5 yếu giúp cổ phiếu Chứng khoán tiếp tục tăng, vượt đỉnh lịch sử
Bức tranh kinh doanh khởi sắc cùng với nhiều kỳ vọng lớn đang giúp các cổ phiếu Chứng khoán bay cao trong suốt 1 năm 2023. Tính từ đầu năm, cổ phiếu VND đã tăng 65%, SSI tăng 102%, VCI tăng 85%, SHS tăng 125%, FTS tăng 170%, CTS tăng 124%, BSI tăng 199%, MBS tăng 112%, VIX tăng 203%,… VIX thậm chí đang áp sát đỉnh lịch sử trong khi nhiều mã khác cũng tiệm cận giá cao nhất 12 - 18 tháng.
Mặc dù có mức tăng tốt trong năm qua nhưng hiện tại phần lớn nhóm cổ phiếu này vẫn còn cách khá xa với đỉnh lịch sử năm 2022. P/B vẫn dưới mức trung bình 3 năm do vậy dư địa tăng trưởng vẫn còn lớn, nhất là khi dòng tiền có xu hướng quay lại với nhóm cổ phiếu có nhiều câu chuyện tăng, có nền tảng cơ bản tốt, cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu phục hồi,…trong năm 2024.
Anh Chị Em NĐT cùng NgotMienTay điểm qua 8 yếu tố giúp nhóm này tiếp tục bức phá trong năm mới 2024.
Thứ nhất - kỳ vọng áp dụng hệ thống giao dịch KRX vào quý 1/2024: Theo kế hoạch, phía Việt Nam đã tổ chức kiểm thử đợt kiểm thử cuối cùng (FAT) trong tháng 12/2023 và dự kiến KRX hoàn thành công tác chuẩn bị hệ thống vào những tháng đầu quý 1/2024 để sẵn sàng triển khai sẽ áp dụng sau đó.
Nhiều sản phẩm giao dịch mới như mua bán khống, giao dịch T0 cho phép cải thiện khả năng thanh toán nhanh, lưu ký, ký quỹ, rút ngắn thời gian thanh toán, hợp đồng quyền chọn (option contract),… tạo tiền đề giải quyết các nút thắt để tiến tới được nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi như: thanh toán bù trừ trung tâm (CCP), nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, thu hút dòng vốn đầu tư trong ngoài nước, từ đó có lợi cho hoạt động kinh doanh của các Cty Chứng khoán thông qua một số sản phẩm đầu tư mới.
Thứ hai – vĩ mô tăng trưởng ổn định: Đẩy mạnh dòng tiền ra thị trường, phấn đấu tăng trưởng tín dụng đạt 15% là mục tiêu đã được Chính phủ đề ra trong năm 2024. Tuy tăng trưởng tín dụng có gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong năm cũ 2023 do nhiều yếu tố khác nhau đến từ trong và ngoài nước. Thế nên ngay từ những ngày đầu năm mới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024. Trong đó gồm 8 nhiệm vụ được nêu ra rất rõ trong chỉ thị này.
Như vậy, không ngoại trừ khả năng việc thực thi các giải pháp cấp bách để đẩy mạnh hơn nữa tín dụng ngay từ những ngày đầu năm mới sẽ tiếp tục diễn ra. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động (từ tháng 3 – 6/2023) nhằm tạo dư địa cho việc hạ lãi suất đầu ra.
Thêm vào đó, với việc Thông tư 02 và Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung mới trong năm 2023 và nhiều khả năng được tiếp tục gia hạn đến cuối năm 2024 (cho phép khách hàng cá nhân, tổ chức, DN vay tiền ở ngân hàng này trả nợ cho ngân hàng khác với lãi thấp hơn, giữ nguyên nhóm nợ, gia hạn nợ,…), ngoài việc hỗ trợ giảm lãi cho khách hàng cũng trở thành yếu tố chính để các nhà băng phải đồng loạt hạ lãi theo mặt bằng lãi suất mới, nhất là các ngân hàng lớn đã áp dụng như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Techcombank,…
Trong năm qua cùng với hoạt động đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn bằng cái gói tín dụng riêng như ngành Thủy sản,Tín dụng nhà ở xã hội,… Vốn FDI tiếp tục tăng mạnh trong năm qua và tăng mạnh nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Dự kiến năm 2024 có thể còn gia tăng hơn nữa khi làn sóng đầu tư từ Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Trung Quốc, châu Âu,… đang ồ ạt đổ ạt đổ vào Việt Nam qua các chuyến thăm và gặp gỡ của các nguyên thủ quốc gia trong những tháng cuối năm 2023. Cho thấy khả năng thu hút dòng vốn ngoại của dải đất hình chữ S liên tục được tiếp nối.
Với thặng dư thương mại kỷ lục 28 tỷ USD trong năm 2023 cao gấp hơn 2,5 lần năm 2022. Trong năm 2024 dự báo con số này tiếp tục tăng trong bối cảnh lạm phát thấp duy trì dưới mức 4% và tỉ giá ổn định, các chỉ số sản xuất công nghiệp cải thiện, tiêu dùng có xu hướng tăng trở lại, quyết liệt trong đầu tư công,… mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,3-6.5% là hoàn toàn khả thi. Vĩ mô ổn định sẽ giúp thị trường chứng khoán gia tăng thanh khoản.
Thứ ba - bức tranh kinh doanh sẽ tiếp tục cải thiện mạnh: Sự ổn định vĩ mô cũng cách chính sách điều tiết của Chính phủ đang giúp thị trường chứng khoán vận động đi lên các vùng đỉnh cũ, hàng trăm cổ phiếu cũng bốc đầu tăng, thậm chí vượt đỉnh cũ ngay từ những ngày đầu năm mới 2024.
Thanh khoản thị trường liên tục duy trì ở mức trên cao ngay từ năm mới 2024, quanh mức 15k tỷ/phiên(tăng hơn 30% so với đầu năm 2023) trong bối cảnh một lượng tiền không nhỏ chuyển từ kênh lãi suất sang kênh cổ phiếu.
Theo thống kê từ các Cty Chứng khoán VN-Index hồi phục mạnh từ cuối quý 2-2023 đưa tổng dư nợ margin tăng lên mức hơn 163.000 tỉ đồng cuối quý 3-2023. Tuy nhiên trong quý còn lại của năm 2023, VN-Index bị “thổi bay” hơn 18%, kèm theo đó là sự suy giảm mạnh về tổng dư nợ margin toàn thị trường. Mặc dù margin có tăng trở lại trong quý 4/2023 nhưng vẫn ở mức thấp đáng kể so với quý 1/2022 nên dư địa cho vay còn rất lớn. Qua đó giúp ngành Chứng khoán được kỳ vọng tăng 26% so với năm 20203 lên mốc 1.420 điểm.
Với tiềm năng trên, nguồn thu từ hoạt động cho vay trong năm qua cùng với thu lãi tự doanh vẫn sẽ là chủ lực trong tổng doanh thu hoạt động của các Cty Chứng khoán trong các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, những công ty chứng khoán Top đầu còn có thể gia tăng doanh thu nhờ vào hoạt động môi giới trong xu hướng vận động tích cực theo thị trường.
Thứ tư - kỳ vọng nâng hạng thị trường: Ngày 11/7/2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký ban hành Nghị quyết 86 của Chính phủ về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững trong đó có mục tiêu quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ số, khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để thu hút vốn đầu tư.
Cụ thể: cuối tháng 8 vừa qua, tại Hồng Kông (Trung Quốc), Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương đã chủ trì Hội nghị Gặp gỡ các nhà đầu tư tổ chức và các đối tác với chủ đề: “Khai mở tiềm năng thị trường chứng khoán Việt Nam – hướng tới vị thế thị trường mới nổi”.
Tại sự kiện, nhiều tổ chức, quỹ đầu tư lớn đã chỉ ra 2 nhóm vấn đề trọng yếu cần tập trung cải thiện và có những biện pháp tháo gỡ nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường trong thời gian tới đó là: Yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (prefunding) và giới hạn sở hữu nước ngoài. Cả 2 vấn đề này đều cần có sự phối hợp thiết thực của các cơ quan, bộ ngành có liên quan để tháo gỡ như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo các quan điểm chia sẽ, các vấn đề trên đang được tập trung tháo gỡ, cải thiện, và kỳ vọng đến cuối năm 2024 - đầu 2025 sẽ đạt được các tiêu chuẩn trên. Từ đó sẽ giúp thu hút dòng vốn ngoại vào mạnh, ít nhất thêm 3 - 4 tỷ USD thông qua các quỹ ETF.
Thứ năm - tăng trưởng của DN niêm yết: Động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán sẽ đến từ mức tăng trưởng lợi nhuận cao và định giá hấp dẫn hiện tại. Với mức tăng trưởng lợi nhuận trung bình 19,8% của các doanh nghiệp niêm yết, sau khi sụt giảm 3,4% trong năm 2023, nhờ sự dẫn dắt của các ngành Bán lẻ, Thép, CNTT-Phần mềm, Đầu tư công và Ngân hàng. Định giá P/E của VN-Index cho năm 2024 sẽ về khoảng 9,6 lần với mặt bằng giá cổ phiếu hiện tại, gần như là mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Mức này cũng thấp hơn khoảng 25% so với mức định giá của các nước ASEAN-5 Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan.
Thứ sáu – ổn định lãi suất, lạm phát: Năm ngoái, đồng USD quay đầu tăng giá mạnh trở lại trong quý 3 khiến các nhà điều hành lo ngại đồng VND mất giá đã phải liên tục có những động thái để bảo vệ tỷ giá, lạm phát bằng các biện pháp nghiệp vụ Ngân hàng mở. Sang năm 2024 áp lực tỷ giá từ bên ngoài giảm, bên trong lạm phát cũng đã qua đỉnh và ổn định trở lại.
Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp và đầu tư công được đẩy mạnh. Với dự báo các yếu tố khách quan về áp lực lạm phát và tỷ giá sẽ hạ nhiệt trong năm 2024, trong khi nợ công vẫn đang ở mức thấp, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa mở rộng sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2024.
Yếu tố này không chỉ hỗ trợ thị trường từ góc độ tăng trưởng kinh tế mà còn tác động trực tiếp giúp dòng tiền vào thị trường chứng khoán được cải thiện, định giá cổ phiếu tăng, đặc biệt ở các nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp hưởng lợi từ yếu tố này.
Bối cảnh kinh tế hiện tại cũng đang ủng hộ kịch bản này khi tỷ giá được dự báo duy trì ổn định quanh 23,000-23,100 VND/USD và công cụ ổn định tỷ giá cũng được tăng cường khi NHNN mua vào khoảng 6 tỷ USD trong năm 2023, cùng với lượng kiều hối dịp Tết, nâng dự trữ ngoại hối lên mức hơn 90 tỷ USD. Theo dự báo, dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm nay lên hơn 110 tỷ USD, tăng 10,5-11% so với năm 2023. Mặt khác, lạm phát bình quân dự kiến tiếp tục xu hướng giảm và nằm trong mục tiêu kiểm soát dưới 4% cũng là yếu tố quan trọng trong kịch bản này.
Hơn nữa, độ trễ của việc NHNN giảm 4 lần lãi suất điều hành trong quý 2/2023 sẽ được thẩm thấu vào nền kinh tế rõ nét hơn trong năm nay. Điều này cũng sẽ thúc đẩy dòng tiền trong nền kinh tế tiếp tục mở rộng và luân chuyển nhanh hơn.
Việc lãi suất giảm thúc đẩy dòng tiền chảy từ gửi tiết kiệm sang các kênh đầu tư khác nhằm tìm kiếm tỷ suất lợi nhuận cao hơn, trong đó chứng khoán được dự báo tiếp tục là kênh thu hút dòng tiền mạnh trong năm 2024.
Thứ bảy – tín hiệu hạ lãi suất từ Fed: Việc Fed xoay chiều chính sách trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt tích cực và có thể tránh được 1 cuộc suy thoái. Kết quả cuộc họp chính sách tháng 12/2023 của FED, biểu đồ dot-plot, các bài phát biểu của quan chức Fed, và dự báo của thị trường thông qua công cụ CME FED Watch đều cho thấy khả năng gần như chắc chắn Fed sẽ hạ lãi suất ở 1 thời điểm nào đấy trong năm 2024. Dự kiến Fed sẽ có 3 lần hạ lãi suất, sớm nhất là cuối quý 1/2024 với tổng cộng 0,75 điểm %. Đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán toàn cầu cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ tám – kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm: Nến kinh tế lớn thứ 2 thế giới tăng trưởng chậm lại là kịch bản tích cực với phần còn lại của thế giới trong năm 2024. Sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc là yếu tố rủi ro đáng chú ý trong năm 2024, khi quốc gia này mở cửa không thành công sau khi kết thúc chính sách zero-Covid đầu năm 2023 và các vụ vỡ nợ của doanh nghiệp bất động sản lớn trong nước liên tục diễn ra. Do đó việc nền kinh tế tỷ dân tăng trưởng chậm là kịch tốt nhất cho thế giới trong năm rồng.
Rủi ro: rủi ro đáng chú ý nhất của năm 2024 sẽ đến từ các sự kiện xung đột địa chính trị, hay việc kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp với các nền kinh tế đầu tàu như Mỹ và Trung Quốc rơi vào suy thoái trầm trọng. Ở trong nước, các yếu tố rủi ro chính đến từ áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp năm 2024 ở mức cao kỷ lục, xuất hiện các sự kiện ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng tương tự sự kiện SCB, hay triển vọng thị trường bất động sản trở nên tiêu cực hơn kỳ vọng.
Với mong muốn đồng hành cùng cộng đồng nhà đầu tư cá nhân, NgotMienTay chia sẻ đến ACE NĐT những phân tích trên, dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình. Mọi nhận định trên là quan điểm cá nhân để ACE NĐT tham khảo, có thêm góc nhìn.
Anh Chị NĐT có nhu cầu làm CTV với mức hoa hồng hấp dẫn tại SSI vui lòng liên hệ em qua Za.lo 0362 762 967 hoặc sđt 0934 115 956