chỉ ảnh hưởng tâm lí thôi
gia tăng HPG thôi
Chính phủ ra Nghị quyết giải cứu, phản đối đánh thuế căn nhà thứ 2
Lệ Chi - 11:15 12/03/2023
(VNF) - Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững vừa được Chính phủ ban hành đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, người mua nhà…
Ba lần đấu giá bất thành, cách nào giải ế 3.800 căn hộ ‘đất vàng’ Thủ Thiêm?
Giãn nợ gốc, giảm lãi vay, cơ cấu lại nợ cho DN BĐS
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Trong đó, có các biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn như: giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…
Trong Nghị quyết, Chính phủ nhấn mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Cùng với đó là có biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn như: giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…).
Nghị quyết nêu rõ nguồn vốn tín dụng sẽ tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn.
Ưu tiên các dự án bất động sản nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, có hiệu quả, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, bất động sản phục vụ sản xuất, công nghiệp, du lịch… Ngoài ra có biện pháp phù hợp, hiệu quả giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản.
Về nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp, Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, hoạt động huy động vốn (bao gồm hoạt động phát hành trái phiếu) của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán đúng quy định pháp luật.
Chính phủ cho biết sẽ kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá. Đồng thời tạo điều kiện, không làm cản trở các doanh nghiệp (có đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh…) có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển. (Xem thêm)
Hà Nội sẽ thu hồi 106ha đất để làm dự án thành phố thông minh 4,2 tỷ USD
UBND TP. Hà Nội mới đây đã có tờ trình gửi HĐND thành phố về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa năm 2023 trên địa bàn thành phố.
Đáng chú ý, trong danh mục dự án đăng ký thực hiện mới tại huyện Đông Anh năm 2023 có một dự án duy nhất xuất hiện là thành phố thông minh do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội - liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) - làm chủ đầu tư.
Dự án thành phố thông minh có tổng diện tích khoảng 271,5ha, năm 2023, Hà Nội sẽ thu hồi khoảng 106ha đất tại các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ, huyện Đông Anh.
Siêu dự án thành phố thông minh có tên gọi là BRG Smart City, nằm ngay chân cầu Nhật Tân, trên trục phát triển Nhật Tân - Nội Bài của thành phố Hà Nội. Dự án có vốn đầu tư lên đến 4,2 tỷ USD bao gồm tổ hợp chung cư cao cấp, căn hộ dịch vụ và shophouse thương mại. (Xem thêm)
Từng sốt nóng, thị trường bất động sản Hưng Yên nay ra sao?
Báo cáo thị trường bất động sản Hưng Yên của Savills Việt Nam cho biết, năm 2022, nguồn cung căn hộ tại tỉnh đạt 18.600 căn hộ từ 30 dự án. Trong đó, huyện Văn Giang chiếm tỷ trọng lớn nhất với 88%. Xét về tăng trưởng, nguồn cung căn hộ tăng 15% theo năm, cao hơn 14 điểm % so với Bắc Ninh và 11 điểm % so với Hà Nội.
Giá bán sơ cấp trung bình của căn hộ đạt 41 triệu đồng/m2, thấp hơn 14% so với Hà Nội nhưng cao hơn 110% so với Bắc Ninh.
Đối với phân khúc biệt thự liền kề, nguồn cung đến từ 23 dự án, chủ yếu tại huyện Văn Giang. Nhà liền kề chiếm tỷ trọng lớn nhất với 43%. Trong năm 2022, nguồn cung biệt thự liền kề tại Hưng Yên tăng 40% theo năm, cao hơn 31 điểm % so với tốc độ tăng trưởng của Bắc Ninh và 37 điểm % của Hà Nội.
Giá sơ cấp trung bình của biệt thự liền kề tại Hưng Yên đạt 149 triệu đồng/m2 do sự hiện diện của các dự án đại đô thị mới, thấp hơn 17% so với giá nhà tại Hà Nội và cao hơn 77% so với giá tại Bắc Ninh.
Có thể thấy, mức giá bất động sản nhà ở tại Hưng Yên hiện cạnh tranh so với các tỉnh lân cận. Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, bộ phận nghiên cứu thị trường Savills Hà Nội, nhận định giá bán tại Hưng Yên cao hơn so với Bắc Ninh là do các dự án gần Hà Nội hơn và cung cấp các sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, trong tương quan thì giá bán tại Hưng Yên hiện thấp hơn thị trường Hà Nội. (Xem thêm)
Đánh thuế nhà, đất thứ 2 ở TP. HCM không đảm bảo công bằng xã hội
Bộ Tài chính vừa có góp ý gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM, trong đó có phản biện đề xuất đánh thuế nhà, đất thứ 2 trở lên.
Theo Bộ Tài chính, giá trị nhà ở, đất ở có sự chênh lệch rất lớn, nếu đánh thuế đối với nhà, đất ở thứ 2 thì sẽ có trường hợp nhà, đất có giá trị không lớn lại thuộc đối tượng chịu thuế và nhà, đất có giá trị lớn lại không thuộc đối tượng chịu thuế. Viêc đánh thuế đối với nhà ở, đất ở thứ 2 trở lên có thể không đảm bảo tính công bằng trong nhiều trường hợp.
“Điều này không đảm bảo công bằng xã hội, không đáp ứng được mục tiêu ban hành của chính sách thuế là nhằm điều tiết hợp lý thu nhập của một bộ phận tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng đất có giá trị lớn hoặc có nhiều nhà, đất”, Bộ Tài chính cho biết. (Xem thêm)
Hai tháng ‘đen tối’ của BĐS nghỉ dưỡng
Theo số liệu của DKRA Group, trong 2 tháng đầu năm 2023, nguồn cung của các phân khúc nghỉ dưỡng đều sụt giảm mạnh và ghi nhận mức thấp nhất từ trước tới nay. Trước tình hình khó khăn của thị trường cũng như những bất ổn kinh tế - địa chính trị, các chủ đầu tư liên tục dời thời gian triển khai bán hàng khiến nguồn cung đưa ra thị trường hạn chế.
Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm, cả nước chỉ ghi nhận 3 căn biệt thự nghỉ dưỡng mới và chỉ có một căn được giao dịch. Trong khi đó, shophouse nghỉ dưỡng có 6 căn mới tung ra thị trường, song không ghi nhận phát sinh giao dịch nào.
Đối với phân khúc condotel, cả thị trường không ghi nhận dự án mở bán mới. Thị trường gần như “đóng băng” sau những tín hiệu hồi phục tích cực giai đoạn đầu năm 2022.
Lý giải về nguồn cung sụt giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm, DKRA cho biết trước áp lực về lạm phát, lãi suất cũng như nguồn vốn tín dụng bị tắc nghẽn chưa được tháo gỡ, nhiều chủ đầu tư có tâm lý thận trọng khi đưa sản phẩm ra thị trường và liên tục dời thời gian triển khai bán hàng do chưa đạt lượng booking như kỳ vọng.
Đối với những dự án mở bán, giá bán sơ cấp không biến động nhiều so với tháng trước, tuy nhiên một số chủ đầu tư có đưa ra chính sách chiết khấu lên đến 30-40% giá bán nhằm kích cầu thị trường giữa bối cảnh khó khăn như hiện nay.
Đồng thời, những chính sách như hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc… vẫn tiếp tục được nhiều chủ đầu tư áp dụng để hỗ trợ khách hàng. Dù vậy vẫn không kéo thị trường ra khỏi trạng thái “ngủ đông” như hiện nay. (Xem thêm)
Ba lần đấu giá bất thành, cách nào giải ế 3.800 căn hộ ‘đất vàng’ Thủ Thiêm?
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết lần đầu tiên TP. HCM đưa ra đấu giá 3.800 căn hộ chung cư tại khu đô thị mới Thủ Thiêm là năm 2017, với mức giá khởi điểm là 8.800 tỷ đồng nhưng không đơn vị nào tham gia. Năm 2018, đấu giá lần thứ 2 với mức giá khởi điểm 9.100 tỷ đồng và lần thứ 3 vào năm 2019 với giá khởi điểm 9.900 tỷ đồng. Nhưng cả 3 lần đều không thành công.
Lý do cũng dễ hiểu, các chủ đầu tư dự án thương mại phải tính toán để chi phí đầu tư rẻ hơn và quản lý được chất lượng tòa nhà ngay từ đầu. Khách hàng cũng không thích vì dự án đã “định vị” là căn hộ tái định cư rồi, mà như vậy thì họ không thích, dù người mua có làm mới, sửa sang lại.
Theo ông Châu, đành rằng hàng ngàn căn tái định cư ra đấu giá sẽ giúp tăng thêm lượng lớn nguồn cung, song do số lượng căn hộ đưa ra một lần cho nhà đầu tư mua như vậy là quá lớn, không có nhiều doanh nghiệp đủ năng lực tài chính tham gia. Đó là chưa kể, mức giá căn hộ tái định cư được đưa ra cao so với chất lượng của công trình.
Việc đấu giá thời gian qua chưa thành công còn do doanh nghiệp không tham gia vì các khu tái định cư xuống cấp nhiều nên khi về đầu tư sửa chữa kinh phí còn nhiều hơn xây dựng mới. Ngoài ra, nếu chuyển sang nhà ở thương mại thì chủ đầu tư phải đóng thêm tiền sử dụng đất nên họ không mặn mà. (Xem thêm)
Lệ Ch
Chính phủ tháo gỡ khó khăn về tín dụng, trái phiếu, khơi thông dòng vốn cho bất động sản
12-03-2023 - 10:20|Kinh tế
(NLĐO) - Chính phủ ban hành nghị quyết yêu cầu các bộ ngành tập trung triển khai hàng loạt giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản về thể chế, nguồn vốn
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11-3-2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Tại Nghị quyết này, Chính phủ đặt mục tiêu tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường BĐS. Trong đó, tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, đấu giá; Tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư, khơi thông dòng vốn cho thị trường BĐS, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.
Thúc đẩy thị trường BĐS phát triển, tăng nguồn cung, đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thị trường BĐS hợp lý hơn, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân.
Chính phủ nhấn mạnh sẽ đẩy mạnh phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư và kịp thời giải quyết các thủ tục về đất đai, xây dựng của các dự án bất động sản để tăng nguồn cung cho thị trường.
Chính phủ ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi, giám sát có hiệu quả tình hình thị trường để kịp thời có biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn tình trạng thị trường “phát triển nóng” hoặc “đóng băng”, tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá BĐS lên cao để trục lợi, mất cân đối cung - cầu và đảm bảo vận hành lành mạnh theo cơ chế thị trường.
Chính phủ đã nêu các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. Đối với nguồn vốn tín dụng, Chính phủ nhấn mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; có biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…).
Tập trung nguồn vốn cho các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn; ưu tiên các dự án bất động sản nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, có hiệu quả, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, BĐS phục vụ sản xuất, công nghiệp, du lịch. Đồng thời, có biện pháp phù hợp, hiệu quả giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường BĐS.
Cũng liên quan đến nguồn vốn, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Công điện số 1156/CĐ-TTg ngày 12-12-2022 của Thủ tướng Chính phủ nhằm cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế, trong đó có nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án BĐS, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng; tiếp tục dành vốn tín dụng cho các dự án BĐS đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo kế hoạch trả nợ; nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân và các loại hình BĐS phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ và phát triển.
Xem xét điều chỉnh phù hợp hệ số rủi ro đối với các phân khúc BĐS khác nhau; rà soát các quy định liên quan đến cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho đồng bộ, phù hợp với chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước cũng được Chính phủ giao chủ trì triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỉ đồng để chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất trong thời gian ưu đãi.
Đối với Bộ Xây dựng, bên cạnh nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, các chính sách pháp luật liên quan đến thị trường BĐS, Chính phủ yêu cầu cơ quan này phối hợp với Ngân hàng nhà nước triển khai thực hiện chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỉ đồng và các gói tín dụng cụ thể để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất ưu đãi hơn lãi suất thị trường.
Đáng chú ý, Bộ Xây dựng cần sớm bổ sung hành lang pháp lý cho giao dịch chuyển nhượng BĐS hình thành trong tương lai, BĐS du lịch; mua bán chuyển quyền từ nhà đầu tư năng lực kém sang nhà đầu tư có năng lực để tăng cường thanh khoản, phát triển của thị trường.
Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính có các biện pháp, giải pháp hài hòa, hợp lý, hiệu quả để cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, cơ cầu lại lãi suất, thời hạn thanh toán, các điều kiện chi trả, thanh toán, phù hợp với tình hình thực tiễn, theo tinh thần "lợi ích hài hòa, khó khăn, rủi ro chia sė, " theo đúng quy định pháp luật; nghiên cứu phương thức doanh nghiệp BĐS đàm phán, hoán đổi nợ trái phiếu bằng tài sản, BĐS…
Đồng thời, bảo đảm hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán, lành mạnh, thông thoáng; kiểm soát tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá.
Tại Nghị quyết, Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền giám sát, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS, hoạt động môi giới BĐS và hành vi đưa thông tin không chính xác, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, BĐS.
Chính phủ yêu cầu các bộ ngành liên quan kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá. Đồng thời, tạo điều kiện, không làm cản trở các doanh nghiệp (có đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh…) có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển.
Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp BĐS, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp BĐS, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm.
Minh Phong
Ae chịu khó hô hào để mai a chốt sớm kiếm tí lãi nhé
không ai hô hào cả, chỉ chia sẽ thông tin thôi
riêng mình thì đã hạ tỷ trọng tuần rồi nha (có báo ae trong geoup). Giờ chỉ chờ chỉnh để mua thôi. Mình mua bán có nói trước hết nha
mình dự định cuối tuần sẽ mua nhưng giờ có vụ SVB nên khả năng sẽ có hàng sale off nên mua luôn từ thứ 2 nhé
riêng bđs thì mình có khuyên ae tuần rồi nên hold khg bán vùng đáy nữa đấy
Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS: Hoàn thiện thể chế, chính sách đảm bảo khả thi, đồng bộ.
(PLVN) - Theo Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến phát triển thị trường bất động sản đảm bảo tính khả thi, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật… Tôn trọng và tuân thủ quy luật thị trường; lĩnh vực bất động sản bình đẳng với các ngành nghề, lĩnh vực khác.
Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến phát triển thị trường bất động sản. (Ảnh minh họa. Nguồn TTXVN)
Giá cả bất động sản phải phù hợp quy luật thị trường
Nghị quyết 33 của Chính phủ nêu rõ quan điểm là quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo điều hành chủ động, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao, bảo đảm phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn. Tất cả các chủ thể có liên quan phải đề cao trách nhiệm; chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, công khai, minh bạch và bền vững.
Cùng với đó, quy hoạch, đầu tư phát triển hệ sinh thái bất động sản công nghiệp, bất động sản dịch vụ, du lịch và bất động sản nhà ở đô thị để hài hòa giữa cung và cầu; nhà ở phải có người ở, muốn có người ở thì phải phát triển sản xuất, kinh doanh công nghiệp dịch vụ, hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ. Tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, khôi phục thị trường bất động sản đi đôi với kiểm soát rủi ro; coi trọng việc giám sát, điều tiết thị trường; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự; bảo vệ cán bộ, những người làm đúng.
Hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến phát triển thị trường bất động sản đảm bảo tính khả thi, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Phát triển hệ sinh thái bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững; không siết chặt các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, chứng khoán,… dành cho bất động sản một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý Nhà nước… Tôn trọng và tuân thủ quy luật thị trường, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, lĩnh vực bất động sản bình đẳng với các ngành nghề, lĩnh vực khác. Giá cả bất động sản phải phù hợp quy luật thị trường, là động lực để thúc đẩy phát triển.
Nghị quyết đề ra các mục tiêu cụ thể. Theo đó, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản. Tập trung cao độ tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đang triển khai để sớm hoàn thành, tạo nguồn cung cho thị trường. Tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư… khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.
Ngoài ra, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, tăng nguồn cung, đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thị trường bất động sản hợp lý hơn, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân. Thường xuyên theo dõi, giám sát có hiệu quả tình hình thị trường để kịp thời có biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn tình trạng thị trường “phát triển nóng” hoặc “đóng băng”, tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá bất động sản lên cao để trục lợi, mất cân đối cung - cầu và đảm bảo vận hành lành mạnh theo cơ chế thị trường.
Tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, “thổi” giá
Để đạt được các mục tiêu trên, Nghị quyết của Chính phủ đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Cụ thể, đối với nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở, bất động sản đảm bảo đồng bộ, khả thi; trong đó tập trung khẩn trương xây dựng và trình Quốc hội xem xét thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Đấu giá (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi)…
Khẩn trương sửa đổi, bổ sung các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật nhằm tháo gỡ những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, khó khăn hiện nay liên quan đến triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, kinh doanh, chuyển nhượng dự án bất động sản, phù hợp hơn với tình hình thực tiễn và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Nghiên cứu xây dựng và ban hành “Nghị định quy định về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị” để các địa phương thực hiện thuận lợi và thống nhất. Đồng thời, các địa phương cần ban hành ngay các quy định, hướng dẫn, giải pháp tháo gỡ đối với các vướng mắc thuộc thẩm quyền quyết định; các vướng mắc thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trong lúc chờ Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) để tháo gỡ tổng thể, đồng bộ những khó khăn, vướng mắc hiện nay trong phát triển nhà ở nói chung, phát triển nhà ở xã hội nói riêng, Chính phủ xây dựng, trình đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội”; trong đó đặc biệt quan tâm đến những nội dung vướng mắc lớn trong thời gian qua, như: về giao đất để đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội; quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội; lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội; đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội…
Về nguồn vốn tín dụng, Chính phủ yêu cầu điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đáp ứng nhu cầu dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội… Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; có biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…); tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn; ưu tiên các dự án bất động sản nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, có hiệu quả, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê…
Đối với nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp, kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, “thổi” giá. Đồng thời, tạo điều kiện, không làm cản trở các doanh nghiệp (có đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh…) có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản…
Khánh Chi
Chỉ rõ trách nhiệm của từng bộ ngành để thúc đẩy thị trường bất động sản
CAO NGUYÊN
Thứ hai, 13/03/2023
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) nhận định, Nghị quyết 33 của Chính phủ đã đánh giá chính xác tình hình thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay, xác định cụ thể các khó khăn, vướng mắc chủ yếu, chỉ rõ các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan.
Các doanh nghiệp kinh doanh BĐS có trách nhiệm ưu tiên mọi nguồn lực để thanh toán nợ. Ảnh: Cao Nguyên.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 33 ngày 11.3.2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Trong Nghị quyết, Chính phủ nhấn mạnh quan điểm sẽ tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, khôi phục thị trường BĐS đi đôi với kiểm soát rủi ro. Coi trọng việc giám sát, điều tiết thị trường. Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự; bảo vệ cán bộ, những người làm đúng.
Ngoài ra, có chính sách phù hợp thúc đẩy thị trường, tập trung cho an sinh xã hội, tạo cơ hội cho người thu nhập thấp; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà công nhân đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập thấp.
Bên cạnh đó là phát triển hệ sinh thái BĐS an toàn, lành mạnh, bền vững; không siết chặt các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, chứng khoán… dành cho BĐS một cách bất hợp lý. Nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước.
Kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn, chắc chắn, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, tập trung bảo đảm hiệu quả, quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường.
Liên quan đến chính sách tín dụng, theo Nghị quyết 33, Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Đánh giá về Nghị quyết 33, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS Thành phố Hồ Chí Minh - cho rằng, Chính phủ đã đánh giá chính xác tình hình thị trường BĐS hiện nay. Xác định cụ thể các khó khăn, vướng mắc chủ yếu, chỉ rõ các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan.
Theo ông Châu, điều quan trọng nhất là Nghị quyết của Chính phủ đã đề ra các quan điểm và mục tiêu để xây dựng, phát triển thị trường BĐS an toàn, lành mạnh, bền vững.
Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng gắn bó hữu cơ với sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước trong bối cảnh tình hình thế giới và nền kinh tế toàn cầu đang diễn biến phức tạp, đứng trước những thách thức rất lớn với các nhân tố bất định, khó lường.
Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo tổng thể các giải pháp rất đúng, rất trúng và giao nhiệm vụ rất cụ thể cho từng bộ, ngành, chính quyền cấp tỉnh và chỉ rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp BĐS theo quan điểm “tất cả các chủ thể có liên quan phải đề cao trách nhiệm; chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, công khai, minh bạch và bền vững”.
“Khi thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh khu đô thị, khu nhà ở thì phải quy hoạch, đầu tư phát triển hệ sinh thái BĐS công nghiệp, BĐS dịch vụ, du lịch và BĐS nhà ở đô thị để hài hòa giữa cung và cầu; nhà ở phải có người ở, muốn có người ở thì phải phát triển sản xuất, kinh doanh công nghiệp dịch vụ, hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ”, ông Châu nhấn mạnh.
Vị này nói thêm, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS có trách nhiệm ưu tiên mọi nguồn lực để thanh toán nợ, đặc biệt là nợ trái phiếu; chủ động nghiên cứu tái cơ lại giá cả, cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tiễn của thị trường.
Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp BĐS nên cam kết tích cực tham gia thực hiện thắng lợi Nghị quyết 33 của Chính phủ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng, nhà đầu tư và góp phần thúc đẩy thị trường BĐS phục hồi, phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững.
phiên nay anh Nhơn thể thiện mạnh nhỉ!
hi vọng với tài năng của mình, anh sẽ giúp NVL vượt qua bão táp
ĐTC và BĐS vào vòng mới nha ae
HpG, VND, DIG và NVL hold tiếp
C4G mua mới quanh 11.0 (<11.4) làm vòng mới
bác cứ chờ đi kkkk
mẽo vác tên lửa USD sang vn rùi
Cơ hội tuyệt vời và rất hiếm! Nhưng không dành cho tay mơ nhé
Người ae nào thấy mình đủ bản lĩnh thì mời tham gia, ae nào chưa đủ bản lĩnh thì hãy đứng sang một bên làm khán giả thôi.
Đó là case PLX thoái vốn nhà nước khỏi PGB sắp tới, ae nào thích thì tìm hiểu nha. BIG GAME đấy!
PLX giá dưới 40.x đã là cơ hội tuyệt vời trong chu kỳ kinh tế này rồi, nếu thoái vốn khỏi PGB thành công (100%) thì trở về 6x trước mắt đấy
cơ hội là đây chứ đâu
Về 5x đấy chờ chứ