giá điện tăng 3% kể từ ngày 4/5: tin này ảnh hưởng ghê gớm đến thép và xi măng
ae nên tránh 2 dòng này ra trước nhé
Lã giang trùn bảo thời điểm này xúc là ngon rồi đó
nghe đồn sắp có đợt giảm ls, ae cứ chuẩn bị đón sóng thôi
BẤT ĐỘNG SẢN
Đồng Nai có thể phải sửa quy hoạch để gỡ khó cho các dự án bất động sản
PHẠM ĐÔNGLDO | 05/05/2023 20:20
Khó khăn vướng mắc của các dự án bất động sản chủ yếu liên quan đến quy hoạch, giữa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết của các dự án. Bộ Xây dựng đã rà soát làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, theo đó tỉnh đang điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung của TP Biên Hòa.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5.5, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã có thông tin liên quan đến hoạt động Tổ công tác của Thủ tướng tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động |1960x1574
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh. Ảnh: Phạm Đông
Ông cho biết, qua quá trình rà soát, tổ công tác đã nhận diện được một số khó khăn của thị trường. Cụ thể là khó khăn về thể chế, vướng mắc về pháp lý, quy hoạch, đất đai, thủ tục đầu tư; vấn đề thực thi chưa quyết liệt ở các địa phương; nguồn lực tài chính của doanh nghiệp…
Trên cơ sở chỉ đạo, tổ công tác đã có đề xuất và vừa qua đã có tháo gỡ về mặt thể chế, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08 về trái phiếu doanh nghiệp và Nghị định 10 sửa đổi, đồng thời đã trình Quốc hội dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi, trong đó đưa các chính sách, khó khăn vướng mắc để trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 5.
Hiện nay, Bộ Xây dựng cũng trình sửa đổi các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ liên quan đến các vướng mắc, thủ tục của thị trường bất động sản.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho hay, thời gian qua, tổ công tác đã làm việc với các địa phương rà soát các dự án, trong đó TPHCM 180 dự án, Hà Nội 170 dự án, Đà Nẵng 75 dự án, Hải Phòng 65 dự án, Cần Thơ 79 dự án…
Ngoài ra, tổ công tác nhận được 71 văn bản đề nghị tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp liên quan đến 121 dự án bất động sản. Tổ công tác đã sàng lọc các lĩnh vực liên quan gửi các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường…
Về kết quả tháo gỡ khó khăn ở một số địa phương, ông Sinh cho biết tại TPHCM, tổ công tác đã rà soát từng dự án, cụ thể đang tháo gỡ 30 dự án. Nổi lên là các vướng mắc liên quan đến nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, cải tạo quy hoạch, đầu tư đấu thầu…
Đối với Đồng Nai, ông Sinh cho hay, đã làm việc với địa phương và doanh nghiệp liên quan. Trong đó, tổ công tác làm việc với 7 dự án của các tập đoàn lớn như Novaland, Hưng Thịnh, DIC.
“Khó khăn vướng mắc của các dự án chủ yếu liên quan đến quy hoạch, giữa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết của các dự án. Chúng tôi đã rà soát làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, theo đó tỉnh đang điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung của TP Biên Hòa” - ông Sinh nói.
Thứ trưởng thông tin, tổ công tác đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo rà soát đánh giá lại nội dung quy hoạch chi tiết dự án và nội dung điều chỉnh quy hoạch phân khu C4 trên cơ sở các nội dung đã nghiên cứu của đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung để báo cáo Thủ tướng xem xét.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ký văn bản báo cáo gửi Thủ tướng, đề xuất xử lý một số vướng mắc tại các dự án bất động sản trên địa bàn TP Biên Hòa.
Theo đó, UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng xem xét chấp thuận chủ trương cho UBND tỉnh Đồng Nai lập hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP Biên Hòa để sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện một số dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh, cũng như các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Sau khi điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP Biên Hòa được cấp thẩm quyền phê duyệt, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Xây dựng để thực hiện điều chỉnh quy hoạch phân khu C4, làm cơ sở xem xét xử lý các vướng mắc của những dự án trong phân khu này, trong đó có các dự án của Novaland.
Ngon cho DIG rồi. Đồng nai có cả của nvl nữa
DIG, NVL đều ngon cả, anh nào cũng có phần
Cần hạ lãi suất để kích cầu bất động sản
THỨ 7 , 06/05/2023, 00:07
Theo ông Phạm Lâm, Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, hiện hàng tồn kho rất nhiều. Những dự án đủ điều kiện bán hàng nhưng không bán được bởi người mua mất niềm tin. Do vậy, cần làm sao để khách hàng tiếp cận được vốn vay với lãi suất thấp, giúp thị trường vận động, kích cầu tiêu dùng.
này cũng cho rằng, thị trường bất động sản cần gói tín dụng tiếp cận cụ thể đến khách hàng mới khơi thông được thanh khoản. Ngoài ra cần có chính sách để các doanh nghiệp hiện đang tồn tại phát triển bền vững, bởi đây là những doanh nghiệp có năng lực. Việc giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng có ý nghĩa rất thiết thực, nhất là trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp tăng mạnh.
Theo ông Lâm, trước đây có gói 30.000 tỉ đồng đã ngay lập tức tạo hiệu ứng cho thị trường bất động sản. Với mức lãi suất thấp nên khi đó gói này đã kích hoạt phân khúc nhà ở xã hội, lan tỏa giúp thị trường hồi phục nhanh chóng.
Còn với gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân hiện vẫn chưa “ăn thua” vì lãi suất còn cao so với thu nhập của người dân đang giảm sút thê thảm. Chính vì vậy, ông Lâm cho rằng, cần giảm lãi suất về mức 5%-6% như trước để người mua nhà ở thực có thể tiếp cận và thu hút khách hàng, nhà đầu tư sớm tham gia thị trường.
Chia sẻ trên báo chí mới đây, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho hay, gần đây, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất huy động nhưng không đáng kể, chủ yếu là những ngân hàng lớn, còn ngân hàng nhỏ chưa giảm bởi nhiều vấn đề như e ngại nợ xấu, khát vốn…Còn lãi suất cho vay thì hầu như đứng im.
Muốn lãi suất cho vay giảm thì lãi suất huy động phải giảm ít nhất 1%, bởi các ngân hàng luôn có biên độ giữa chi phí vốn và lãi suất cho vay. Do đó, lãi suất cho vay giảm chỉ khi NHNN phải bơm một lượng tiền lớn vào lưu thông qua hệ thống liên ngân hàng để các ngân hàng có tiền, dư thanh khoản mới có thể hạ lãi suất huy động xuống.
Vị chuyên gia này cho rằng, chưa thể chắc chắn được thời điểm nào lãi suất cho vay sẽ giảm mạnh . Nhưng nếu giảm được, lãi suất cho vay sẽ giảm rất nhanh và không có độ trễ. Trước đây, độ trễ của việc giảm lãi suất cho vay so với lãi suất huy động khoảng 2 - 3 tháng. Nhưng tại thời điểm này thì có thể trong vòng 1 tháng là kéo được mặt bằng lãi suất cho vay, nếu hạ được lãi suất huy động .
Chia sẻ tại Hội thảo mới đây, nhiều doanh nghiệp địa ốc đều bày tỏ quan điểm Ngân hàng Nhà nước cần sớm giảm lãi suất để thúc đẩy nhu cầu mua bán bất động sản. Đây là thời điểm thích hợp để người dân sửa chữa, nâng cấp nhà ở. Trước hết cần khuyến khích những dự án nhỏ, từ sự chuyển đổi cấp vi mô đến chuyển biến ở các dự án lớn hơn, từng bước phục hồi lĩnh vực xây dựng, mua bán bất động sản.
Gần đây, lãi suất điều hành đồng loạt hạ nhiệt là tín hiệu tích cực giúp thị trường bất động sản có thêm cơ hội để sớm hồi phục.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế nhìn nhận, khi lãi suất điều hành giảm thì lãi suất vay cũng sẽ giảm. Điều này sẽ có ba tác động tích cực cho cả bên bán và bên mua.
Cụ thể, áp lực chi phí vốn đối với chủ đầu tư sẽ giảm bớt do tiếp cận được nguồn vốn vay với mức lãi suất hợp lý hơn. Từ đó có thể đưa ra chính sách bán hàng hấp dẫn hơn, góp phần thúc đẩy thanh khoản trên thị trường bất động snar. Đồng thời, chủ đầu tư có thêm nguồn lực để hoàn thiện các dự án dang dở, cũng như triển khai các dự án mới. Kết quả là nguồn cung mới sẽ được bổ sung cho thị trường.
Ngoài ra, nhu cầu mua bất động sản của khách hàng khởi sắc hơn. Trước đây, lãi suất cho vay ở mức cao là một trong những rào cản lớn đối với việc khách hàng ra quyết định mua bất động sản. Do vậy, khi lãi suất vay vốn giảm sẽ thúc đẩy nhu cầu mua bất động sản của khách hàng.
Có thể thấy, mặt bằng lãi suất giảm sẽ là động lực giúp thị trường bất động sản ấm hơn khi tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn với vay tín dụng. Hơn hết là góp phần tạo tâm lý tích cực cho thị trường, giúp nhà đầu tư khôi phục niềm tin. Giới chuyên gia dự đoán, nếu mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm cùng với việc Chính phủ có thêm những động thái hỗ trợ và các doanh nghiệp chủ động “cứu mình”, thị trường này sẽ có khả năng khởi sắc từ cuối năm 2023.
Bảo Anh
Mùa quýt hạ nhưng chắc gì vay nổi
bi quan quá, đầu tư phải lạc quan lên bác
Các bác đã thấy có ở đâu lãnh đạo yêu cầu, ko thực hiện mà nv yên ổn ko??? Đừng nghĩ nó đơn giản. Tuy nhiên hạ lãi phải cần một khoảng tg lên kế hoạch, trình ký phê duyệt, ban hành và áp dụng…
Phải có quy trình xuyên xuất
chúng ta dưới cái nhìn kinh tế đơn thuần của nhà đầu tư thì thấy vậy chứ các lãnh còn nhiều góc độ khác nên họ phải cân đối nhiều thứ, phải làm từng bước
Thời điểm này là thời kì gom hàng của tay to để chuẩn bị cho một con sóng. Họ có cái nhìn hơn ta, có thông tin trước ta. Nói chung nhỏ lẻ luôn là người đi sau
ĐTC và BĐS tích luỹ vậy đẹp rùi nha người ae
Gom đầu tư công chưa ae
Tin này mà thành sự thật thì chứng cháo chắc lên cơn động kinh hết quá.
Kỳ vọng hạ lãi suất điều hành 50 điểm cơ bản ngay trong tháng 5
HOÀNG HUY, CFA - MSVN | 09/05/2023, 05:00:19
Trong tháng 5, chúng tôi kỳ vọng NHNN sẽ hạ lãi suất điều hành (trần lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng, lãi suất tái cấp vốn) thêm 50 điểm cơ bản do lạm phát trong nước giảm.
Thêm chính sách kích cầu
Mức tăng trưởng Q1/2023 đáng thất vọng đạt 3,32% đã thúc đẩy chính phủ thực hiện nhiều biện pháp kích thích hơn. Nhiều chính sách hỗ trợ đã được đưa ra vào tháng 4/2023, cố gắng tái tăng tốc nền kinh tế.
Chính sách kích cầu đồng bộ cả tài khóa - tiền tệ đang tiếp tục được triển khai. Ảnh minh họa: BVB
Về mặt tài khóa, ngoài 240 nghìn tỷ đồng chi cho nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe và đầu tư công 2022-2023, chương trình kích cầu Covid vẫn còn nguyên vẹn. Bộ Tài Chính thống nhất gia hạn nộp tiền chậm nộp thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất đến hạn nộp từ tháng 3-8/2023. Bộ cũng đang đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô đồng thời tìm kiếm sự chấp thuận chính thức của Quốc hội về việc cắt giảm 2% GTGT trong năm nay. Tổng khoản thanh toán gia hạn khoảng 123 nghìn tỷ đồng và khoản cắt giảm thuế GTGT khoảng 35 nghìn tỷ đồng lớn bằng các gói cứu trợ tương tự giai đoạn Covid từ 2020-2022.
Về mặt tiền tệ, NHNN được cho là đã tích lũy được khoảng 4,8 tỷ USD dự trữ ngoại hối trong 4 tháng đầu năm 2023 tính đến cuối tháng 4/2023, nghĩa là bơm 110 nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế. Ngay cả khi rút ròng 44 nghìn tỷ đồng/1,9 tỷ USD trên thị trường OMO (Nghiệp vụ thị trường mở), tổng thể là bơm ròng 66 nghìn tỷ đồng/2,9 tỷ USD, đây là một sự khác biệt đáng chú ý so với cuối năm 2022 khi NHNN hút ròng 570 nghìn tỷ đồng/24,7 tỷ USD (530 nghìn tỷ đồng/23 tỷ USD từ bán USD và 40 nghìn tỷ đồng/1,7 tỷ USD rút ròng trên thị trường OMO) ra khỏi nền kinh tế. (Cập nhật đến tháng 5 theo công bố của NHNN, NHNN đã tích lũy được tới 6 tỷ USD, tăng cao hơn so với mức tính toán của các định chế -BT).
Ngoài ra, NHNN không chỉ công bố cắt giảm 50 điểm cơ bản đối với trần lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng và lãi suất tái cấp vốn mà còn ban hành Thông tư 02, cho phép tạm giãn, hoãn nợ đối với các công ty trong nước đang gặp khó khăn với dòng tiền eo hẹp.
>> Giữ nguyên dự báo VN-Index đạt 1.400 điểm vào cuối năm
Hầu hết các hỗ trợ mà chính phủ đã sử dụng trong thời kỳ Covid -19 đang được tái áp dụng. Quy mô cũng tương tự. Nhưng các chính sách cần một vài tháng để phản ứng vào nền kinh tế. Việc hạ lãi suất điều hành 50 bps vào cuối tháng 3/2023 vẫn chưa thành hiện thực với lãi suất cho vay thấp hơn. Tăng trưởng tín dụng tiếp tục giảm xuống 9,7% n/n vào ngày 20/04/2023 từ mức 10,5% vào cuối tháng 3/2023.
Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi dần dần và đáng kể từ Q3/2023. Vào tháng 5, chúng tôi kỳ vọng NHNN sẽ hạ lãi suất điều hành (trần lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng, lãi suất tái cấp vốn) thêm 50 điểm cơ bản do lạm phát trong nước giảm (2,81% n/n vào tháng 4, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4,5%) và mức lãi suất của Fed có thể đạt đỉnh ở mức 5,125 % (sau khi tăng 25 điểm cơ bản vào ngày 3/5/2023).
Dòng tiền đang trở lại
Sự hỗ trợ của Chính phủ không chỉ được áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế mà còn đặc biệt cho thị trường bất động sản
NHNN đang cố gắng bơm thanh khoản trực tiếp cho các nhà phát triển. 4 NHTM (Vietnambank, BIDV, Agribank và Vietinbank) đã khởi động gói cho vay 120 nghìn tỷ đồng cho chương trình nhà ở xã hội. NHNN ban hành Thông tư 03 để tạm thời cho phép các NHTM mua trái phiếu chưa niêm yết cho đến ngày 31/12/2023 và đang cân nhắc giảm tỷ trọng rủi ro pháp lý áp dụng cho một số khoản vay liên quan đến bất động sản.
Mặt khác, chính quyền địa phương, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh, đang cố gắng giải quyết các vấn đề cấp phép dự án bất động sản, đây là một trong hai nút thắt chính đối với thanh khoản của các nhà phát triển bên cạnh lãi suất cao.
Những hành động pháp lý sau hội nghị Thủ tướng Chính phủ chủ trì vào ngày 17/02/2023 như: Nghị định 10 ban hành nhằm hợp pháp hóa sản phẩm condotel và officetel kết hợp giữa khách sạn và căn hộ hoặc văn phòng và căn hộ; Ngày 19/4/23, Thành phố Hồ Chí Minh cho phép The Grand Manhattan của Novaland tiếp tục xây dựng. Đây là một trong 7 dự án được nhắm mục tiêu để khắc phục sự cố cấp phép; Ngày 20/4/23, Novaland công bố báo cáo thường niên năm 2022 thể hiện mục tiêu bàn giao sản phẩm tại NovaWorld Hồ Tràm, NovaWorld Phát Thiết, Aquacity bắt đầu từ Q2.23. Tập đoàn cũng kỳ vọng sẽ bắt đầu lộ trình tái cấu trúc và phục hồi từ quý 3/2023 trở đi; Ngày 24/4/23, thành phố chấp thuận cấp sổ hồng cho người mua nhà 6 dự án của Hưng Thịnh Land. Hơn nữa, thành phố hiện đang sàng lọc và nghiên cứu các giải pháp cấp phép cho khoảng 455 dự án bất động sản trên toàn thành phố… thể hiện những chuyển động mới.
Theo thống kê, có 11,3 nghìn tỷ trái phiếu bất động sản đáo hạn vào tháng 5/2023, cao hơn 40% so với mức 7,2 nghìn tỷ đồng trong tháng 4/2023. Số tiền này sẽ tăng gấp đôi vào tháng 6/2023 và tiếp tục tăng lên 31 nghìn tỷ đồng vào tháng 9/2023, cho thấy áp lực đáng kể đối với các nhà phát triển địa phương. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng những nỗ lực gần đây của Chính phủ sẽ giúp giảm bớt áp lực. Tiền mặt đang lưu thông trở lại giữa các chủ đầu tư, ngân hàng và người mua nhà và niềm tin thị trường đang dần phục hồi theo quan điểm của chúng tôi.
NVL cũng đang lên kế hoạch cho một lộ trình tái cấu trúc và phục hồi toàn diện từ Q3/2023. Chúng tôi tin rằng những động thái này sẽ giúp giảm bớt áp lực thanh khoản đối với các nhà phát triển trong những tháng tới trong bối cảnh trái phiếu đến hạn đang tăng lên.
Với khả năng cắt giảm lãi suất thêm 50 bps vào tháng 5, chúng tôi nhắc lại quan điểm tích cực đối với các ngành và cổ phiếu theo chu kỳ. Chúng tôi lại chọn TCB, vốn bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những lo ngại về thị trường trái phiếu và bất động sản và cho rằng giá TCB đã giảm về mức hấp dẫn. Chúng tôi nhấn mạnh STB một lần nữa về khả năng lợi nhuận quay lại (sau khi xử lý xong nợ kế thừa) và tiềm năng bán cổ phần của cựu Chủ tịch. Bên cạnh đó là khuyến nghị KDH và NLG, hai nhà phát triển tầm trung nổi tiếng với tỷ lệ đòn bẩy thấp và ảnh hưởng bởi thị trường trái phiếu ở mức tối thiểu, và đặc biệt là quỹ đất sạch. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, giữ quan điểm tích cực với QNS nhờ xu hướng tăng giá đường nội địa đang diễn ra.
ai bán đtc và bđs giai đoạn này sẽ mất hàng thôi
đấy bác nào bán hôm qua chẳng phải khg đúng thời điểm khg! Bán thì hôm nay xanh đó bán đi
Bds là thiên thơi
C4G, DIG và CEO ôm cho lên đỉnh luôn đi bác