trong giai đoạn này, theo đó bơm hơn 48 nghìn tỷ đồng thông qua kênh này, thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn 7 ngày, lãi suất trúng thầu đều ở mức 6%/năm”, bản tin của MBS nêu.

Cũng theo trên, lãi suất liên ngân hàng qua đêm đang giao dịch ở mức 3,58%/năm, giảm mạnh từ mức 5,9% của cuối tháng trước. Lãi suất các kỳ hạn khác cũng ở quanh mức 3,98%-6,0%/năm, giảm hơn 200 điểm so với cuối tháng trước.

Lãi suất huy động của các nhà băng tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm, hiện lãi suất huy động đang đồng loạt giảm khá mạnh với mức giảm khoảng 1-2%/năm so với giai đoạn cao điểm. Đáng chú ý, sự thay đổi diễn ra ở cả nhóm ngân hàng quốc doanh. Lãi suất tiết kiệm trực tuyến (online) cho thấy giảm về bằng mức niêm yết tại quầy, thay vì cao hơn như trước đó. Hiện, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại niêm yết cao nhất là khoảng 9,45%/ năm.

Lãi suất qua đêm liên ngân hàng (%)

Lãi suất qua đêm liên ngân hàng (%)

Thanh khoản trên thị trường mở (nghìn tỷ VND).

Thanh khoản trên thị trường mở (nghìn tỷ VND).

Trên thị trường ngoại tệ, đồng USD có xu hướng mạnh lên trên thị trường quốc tế. So với cuối tháng 1, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do tăng 140 đồng/USD và hiện giao dịch ở mức 23.650 đồng/USD. Tỷ giá trung tâm và liên ngân hàng lần lượt giao dịch ở mức 23.631 đồng/USD, tăng 22 đồng và 23.623 đồng/USD, tăng 140 đồng.

Tỷ giá USD/VND.

Tỷ giá USD/VND.

Chỉ số USD Index hiện đang ở mức 103,88. Đồng USD phục hồi từ mức thấp nhất trong khoảng hai tuần so với rổ các loại tiền tệ chính, nhờ dữ liệu CPI tháng 1 tương đối tích cực.

Diễn biến tỷ giá một số đồng tiền trong khu vực tính từ đầu năm 2023.

Diễn biến tỷ giá một số đồng tiền trong khu vực tính từ đầu năm 2023.

CPI của Mỹ đã tăng 6,4%, mức tăng thấp nhất trong khoảng 1,5 năm và theo sau mức tăng 6,5% trong tháng 12. Tuy nhiên, tỷ lệ CPI hàng năm của tháng 1 cao hơn dự báo của thị trường (6,2%). Các nhà đầu tư cho biết họ kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 3 lần nữa với 0,25 điểm phần trăm mỗi lần, sau khi dữ liệu trong tuần trước cho thấy lạm phát vẫn dai dẳng.

Đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công, không để lãng phí nguồn lực

Hà Nguyễn - 22/02/2023 08:26
Vốn đầu tư công vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển, vì vậy, phải phấn đấu giải ngân ít nhất 95% trong tổng số hơn 711.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023.


Giải phóng mặt bằng là một trong những nút thắt lớn nhất khiến giải ngân vốn đầu tư công còn chậm. Trong ảnh: Thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo.

Giải ngân nhanh - chậm: Lỗi tại đâu?

Một loạt bộ, ngành, địa phương đã bị Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính “điểm tên” và phê bình tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đôn đốc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và thực hiện Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, được tổ chức hôm qua (21/2), vì giải ngân vốn đầu tư công chậm trong năm 2022. Thủ tướng nhấn mạnh, phải làm rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu.

Nhận trách nhiệm của mình, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ ra 5 nguyên ngân khiến giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 của Thành phố chỉ đạt trên 71% so với số vốn cân đối được. Đó là thủ tục dự án, thủ tục xây dựng, phân bổ vốn làm chậm; giải phóng mặt bằng khó khăn, ảnh hưởng tới tiến độ xây lắp; giá vật liệu tăng; thủ tục một số dự án ODA chậm… “Nhưng bao trùm là trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc chuẩn bị hồ sơ, đánh giá các tình huống phát sinh, chủ động tháo gỡ khó khăn”, ông Phan Văn Mãi nói.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long cho biết, năm 2022, Gia Lai giải ngân được 76,29% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước. Nguyên nhân trước tiên xuất phát từ việc chuẩn bị dự án chưa được tốt, dẫn tới phải điều chỉnh chủ trương đầu tư nhiều. “Một số dự án bị vướng mắc điều chỉnh quy hoạch, việc giải phóng mặt bằng sạch cho các công trình chưa được giải quyết dứt điểm dẫn đến tiến độ giải ngân và xây dựng công trình chậm”, ông Long nói.

Giải phóng mặt bằng có lẽ là một trong những nút thắt lớn nhất được các địa phương chỉ ra khiến giải ngân vốn đầu tư công còn chậm. Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khi chia sẻ kinh nghiệm năm 2022, tỉnh giải ngân được 147% kế hoạch Thủ tướng giao, cho biết, hàng tuần, tỉnh tập trung trung lắng nghe vướng mắc, khó khăn của các dự án để cùng tháo gỡ.

“Bản thân tôi là Chủ tịch tỉnh cũng lắng nghe, trong vòng 10 ngày phải tập trung xử lý. Vướng lớn nhất là giải phóng mặt bằng, dự án nào cũng có điểm nghẽn như vậy hết, thì cố gắng rút ngắn thủ tục không cần thiết, tập trung lo quỹ đất để tái định cư, người dân bị thu hồi đất có chỗ ở ngay, đồng thời tập trung tuyên truyền cho người dân hiểu…”, ông Thọ nói.

Còn theo quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, ngoài việc thành lập các tổ công tác đặc biệt để thúc đầu tư công, gắn giải ngân với thi đua khen thưởng, không làm được thì thu hồi vốn, tỉnh này còn tập trung tái cơ cấu đầu tư công. “Như năm 2023, chúng tôi chỉ khởi công mới 7 dự án”, ông Huy nói.

Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh… là 2 trong số 8 bộ, cơ quan trung ương và 30 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao năm 2022, ngược lại với số lượng không nhỏ các bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân chậm. Một lần nữa, câu chuyện “nơi giải ngân nhanh - nơi lại chậm chạp” lặp lại. Và nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, có chuyện vai trò người đứng đầu tại một số bộ, ngành, địa phương chưa được phát huy đầy đủ. “Hơn nữa, năng lực lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án còn hạn chế”, Thứ trưởng nói.

Gỡ vướng, thúc giải ngân đầu tư công năm 2023

Hàng loạt vướng mắc về thể chế, chính sách trong các khâu chuẩn bị đầu tư, gồm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa…; giai đoạn thực hiện dự án, cũng như kết thúc dự án… đã được Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp tục chỉ ra là các nguyên nhân cơ bản cản trở quá trình triển khai các dự án đầu tư công. “Chỉ cần chuyển đổi mục đích sử dụng một diện tích rất nhỏ đất rừng cũng phải lên Thủ tướng Chính phủ”, Thứ trưởng nói.

Trước ý kiến của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Trần Sỹ Thanh về việc phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong công tác kế hoạch đầu tư công, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, trước đây đúng là có chuyện “2 lên, 3 xuống”, nhưng giờ chỉ còn “1 lên, 2 xuống”.

“Các địa phương chỉ một lần báo cáo danh mục các dự án đầu tư, còn lại đã được phân cấp, phân quyền, chủ động hoàn toàn. Ngay cả quy trình lập dự án, Luật Đầu tư công đã phân cấp triệt để, thẩm quyền thuộc địa phương. Vốn ODA cũng chỉ dự án nhóm A, dự án quan trọng quốc gia phải báo cáo lên Trung ương”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Dẫn câu chuyện chuyển đổi đất rừng, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định, vướng mắc về thể chế, chính sách không phải chỉ nằm ở Luật Đầu tư công, mà còn ở nhiều chính sách pháp luật khác nhau, cần phải sửa đổi luật. “Qua khảo sát, chúng tôi đã nắm được tình hình và đang từng bước tìm cách tháo gỡ”, Thứ trưởng nói.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách chính là một trong những giải pháp quan trọng được đưa ra để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, bởi nhiệm vụ năm nay rất nặng nề, khi tổng nguồn đầu tư công lên tới trên 711.000 tỷ đồng.

Thông tin cho biết, tính đến hết tháng 1/2023, hơn 84,2% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao đã được phân bổ. Số vốn còn lại cần tập trung phân bổ là trên 117.000 tỷ đồng. Trong khi đó, giải ngân vốn đầu tư công mới trên 12.800 tỷ đồng, đạt 1,81% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn con số 2,5% của cùng kỳ năm 2022 và toàn bộ là vốn trong nước.

“Vốn đầu tư công vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển, phải phấn đấu giải ngân ít nhất 95% trong số hơn 711.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nói và chỉ đạo phải tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án; phải lựa chọn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao kỷ cương, kỷ luật đầu tư công.

Theo ông Phan Văn Mãi, trong Dự thảo Nghị quyết về các cơ chế đặc thù cho TP.HCM, có nhiều cơ chế về thu hút đầu tư, phân cấp, phân quyền mạnh hơn trong thực hiện dự án đầu tư công. “Nếu Nghị quyết được thông qua vào tháng 5 tới, sẽ có tác động lớn thúc đẩy đầu tư công của Thành phố”, ông Mãi nói.

Không chỉ ông Mãi, nhiều địa phương như Hà Giang, Hà Nội, Quảng Ninh… cũng cho biết, đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy đầu tư công. Kỳ vọng, mục tiêu giải ngân năm 2023 sẽ hoàn thành, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Ước đến cuối tháng 1/2023, đã có gần 542.000 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân, đạt 93,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Đáng chú ý, có tới 40/51 bộ, cơ quan trung ương và 24/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước (93,42%). Trong đó, 7 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 50% kế hoạch Thủ tướng giao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đầu tư công vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển

Hồ Xuân MaiHồ Xuân Mai

Thứ tư, ngày 22/02/2023 - 08:36
VietTimes – “Đầu tư công vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển, phải phấn đấu giải ngân ít nhất 95% trong tổng số hơn 711 nghìn tỉ đồng vốn đầu tư công năm 2023”- Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Chỉ đạo này được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, diễn ra vào sáng 21/2/2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đầu tư công vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển ảnh 1
Thủ tướng Phạm minh Chính phát biểu tại hội nghị (Ảnh VGP/ Nhật Bắc)

Cụ thể, người đứng đầu Chính phủ cho biết, kinh tế Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn, thách thức, chịu sức ép cùng lúc từ cả bên trong và bên ngoài.

Do đó, trong năm 2023, Chính phủ xác định đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương.

“Giải ngân đầu tư công vừa là nguồn lực, vừa là động lực phát triển, song đây vẫn là nhiệm vụ nặng nề, triển khai khó khăn, là vấn đề trăn trở kéo dài nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ”, Thủ tướng nói.

Với khối lượng vốn đầu tư công lớn hơn, yêu cầu cao hơn, Thủ tướng yêu cầu phải phấn đấu giải ngân ít nhất 95% trong tổng số hơn 711.000 tỉ đồng vốn đầu tư công năm 2023.

Giải ngân đầu tư công năm 2022 đạt kỷ lục

Báo cáo tại hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, năm 2022, tổng số vốn ngân sách nhà nước (NSNN) các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án là 551.378,271 tỉ đồng, đạt 95,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước đạt 94,8% kế hoạch, vốn nước ngoài đạt 99,9% kế hoạch).

Số vốn NSNN còn lại chưa phân bổ là 28.668,563 tỉ đồng (bằng 4,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), chủ yếu là vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP).
Ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN đến ngày 31/1/2023 là 541.857,52 tỉ đồng, đạt xấp xỉ 93,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Năm 2022 là năm có số tuyệt đối giải ngân cao nhất so với các năm trước đây, tăng khoảng 23,5% (khoảng 103 nghìn tỉ đồng) so với năm 2021.

Trong đó có 8 bộ, cơ quan trung ương và 30 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và 40/51 bộ, cơ quan trung ương và 24/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước (93,42%).

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Bộ KH&ĐT, việc giải ngân vốn đầu tư công còn tồn tại một số hạn chế, trong đó, vai trò người đứng đầu tại một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa được phát huy đầy đủ, năng lực lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án còn hạn chế; vướng mắc về giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết dứt điểm; cấp mỏ và khai thác vật liệu xây dựng./.

1 Likes

Quyết liệt rồi đấy

1 Likes

ae ko dao động hết sức bình tĩnh

quyết chứ, anh nào làm ách tắc cho đi chan kiến ngay.
Năm 2024 TT sẽ lê lê máy chém đi khắp 3 miền trảm hết những anh làm khg được việc, vì giờ giải ngân đtc là chiêu bài cuối cùng cứu lấy nên kinh tế đấy

1 Likes

trảm thêm bọn lùa gà móc nối nhau trong vni nữa

1 Likes

sáng nay còn sale off ngon đấy, canh lụm thôi, khả năng chiều hồi nha

có hoảng loạn xong là bật ầm ầm nha

tra tấn kinh, ae chịu nổi nhiệt khg

1 Likes

như dự đoán, nay nhập hàng sale off đã đã

1 Likes

chúc mừng ae cảm tử, hành động đúng theo khuyến nghị hôm qua nay, hôm nay nhiều ae inbox đã full hàng. Thật tuyệt vời!
Chym lợn chết như rạ, rất tiếc là nhiều nđt nhỏ lẻ bị bọn đầu đất nó doạ mất hết hàng. Đáng tiếc thật
Ae group mình thì hưởng thành quả thôi

2 Likes

Người chỉ ta đúng là bậc Thầy ta
Người ve vãn, xúi dại ta là kẻ thù của ta

Quá đã :+1:

1 Likes

Biển động mới biết tài công giỏi

Chuẩn bị đạn dược đánh trận này mới đã nè ae
23/02/2023 06:39 GMT+7

Đề xuất giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp bất động sản khó khăn

Đình Sơn

Đình Sơn

dinhsonthanhnien@gmail.com

Tại dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản(BĐS) phát triển lành mạnh, bền vững, Chính phủ đề xuất giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp (DN) BĐS khó khăn (DN, dự án BĐS phục vụ tiêu dùng, sản xuất, công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng…).

Đồng thời tạo điều kiện cho DN, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Ngoài ra, tiếp tục cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Ưu tiên xem xét cho vay đối với các dự án phục vụ tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, có hiệu quả, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, BĐS phục vụ sản xuất, công nghiệp… Bên cạnh đó, cần có biện pháp giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường BĐS.

Trong dự thảo, Chính phủ yêu cầu kiểm soát hoạt động huy động vốn, bao gồm hoạt động phát hành trái phiếu của DN kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá. Đồng thời, tạo điều kiện, không làm cản trở các DN có đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh… có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu DN, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của DN BĐS, của tổ chức tín dụng có liên quan đến DN BĐS, DN có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, DN có kết quả kinh doanh thua lỗ, DN phát hành không có tài sản bảo đảm.

Cái này TT đã quyết tâm rồi, chuyện nhỏ nha. Tháo cái một xong ngay.
Người thông minh nhìn thấy cơ hội trong khủng hoảng, kẻ ngốc luôn thấy khó khăn và bi quan!

70% vướng mắc trong lĩnh vực bất động sản liên quan đến pháp lý

THỨ 5, 23/02/2023, 10:47

Lấy ví dụ lĩnh vực bất động sản với khoảng 70% vướng mắc liên quan đến pháp lý, Thủ tướng nhấn mạnh phải quan tâm hơn nữa công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế.

Sáng 23/2, phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 2/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ý kiến của các chuyên gia đánh giá cho rằng khoảng 70% vướng mắc trong lĩnh vực bất động sản là liên quan tới pháp lý. Vì vậy, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế đã được quan tâm rồi phải quan tâm hơn nữa, đã nỗ lực rồi phải nỗ lực hơn nữa, đã quyết liệt rồi phải quyết liệt hơn nữa, đã hiệu quả rồi phải hiệu quả hơn nữa.
Thủ tướng nhấn mạnh nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, tình hình thực tế biến động rất nhanh, nhiều vấn đề phát sinh mà các quy định không theo kịp, nhiều yếu tố mới mà quá trình xây dựng thể chế trước đó chưa lường hết được, nên còn nhiều khó khăn, vướng mắc, ách tắc về thể chế, cơ chế, chính sách cần giải quyết.

70% vướng mắc trong lĩnh vực bất động sản liên quan đến pháp lý - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Năm 2023 là năm bản lề trong thực hiện các mục tiêu Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ của năm 2023 và cả giai đoạn, đòi hỏi chúng ta phải chủ động, tích cực hoàn thành tốt các nhiệm vụ, trong đó có 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá chiến lược về xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm là phải bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, việc xây dựng các dự thảo luật phải bảo đảm cả tiến độ và chất lượng, với tư duy đổi mới, tầm nhìn xa, chiến lược.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thời gian qua, thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đã tập trung cao độ, quyết liệt thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá chiến lược về xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Năm 2022, Chính phủ đã họp 9 phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật và Thường trực Chính phủ cũng thường xuyên tổ chức các cuộc họp để xử lý, giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan tới thể chế, cơ chế, chính sách.

Thủ tướng đánh giá, vừa qua các Bộ trưởng, Trưởng ngành đã rất tích cực, chủ động đề xuất và phối hợp với các cơ quan, báo cáo cấp có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung các quy định.

70% vướng mắc trong lĩnh vực bất động sản liên quan đến pháp lý - Ảnh 2.

Các Bộ trưởng, Trưởng ngành tham dự phiên họp. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Theo chương trình, Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 2/2023 sẽ cho ý kiến đối với 7 nội dung, gồm 3 đề nghị xây dựng luật, 4 dự án luật: Đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Phòng không nhân dân; dự án Luật Quản lý công trình quốc phòng, khu quân sự; đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; dự án Luật Nhà ở (sửa đổi); dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).

Theo Anh Văn/VTC News