700k tỷ VND (30,4 tỷ USD) ĐTC năm 2023 sẽ ngấm vào đâu? Mời ae chứng sĩ cùng giải bài toán giàu sang!

BẤT ĐỘNG SẢN

Gỡ nút thắt trong thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản

GIA MIÊU - Thứ sáu, 24/02/2023 08:55 (GMT+7)
Quy định chủ đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản, nhà ở phải có Giấy chứng nhận đang là rào cản lớn cho chủ đầu tư.

Gỡ nút thắt trong thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản

Nhiều ý kiến đề xuất cần tháo gỡ nút thắt về luật đối với hoạt động chuyển nhượng dự án. Ảnh: Anh Dũng

Theo quan điểm của Hiệp hội Bất động sản TPHCM, Khoản 1 Điều 194 Luật Đất đai 2013 và khoản 2 Điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đều quy định chủ đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản, nhà ở phải có Giấy chứng nhận, mà để có được Giấy chứng nhận thì đã phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước dễ dẫn đến các hệ quả. Đơn cử, các quy định này đã can thiệp vào quyền tự chủ kinh doanh, chủ động điều chỉnh quy mô kinh doanh của doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm quyền tự do chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản, nhà ở theo nhu cầu của doanh nghiệp và mỗi lần chuyển nhượng thì bên chuyển nhượng dự án sẽ nộp thuế cho Nhà nước. Trong trường hợp bên chuyển nhượng dự án chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính này nên không làm thất thu ngân sách Nhà nước.

Ngoài ra, việc quy định điều kiện phải có Giấy chứng nhận (đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước), đang là rào cản đối với các chủ đầu tư chuyển nhượng dự án trong trường hợp đang gặp khó khăn về tài chính, có thể dẫn đến các trường hợp chuyển nhượng dự án “biến tướng” thông qua chuyển nhượng cổ phần làm thay đổi cổ đông (đổi chủ) hoặc mua bán công ty, thực chất là nhằm để chuyển nhượng dự án.

Hiệp hội bất động sản TPHCM đề nghị tháo gỡ những quy định bất cập trong việc chuyển nhượng dự án. Ảnh: Gia Miêu

Để tháo nút thắt này, ông Lê Hoàng Châu Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM đề nghị bổ sung quy định trường hợp chủ đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản, nhà ở đã có Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) với Nhà nước đối với dự án, phần dự án chuyển nhượng thì bên nhận chuyển nhượng dự án chịu trách nhiệm thực hiện hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước vào Dự thảo Luật Đất đai và Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Đơn cử như việc xác định thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê sau khi có Giấy chứng nhận hoặc Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và có đủ điều kiện theo quy định. Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có). Trường hợp chủ đầu tư chuyển nhượng chưa thực hiện hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thì chủ đầu tư nhận chuyển nhượng dự án, một phần dự án có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thay cho bên chuyển nhượng

dạo này VN30 đang gây áp lực lên chỉ số chung

bắt đái bắt đái nào

Quấn ra đài rồi ah

j mà xoắn lên thế. ai đái ra q thì chạy đi

thị trường giai đoạn này khg danh cho người yếu tim đâu
ai chịu khg nổi nhiệt thì tắt áp đi chơi

ae nào thích đtc thì có thể cân nhắc C4G nhịp 11.x này đẹp

phiên cuối tuần cầu mất hút

Cái khó ló cái khôn. Hổng lẻ Bác Nhơn ngồi cho chym lợn nó rỉa à!

Novaland đạt thỏa thuận với đối tác nước ngoài về hoán đổi nợ

24-02-2023 - 18:15|Kinh tế

(NLĐO) - Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Công ty CP Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland), cam kết hành động đồng bộ để tái khởi động các dự án, tháo gỡ pháp lý cho các dự án, hoàn thiện xây dựng để bàn giao nhà cho khách hàng.

Ngày 24-2, ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) - đã có thư gửi các bên cho vay, trong đó có các tổ chức tài chính trong nước và ngoài nước.

Theo đó, ông Nhơn công bố thông tin về việc đạt được thỏa thuận với Công ty Dallas Vietnam Gamma Ltd về hoán đổi nợ thành góp vốn cổ phần. Cụ thể, công ty này sẽ nhận một phần vốn góp, cổ phần trong hai công ty thành viên của Novaland là Công ty TNHH Đầu tư Địa Ốc Thành Nhơn và Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng Hợp Mũi Né để đổi lấy việc hủy bỏ một số lượng trái phiếu và chứng quyền tương ứng mà công ty đã phát hành cho nhà đầu tư.

Dự án Phan Thiết của Novaland

“Novaland đã bằng mọi nỗ lực áp dụng mọi biện pháp để giữ uy tín đối với khách hàng, trái chủ, các bên cho vay, nhà thầu và nhà cung cấp. Nhưng trong điều kiện các tài khoản tiền mặt của các dự án của Novaland đang bị tạm khóa tại các ngân hàng nên Novaland không thể thực hiện thanh toán theo kế hoạch. Trong bối cảnh bất khả kháng và nằm ngoài kiểm soát của công ty, chúng tôi mong muốn nhận được sự hỗ trợ và đồng hành của tất cả các chủ nợ để vượt qua được khó khăn hiện tại” - ông Nhơn chia sẻ trong thư.

Ông Nhơn cho biết thêm việc xử lý các gói trái phiếu phát hành trong nước. Cụ thể với lô NVLH2224005, công ty đang thu xếp nguồn tiền để thanh toán phần lãi đến hạn. Với lô NVLH2123009, công ty đã thanh toán đầy đủ phần lãi đến hạn và đề xuất các phương án, bao gồm giãn thời hạn thanh toán tiền gốc trái phiếu trong thời gian phù hợp hoặc hoán đổi tiền gốc trái phiếu với các sản phẩm bất động sản công ty đang đầu tư phát triển.
Về việc thực hiện bổ sung tài sản đảm bảo, người đứng đầu Novaland cũng cho biết công ty đã tuân thủ thỏa thuận với các bên cho vay và đã tiến hành thương lượng việc bổ sung tài sản đảm bảo cho các bên cho vay trong thời gian qua. Các giao dịch bổ sung tài sản đảm bảo này được thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy định của các thỏa thuận giữa các bên.

Ông Nhơn cũng cam kết hành động đồng bộ để tái khởi động các dự án, tháo gỡ pháp lý cho các dự án, hoàn thiện xây dựng để bàn giao nhà cho khách hàng, đồng thời cấu trúc tạo nguồn vốn mới cho hoạt động của công ty.

Được biết, hiện đã có hàng trăm trái chủ đồng ý hoán đổi trái phiếu bằng các sản phẩm bất động sản trong thời gian qua khi công ty đưa ra các đề xuất nêu trên. Bên cạnh đó, công ty cũng cho biết đang nỗ lực đàm phán, thỏa thuận với các bên cho vay về các khoản nợ.

S. Nhung

Bác Nhơn Novaland làm thí điểm trước, lần lược dòng BĐS sẽ mở đường cho dòng vốn ngoại có đk tốt nhảy vào.
Tuần sau BĐS, ĐTC, Bank,Chứng, Thép xanh cả tuần rùi

Mong là bác Nhơn lèo lái con thuyền NVL vượt qua bão tố đợt này!

Ông Bùi Thành Nhơn gửi tâm thư đến các chủ nợ: Novaland đang ở tình huống bất khả kháng

24/02/2023 - 19:05

Mạnh Hà

Nhà báo

Xem các bài viết của tác giả

Chiều 24/2, ông Bùi Thành Nhơn có tâm thư gửi các chủ nợ của Novaland mong muốn các tổ chức trong và ngoài nước đồng hành để vượt qua khó khăn trong bối cảnh bất khả kháng/thay đổi hoàn cảnh ngoài tầm kiểm soát.

Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Novaland (NVL) cho biết, Novaland sẵn sàng thảo luận thiện chí với các bên cho vay, trái chủ và các chủ nợ khác bên cạnh việc xem xét thực hiện các khuyến nghị của các tổ chức trong và ngoài nước đưa ra.

Chủ tịch Novaland thừa nhận doanh nghiệp đang ở trong bối cảnh bất khả kháng/thay đổi hoàn cảnh ngoài tầm kiểm soát và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và đồng hành của các chủ nợ, qua đó giúp Novaland vượt qua khó khăn thử thách trong ngắn hạn để tiếp tục phát triển và thực hiện trọn vẹn các nghĩa vụ đối với đối tác của Novaland.

Qua tâm thư, ông Bùi Thành Nhơn muốn cập nhật một số thông tin liên quan đến việc xử lý các khoản nợ của Novaland trong thời gian gần đây.

Cụ thể, đối với việc xử lý các gói trái phiếu phát hành trong nước thời gian qua, Novaland đã và đang thực hiện tất cả biện pháp có thể để thực hiện nghĩa vụ với trái chủ, như thu xếp nguồn tiền để thanh toán phần lãi đến hạn; đề xuất các phương án bao gồm giãn thời hạn thanh toán tiền gốc trái phiếu trong thời gian phù hợp; hoặc đổi tiền gốc trái phiếu với các sản phẩm bất động sản do công ty đang đầu tư phát triển.

Ông Bùi Thành Nhơn viết tâm thư gửi các chủ nợ của Novaland. (Nguồn: NVL)

Ông Nhơn cũng khẳng định, Novaland luôn có thiện chí và làm hết sức mình để hoàn thành nghĩa vụ theo cam kết. Các đề xuất nêu trên hoàn toàn xuất phát từ sự kiện bất khả kháng theo các biến động không thể lường trước của thị trường và phù hợp với quy định tại văn kiện phát hành trái phiếu.

Về việc thực hiện bổ sung tài sản đảm bảo, CHủ tịch Novaland cho biết công ty đã tuân thủ thỏa thuận với các bên cho vay và đã tiến hành thương lượng việc bổ sung tài sản đảm bảo cho các bên cho vay trong thời gian qua trên cơ sở tuân thủ quy định của các thỏa thuận giữa các bên.

Tại TP.HCM, ngày 20/2 vừa qua, UBND TP.HCM cũng đã họp để giải quyết vướng mắc khó khăn cho 7 dự án, trong đó có 2 dự án của Novaland. Và theo ông Nhơn, đây là khởi đầu cho quyết tâm tháo gỡ ách tắc cho các dự án trên cả nước theo chỉ đạo của Chính phủ.

Hiện Novaland đang trong quá trình tái cấu trúc toàn diện dưới sự tư vấn của nhiều đối tác uy tín, chuyên nghiệp trong và ngoài nước để xây dựng lại quy trình, hệ thống, kiểm soát rủi ro, tính tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ông Bùi Thành Nhơn khẳng định, Novaland cam kết hành động đồng bộ để tái khởi động các dự án, tháo gỡ pháp lý cho các dự án, hoàn thiện xây dựng để bàn giao nhà cho khách hàng. Công ty cũng cấu trúc tạo nguồn vốn mới cho hoạt động của doanh nghiệp.

Đồng thời, Novaland sẵn sàng thảo luận thiện chí với các bên cho vay, trái chủ và các chủ nợ khác bên cạnh việc xem xét thực hiện các khuyến nghị được đưa ra, bao gồm cả việc thuê bên tư vấn tài chính độc lập để hỗ trợ công ty trong quá trình làm việc với đối tác để có thể cùng nhau thống nhất các giải pháp hài hòa lợi ích hai bên.

Hôm 20/2, trái chủ của lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng NVLH2123009 không đồng ý đề xuất của Novaland của ông Bùi Thành Nhơn do vậy tài sản đảm bảo sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

Bloomberg cũng chym lợn à
24/02/2023 19:25 GMT+7

Bloomberg: Khủng hoảng nợ bất động sản ở Việt Nam trầm trọng

Nguyên Nga

Nguyên Nga

ngngathanhnien@gmail.com

Đánh giá tác giả

Hãng tin Bloomberg vừa có bài báo đưa ra nhận định, khủng hoảng nợ bất động sản ở Việt Nam trầm trọng hơn khi các nhà phát triển bất động sản lớn đang trì hoãn thanh toán trái phiếu.

Dấu hiệu để hãng tin này đưa ra nhận định trên do nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai cả nước gia nhập nhóm “những doanh nghiệp không thể trả nợ trái phiếu đúng hạn”.

Cụ thể, vào đầu tuần này, Tập đoàn Đầu tư Novaland sẽ hoãn thanh toán khoản nợ 1.000 tỉ đồng (42 triệu đô la Mỹ) đến hạn vào 12.2.2023 và yêu cầu chủ sở hữu gia hạn hoặc chuyển tiền gốc thành các sản phẩm bất động sản của mình. Doanh nghiệp cho biết đang tìm cách trong vòng 2 tháng để trả hết nợ.

![Bloomberg: Khủng hoảng nợ bất động sản ở Việt Nam trầm trọng - Ảnh 1.|957x639](data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns=‘http%3A//www.w3.org/2000/svg’ xmlns%3Axlink=‘http%3A//www.w3.org/1999/xlink’ viewBox=‘0 0 9 6’%3E%3Cfilter id=‘b’ color-interpolation-filters=‘sRGB’%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation=’.5’%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type=‘discrete’ tableValues=‘1 1’%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter=‘url(%23b)’ x=‘0’ y=‘0’ height=‘100%25’ width=‘100%25’ xlink%3Ahref=‘data%3Aimage/png;base64,iVBORw0KGgoAAAANSUhEUgAAAAkAAAAGCAIAAACepSOSAAAAsUlEQVQI1wXBSwqCQAAA0JkUUhJmBDUtK4laeIgIunBQd2hltiloEUiUopj4HR01s/dgWdIfZAtC6jyyrZOA5M12R6umJAUbJ3GcZnNjdb/aof96e4Gq6RihwYBlTHN9POxHPB+6TlMTWtGn80AIc/yIMRZ6liT2xarzCItiD9nb5QwA0GZLRlEkCEH0iRTMS8r42/WeH3TfRpJVZjpRAQBFlkpYGHKc63ppXrWU0Lr9A/xgVs0BQSqVAAAAAElFTkSuQmCC’%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E)

Cuộc khủng hoảng tiền mặt trong lĩnh vực bất động sản đáng lo ngại

BLOOMBERG

Cũng theo bài báo này, Novaland là cái tên “nổi bật” trong nhóm các công ty Việt Nam đang rơi vào tình trạng chậm thanh toán trái phiếu. Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, 54 công ty - nhiều trong số đó thuộc lĩnh vực bất động sản - đã đóng cửa tính từ 31.1, tăng 6 công ty so với tháng trước.

Điều này cho thấy, cuộc khủng hoảng tiền mặt trong lĩnh vực bất động sản đang “trở nên tồi tệ hơn”. Với hàng tỉ USD trái phiếu sẽ đáo hạn trong năm nay, dẫn đến nguy cơ cuộc khủng hoảng lớn hơn cho ngành ngân hàng và cả nền kinh tế.

Trao đổi với Bloomberg, chuyên gia phân tích Xavier Jean của S&P Global Ratings, nhận định đây mới chỉ là khởi đầu. Ngành bất động sản Việt Nam sẽ chứng kiến thêm nhiều vụ gia hạn nợ, tái cấu trúc, thậm chí là phá sản trong thời gian tới. Không chỉ lĩnh vực xây dựng, cả các công ty ở những ngành khác cũng đang đứng trước rủi ro.

Bài báo tiếp tục dẫn thông tin từ 2 bài báo trong nước. Theo số liệu mà Bộ Công thương công bố tuần trước, dựa trên ước tính của Hiệp hội bất động sản TP.HCM, các doanh nghiệp bất động sản có khoảng 130.000 tỉ đồng trái phiếu đáo hạn trong năm nay. Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trước Novaland, các tập đoàn lớn như: Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát Holdings và Sunshine cũng đã tìm cách gia hạn nợ trái phiếu.

Cổ phiếu của Novaland đã giảm 1,7% vào thứ năm (23.2), sau khi giảm 6,6% vào ngày hôm trước.

Ngoài ra, Bộ Tài chính Việt Nam đã đề xuất sửa đổi nghị định cho phép các công ty kéo dài thời gian đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp thêm 2 năm để giảm bớt tình trạng thiếu vốn. Dự thảo sửa đổi, đã được trình lên chính phủ, bao gồm cho phép chuyển đổi gốc và lãi trái phiếu thành các khoản vay hoặc các tài sản khác. “Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo - và liệu sự lây lan vỡ nợ chéo có xảy ra hay không - sẽ vẫn là mối quan tâm lớn đối với thị trường lúc này”, bài báo dẫn nhận định từ nhà đầu tư của Công ty Chứng khoán SSI và cho rằng, bắt buộc ngay bây giờ là tổ chức triệu tập cuộc họp của những người nắm giữ trái phiếu để thảo luận về các giải pháp, bao gồm mua lại, bảo lãnh thêm hoặc miễn trừ khả năng vỡ nợ.

Tin liên quan

Chủ tịch Novaland gửi tâm thư cho các chủ nợ

Chủ tịch Novaland gửi tâm thư cho các chủ nợ

Chiều 14.2, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (Novaland) gửi tâm thư đến các bên cho vay mong sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ

bảo bỏ ps bỏ T2.5 bỏ atc ato thì mới hết đường sống của bọn bẩn bựa quái thai

2 Likes

bỏ sao được bác, khối thằng lãnh đạo sống nhờ nó mà, sân sau hợp pháp đấy.
Bỏ không được, chỉ còn cách nâng cao trình quản lí, đều hành và dùng chính sách minh bạch là tụi lợi ích nhóm tự không còn đất sống, thị trường sẽ tốt hơn thôi. Không nên có tư tưởng cục bộ, quản không nổi thì cấm. Nếu quản lí theo tư tưởng đó VN mình chỉ có đi lùi chứ biết khi nào mà sánh vai cùng anh em khu vực đâu. Chứng cháo mình thua Lào, Cam, … rùi đó

1 Likes

lò đang âm thầm đốt vào các bộ. vni phải thanh lọc mạnh sâu bọ thì mới phát triển đc. huy động vốn từ dân từ nước ngoài mà để bọn bẩn lộng hành thì niềm tin sẽ mất. mất niềm tin thì duy trì sao đc cả bộ mặt kinh tế của đất nước.

1 Likes

Mấy ngày cuối tuần chym lợn tận dụng nhịp dj giảm và một số tin đồn nhảm để ra khỏi hang ẩn nấp bay khắp nơi éc éc đinh tai nhức óc, bọn này đông đến nổi gần như tạo được cảm giác bầu trời bị một màu u ám nếu ai không có nhãn quan tốt!
Tin xấu ư? Cả năm nay có tin gì mà không xấu. Vì xấu nên thằng Vni nó mới vặt vẹo vùng 103x đó.
Vĩ mô xấu ư? Cái này thì xin thưa thời vĩ mô đen tối nhất đã qua rùi. Tôi dám đảm bảo với người ae là vĩ mô 2023 chắc chắn 100% tốt hơn nhiều rồi. Lãi suất đã có dấu hiệu hạ nhiệt, NĐ 65 chuẩn bị được sửa lại, dòng vốn tín dụng bđs bớt căng, TP hé mở lối thoát khi có đề suất giản nợ, hoán đổi bđs cho trái chủ, …

Nói túm lại là thứ 2 nếu kịch bản thị trường có giảm thì để mua chứ không phải để bán nhé! Ae đừng để bọn chym lợn hù dọa mà mất hàng nha. Kịch hay còn ở phía trước.
Hãy bình tĩnh chờ, tránh hành động theo cảm xúc!

1 Likes

Chính phủ đang quyết liệt gỡ vướng, cuối 2023 thị trường bất động sản ‘ấm’ lên

THÁI AN

Nhận định trên được các chuyên gia đưa ra tại tọa đàm “Điểm sáng về cơ chế, chính sách cho thị trường bất động sản Việt Nam” chiều 25-2, do Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) tổ chức.

Chính phủ đang quyết liệt gỡ vướng, cuối 2023 thị trường bất động sản ấm lên - Ảnh 1.

Các chuyên gia phân tích nhiều vấn đề về chính sách pháp lý, tín dụng liên quan thị trường bất động sản - Ảnh: THÁI AN

Theo TS Nguyễn Văn Đính - phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, kiêm chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, vướng mắc lớn nhất, cơ bản nhất đối với thị trường bất động sản là về cơ chế chính sách xuất hiện từ năm 2018, 2019.

Gần đây là các vướng mắc trong điều hành về chính sách tín dụng để chống đỡ vấn đề lạm phát và tỉ giá hối đoái.

Các vướng mắc chính sách làm bất động sản ngày càng khó khăn. Theo thống kê, nguồn cung vốn mới bơm vào thị trường bất động sản năm 2019 - 2020 giảm chỉ còn 20% so với 2018. Đến năm 2020 - 2021 còn khoảng 40% và năm 2022 giảm còn 20% so với năm 2018.

“Hiện nay có hàng nghìn dự án bất động sản (trị giá tương đương khoảng 30 tỉ USD) không thể “chạy” được vì vướng cơ chế chính sách. Trong giai đoạn 2022 có hơn 1.200 doanh nghiệp bất động sản phải đóng cửa, rất nhiều công trường, dự án ngừng hoạt động; doanh nghiệp mới xuất hiện không đáng kể…”, ông Đính nêu.

Đánh giá về động thái của Chính phủ trong việc xử lý tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, PGS Trần Đình Thiên - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng - cho rằng Chính phủ vào cuộc rất quyết liệt.

Theo ông Thiên, thị trường bất động sản đang gặp vấn đề về cấu trúc, thị trường mất cân đối kéo theo thị trường tài chính, chính sách cũng có phần lệch, cần tái cấu trúc, xử lý các điểm nghẽn. Chính phủ cũng có cách tiếp cận mới để tháo gỡ điểm nghẽn chính sách cho thị trường bất động sản.

“Trong thời ngắn qua Thủ tướng đã ban hành 4 chỉ thị tháo gỡ từ lĩnh vực ngân hàng, các gói lãi suất, tài chính, gói 110.000 tỉ đồng…”, ông Thiên phân tích.

Phân tích thêm, TS Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia - nhận định về cơ chế chính sách liên quan thị trường bất động sản gồm hai nhóm chính sách ngắn hạn và nhóm trung dài hạn đều đang được Chính phủ tháo gỡ.

Về ngắn hạn, Chính phủ quyết liệt tập trung tháo gỡ rào cản về pháp lý, giúp hàng trăm dự án được giải tỏa, kéo dòng tiền chảy theo, quan trọng là lấy lại niềm tin cho thị trường.

Tiếp theo về vấn đề vốn, hiện nay nóng nhất là về trái phiếu doanh nghiệp. Năm 2023 và 2024 sẽ có khoảng 234.000 tỉ đồng trái phiếu đến hạn. Nếu các doanh nghiệp bất động sản không mua lại thì khoản nợ trái phiếu là rất lớn.

“Nhiều doanh nghiệp lớn đang rất vất vả đàm phán, thương lượng… để giải quyết trái phiếu đáo hạn, điển hình như Tập đoàn Novaland những ngày qua. Nghị định sửa đổi nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp cũng đang được gấp rút sửa đổi dù mới ban hành tháng 9-2022 sẽ tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phù hợp thực tiễn tình hình…”, ông Lực nói.

Nhóm thứ hai là về vốn tín dụng liên quan thị trường bất động sản cũng được Chính phủ tập trung tháo gỡ như giãn - hoãn nợ, tiếp tục giãn - hoãn thuế, tiền thuê đất…

Với hàng loạt điểm nghẽn về pháp lý, chính sách tín dụng được khẩn trương tháo gỡ, áp dụng trong thời gian tới, các chuyên gia nhận định từ quý 3-2023 trở đi thị trường bất động sản sẽ “ấm” lên và khởi sắc.

TS Cấn Văn Lực: Chính phủ không bỏ rơi doanh nghiệp BĐS

BẤT ĐỘNG SẢNChủ Nhật, 26/02/2023 13:55:00 +07:00

“Cần phải hiểu đúng hơn về thông điệp của Thủ tướng, không phải Chính phủ bỏ rơi doanh nghiệp”, TS Cấn Văn Lực nói.

Chia sẻ về những điểm sáng trong cơ chế, chính sách cho thị trường bất động sản Việt Nam 2023, TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho hay, trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng và các bộ, ngành đã vào cuộc rất quyết liệt để mong muốn là hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững và hiệu quả hơn nữa.

Tuy nhiên, theo ông Lực, có một số người đang hiểu chưa đúng về thông điệp của Thủ tướng trong việc thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

“Cần phải hiểu đúng hơn về thông điệp của Thủ tướng, chứ không phải Chính phủ bỏ rơi doanh nghiệp. Đây là cách hiểu phiến diện, tiêu cực… Chúng ta không nên tranh luận với nhau về câu chữ”, TS Cấn Văn Lực nói.

TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia.

Lý giải thêm về vấn đề này, ông Lực nói, Thủ tướng muốn nhắc nhở doanh nghiệp bất động sản là trong bài toán kinh doanh phải tính toán thận trọng hơn, phù hợp hơn với năng lực về tài chính, năng lực quản lý, rủi ro, năng lực quản trị để tránh hiện tượng tự làm khó mình.

Và đương nhiên là doanh nghiệp phải chủ động để giải quyết trong khả năng của mình. Ví dụ cơ cấu lại sản phẩm, sẵn sàng bán tài sản với mức chiết khấu nhất định để có thể tháo gỡ khó khăn; hoặc là đàm phán với trái chủ, rồi đàm phán với các chủ nợ.

“Tôi lấy ví dụ như Tập đoàn Novaland, họ cũng đã và đang phải chủ động giải quyết theo hướng đó, còn cái gì vượt quá tầm doanh nghiệp, ví dụ liên quan đến cơ chế chính sách thì rõ ràng là Chính phủ sẽ có những quyết sách để giải quyết. Như vậy, đây là bài toán đồng hành giữa Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp”, ông Lực nói.

Trong thời gian gần đây, Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo rất nhiều những nghị định, chỉ thị, quyết sách quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản. TS Cấn Văn Lực cho rằng, nếu nghiêm túc thực hiện thì có thể giúp thị trường vượt qua được khó khăn của giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, cần phải có sự đồng bộ cùng với những yếu tố bên ngoài khác. Ví dụ như phải đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, duy trì kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đẩy nhanh đầu tư công…

Đặc biệt, trong bối cảnh có nhiều ý tưởng và chính sách thì nên phân rõ thứ tự ưu tiên thực hiện. Cái nào ngắn hạn, cái nào trung và dài, cái nào làm trước hay cái nào làm sau… Như vậy thị trường bất động sản sẽ khả quan hơn trong thời gian tới.

“Về lâu dài, Chính phủ cũng như các bộ, ngành cần phải quan tâm để điều tiết quan hệ cung cầu trên thị trường cho tốt hơn. Tiếp đến là để giá bất động sản phải sát hơn so với nhu cầu và khả năng thu nhập của người dân Việt Nam”, TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

(Nguồn: baodautu.vn)

Từ ngày mở pic mua cp bđs đến nay đã bay 30% rồi chủ tus. Tầm đến đâu thì kiếm tiền đến đó, ô nói đúng quá, tôi nhất trí

2 Likes

Đợt này bds tuỳ con thôi. Scr ijc hqc nó vẫn break lên được mà

1 Likes