8 mã chứng khoán của Việt Nam được vào rổ MSCI Frontier Markets Small Cap

, , , , , , ,

Đánh thuế căn hộ cho thuê tác động như thế nào đến thị trường?

Thứ 6, 14/05/2021, 10:29

Theo đó, bà Hương cho rằng, thu thuế BĐS cần nhìn trên bức tranh tổng thể để có giải pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng sản phẩm. Thuế là công cụ để điều tiết hành vi sản xuất và tiêu dùng. Một trong những tiêu chí rất quan trọng là phải đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho các bên tham gia. Việc áp thuế vào các căn hộ chung cư cho thuê cần làm rõ các vấn đề:

Thứ nhất, tại sao chọn căn hộ chung cư cho thuê để thí điểm thu thuế mà không phải là các sản phẩm BĐS khác.

Thứ hai, tác động đến hành vi tiêu dùng và nhà đầu tư như thế nào?

Thứ ba, các vấn đề phát sinh liên quan đến việc thu thuế cần phải lường trước. Ví dụ mức thuế cần tính lũy tiến theo mức giá thuê, nếu khách mua có vay NH thì có áp dụng được khấu trừ phần tiền lãi phải trả cho ngân hàng? Mức thuế áp dụng cho tài sản cho thuê đầu tiên hay có nhiều tài sản có khác nhau hay không?

Ngoài ra các thủ tục khai báo và nộp thuế phải đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện cho người dân.

“Chứ thủ tục hành chính theo kiểu vừa phải đóng tiền vừa phải tốn kém thời gian sẽ không khuyến khích người dân tự nguyện tuân thủ”, bà Hương nhấn mạnh.

Nói về chính sách thu thuế căn hộ tác động thế nào đến thị trường BĐS chung cư, bà Hương cho rằng, chính sách này chắc chắn sẽ có tác động đến đối tượng thuê nhà, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên, người lao động thu nhập thấp. Vì vậy cần phải phân loại để có cơ chế khuyến khích cho các đối tượng này có điều kiện thuê nhà với giá hợp lý và ổn định cuộc sống, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

“Với giá nhà tại các khu vực nội thành đang tăng cao, cơ hội sở hữu nhà vừa túi tiền càng xa vời thì việc giải quyết bài toán nhà ở bằng giải pháp thuê nhà là con đường duy nhất của đại đa số người lao động thu nhập thấp. Vì vậy cần cân đối lợi ích hài hòa của các bên Nhà nước, chủ nhà cho thuê và người thuê để các bên đều chấp nhận và tuân thủ nghiêm túc sẽ là giải pháp bền vững trong lâu dài mà không phải suy nghĩ đến việc né tránh hay luồn lách gây phiền hà đến các bên”, bà Hương chia sẻ.

Nhận định xung quanh câu chuyện đánh thuế căn hộ chung cư, ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho hay, theo quy định của Bộ Tài chính, chủ nhà có thu nhập từ việc cho thuê hằng năm cao hơn 100 triệu đồng sẽ phải chịu 5% thuế giá trị gia tăng và 5% thuế thu nhập cá nhân – được nêu trong Công văn số 92/2015/BTC ban hành ngày 15/06/2015.

Như vậy, đây là loại hình thuế không mới tại Việt Nam. Với chương trình thí điểm của Tp.HCM nhằm đánh thuế căn hộ cho thuê, thực hiện hiệu quả hơn quy định hiện hành, người có căn hộ cho thuê sẽ chịu ảnh hưởng 5% từ thu nhập có được vì họ không thể né tránh mức thuế này thêm được nữa.

Khi được hỏi chính sách này tác động thế nào đến thị trường BĐS, vị chuyên gia này cho hay, các nhà đầu tư mua BĐS với hai mục tiêu chính về lợi nhuận: lãi về vốn (capital gains) và tỷ suất lợi nhuận cho thuê (rental yield). Lãi về vốn là mức lợi nhuận có được từ việc bán đi tài sản trong khi tỷ suất lợi nhuận cho thuê, như tên gọi của nó, là phần thu nhập có được từ việc cho thuê bất động sản. Việc đánh thuế căn hộ cho thuê không ảnh hưởng đến lãi về vốn nhưng tỷ suất lợi nhuận cho thuê sẽ giảm đi 5%. Việc này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến thị trường căn hộ với hai lý do chính.

Đầu tiên, lãi về vốn thường chiếm tỷ lệ lớn xét về tổng lợi nhuận của nhà đầu tư. Thứ hai, mức thuế thu nhập cho thuê chỉ là 5%. Với tiềm năng của thị trường BĐS Việt Nam vốn đang có sức cầu cao, nhà đầu tư sẽ vẫn nhìn ra được sức hấp dẫn về dài hạn của thị trường này – được xem là “hầm trú ẩn” an toàn và giá trị tăng lên theo thời gian.

Theo ông Jackson, việc chủ căn hộ có quyết định tăng giá thuê hay không phụ thuộc vào mối quan hệ cung – cầu của thị trường căn hộ cho thuê. Ví dụ, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 khiến cho một số lượng lớn căn hộ không có khách thuê, các chủ căn hộ sẽ không tăng giá thuê, không đẩy thêm áp lực sang phía người đi thuê. Nếu kinh tế hồi phục tương đương mức trước khi đại dịch xảy ra, thời điểm mà nhu cầu thuê căn hộ rất cao ở nhiều quận trung tâm và các dự án lớn, nhiều chủ căn hộ có thể sẽ tính đến chuyện tăng giá cho thuê.

Hạ Vy

Đây mới là nguyên nhân chính khiến đất nền quay đầu giảm nhiệt

Thứ 6, 14/05/2021, 09:08

Như đã thông tin, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, hiện tượng giá đất tăng xuất hiện tại nhiều địa phương, giá đất tăng tạo ra những cơn sóng sốt đất khó tin. Đất đai sôi sục khắp nơi, giá tăng chóng mặt, trung bình tăng 10% sau 1 tháng. Cục bộ một số nơi tăng 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng. Nhiều nơi, người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất. Tiền gửi ngân hàng cũng được rút ra để đi đầu tư.

Theo Hội môi giới BĐS Việt Nan, nguyên nhân chính của hiện tượng sốt đất là bởi, khung giá đất được chính quyền các địa phương đồng loạt điều chỉnh tăng tăng 15-20%; Nhu cầu ở vẫn rất mạnh trên toàn thị trường nhưng việc phê duyệt đầu tư các dự án BĐS, tạo nguồn cung vẫn chưa có tín hiệu khả quan. Vì vậy, nguồn cung trên thị trường không được cải thiện, vẫn thiếu. Đặc biệt là các dự án nhà ở phân khúc bình dân, nhà ở xã hội và dự án đất nền.

Cùng với đó, nhu cầu đầu tư, gửi tiền vào đất tăng mạnh, đột biến do đầu tư các ngành kinh tế khác không hiệu quả bởi dịch bệnh; Lãi xuất ngân hàng giảm sâu cộng với việc đầu tư ngắn hạn thời gian vừa qua vào chứng khoán và vàng có lãi lớn nên nhiều nhà đầu tư nhanh chóng chốt lãi và găm giữ bằng đất.

Đó là tình hình diễn ra trong các tháng của quý 1, còn hiện tại cơn sốt đất đã có dấu hiệu “giảm nhiệt” trên diện rộng, một số khu vực nóng sốt đã có hiện tượng NĐT khó bán ra, thậm chí bán giảm giá.

Ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho rằng, đại dịch Covid-19 khiến người dân có xu hướng tích lũy tài sản mà việc đầu tư vào BĐS được xem là “hầm trú ẩn” an toàn bởi kênh đầu tư này có giá trị tăng trưởng tốt trong dài hạn. Theo tâm lý chung của đại đa số người Việt, BĐS được ưa chuộng hơn các loại hình đầu tư khác như chứng khoán và ngoại tệ bởi đầu tư vào nhà đất không yêu cầu cao về phân tích, phán đoán về thị trường như các kênh đầu tư còn lại. Lãi suất cho vay cũng như lãi suất huy động ngân hàng vẫn có xu hướng tiếp tục giảm. Do đó, thị trường BĐS vừa đón nhận thêm lượng vốn đầu tư từ dòng tiền nhàn rỗi trong người dân dẫn đến sức mua cao. Qua đó đẩy mức giá BĐS tăng trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc đầu tư vào đất nền không mang lại lợi nhuận ngay lập tức. Do vậy, các nhà đầu tư cần nhiều thời gian để phát triển đất thành dự án BĐS hoặc chờ giá trị của thửa đất gia tăng. Từ đó, thị trường trong giai đoạn gần đây có dấu hiệu chững lại.

Cùng với đó, việc chính quyền nhiều địa phương tăng cường quản lý trong thời gian qua cũng khiến thị trường có dấu hiệu được điều tiết. So với các thời điểm sốt đất trước, nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm và tỉnh táo hơn khi quyết định “xuống tiền”.

Còn theo ông Mai Đức Toàn, Giám Đốc Khối Kinh Doanh và Tiếp Thị Tập đoàn CNT Group có 3 nguyên nhân khiến cơn sốt đất giảm nhiệt nhanh chóng.

Thứ 1, sự phản ánh, cảnh báo dồn dập trên các phương tiện truyền thông khiến cho nhiều nhà đầu tư cảnh giác không lao vào cơn sốt đất, không có dòng vốn để tiếp tục thanh khoản, ra hàng khiến cơn sốt đất bị chặn đứng. So với các thời điểm sốt đất trước, nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm và tỉnh táo hơn khi quyết định.

Thứ 2, các địa phương sốt đất trong thời gian qua đều gắn với thông tin quy hoạch chưa rõ ràng, chỉ qua lời “đồn thổi của cò đất” nên khi chính quyền vào cuộc xác minh, tăng cường quản lý và thông tin minh bạch khiến nhà đầu tư “vỡ mộng”. Để hạn chế sốt đất, cơ quan quản lý đã siết tín dụng BĐS, thanh kiểm tra việc sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sự dụng đất ruộng, đất rừng… Các tỉnh thành cũng có có xu hướng giám sát các biến động giá giao dịch đất đai khi bị đặt vấn đề quy trách nhiệm cho chính quyền địa phương nếu đất tăng nóng. Khi nhà nước quản lý chặt và đưa ra các cảnh báo, nhà đầu tư cũng bắt đầu bình tĩnh khiến thị trường giảm nhiệt hơn.

Thứ 3, giá ở “đỉnh chu kỳ” của cơn sốt đất liên tục bị thổi phồng lên gấp nhiều lần so với giá trị thực chỉ trong thời gian ngắn với mục đích chủ yếu là đầu cơ thay vì dựa trên nhu cầu có thực. Và khi không phản ánh nhu cầu thực, nguồn “cầu” nhanh chóng bị đứt gãy thì cơn sốt dừng lại là điều tất yếu.

Bảo Anh

Ra tay hạ “cơn sốt” giá thép

Thứ 6, 14/05/2021, 16:48

Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép áp dụng các biện pháp nhằm giảm giá thép.

Dự kiến trong năm 2021, Việt Nam sẽ tiếp tục phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế liệu khoảng 6 - 6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn.

Trong khi đó, giá quặng sắt, thép phế liệu, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc được dự báo vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước.

SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TĂNG CAO

Giá thép liên tục tăng cao thời gian vừa qua đã “khuyến khích” các doanh nghiệp thép trong nước đẩy mạnh sản xuất. Trong 4 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp đã nâng công suất lên tới 40% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 4 tháng đầu 2021, các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội đã sản xuất khoảng 10,5 triệu tấn thép thành phẩm các loại, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, sản lượng thép xây dựng tăng 11,4% lên 3,7 triệu tấn. Đây cũng là mặt hàng thép chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Thép cuộn cán nóng (HRC) ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất lên tới 111%, sản lượng đạt gần 2,3 triệu tấn. Thép cán nguội và tôn mạ ghi nhận lần lượt gần 1,8 triệu tấn và 1,9 triệu tấn, đều tăng trên 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng ống thép đạt gần 820.000 tấn, tăng 30%.

Năm 2021 dự kiến kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và tăng trưởng khoảng trên 6%, dự kiến nhu cầu sản phẩm phôi thép sẽ tăng khoảng 6% với năm 2020 và nhu cầu thép của Việt Nam sẽ tăng khoảng 2-3%. Nhu cầu sản phẩm thép các loại dự tính khoảng 27 triệu tấn.

Trong 4 tháng qua, các doanh nghiệp đã tiêu thụ tổng cộng gần 9,5 triệu tấn thành phẩm thép, tăng trưởng 40% so với 4 tháng đầu 2020. Trong đó, tiêu thụ trong nước đạt hơn 7,3 triệu tấn, tăng xấp xỉ 34%; xuất khẩu đạt gần 2,2 triệu tấn, tăng gần 68%.

Về giá thép, thống kê của Hiệp hội thép cho thấy giá bán thép xây dựng tại các nhà máy (chưa tính thuế VAT, trừ chiết khấu) tháng 5/2021 bình quân khoảng 16,3 - 16,5 triệu đồng/tấn tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể, tăng khoảng 1,2 triệu đồng/tấn so với tháng 4. Dự báo nhu cầu đến hết tháng 5 vẫn tốt, song thị trường sẽ có sự cạnh tranh rất lớn từ các nhà sản xuất thép xây dựng hàng đầu Việt Nam. Giá bán sẽ có khả năng điều chỉnh để bù đắp đà tăng trong giá nguyên liệu đầu vào.

Trong khi đó theo khẳng định của Bộ Công Thương, về nguồn cung thép xây dựng, với việc một số dự án thép đã đi vào hoạt động như Dự án Liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất, Dự án Nhà máy luyện thép Nghi Sơn năm 2020 vừa qua nên năng lực sản xuất của thép xây dựng (khoảng 14 triệu tấn) bảo đảm 100% cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.

Về thép cuộn cán nóng (HRC), hiện tại công suất trong nước đạt khoảng từ 5-6 triệu tấn. Tuy nhiên, trong năm 2020, Việt Nam đã nhập siêu thép cuộn cán nóng đến 9,3 triệu tấn (nhập khẩu 10 triệu tấn – xuất khẩu 0,7 triệu tấn). Do vậy, dự kiến trong năm 2021, Việt Nam vẫn tiếp tục phải nhập khẩu một lượng lớn thép cuộn cán nóng để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.

CHẶN ĐÀ TĂNG GIÁ THÉP

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào của sản phẩm thép hiện nay đa phần phải nhập khẩu, như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite… phụ thuộc rất lớn vào giá nguyên liệu thế giới. Trong thời gian gần đây, giá các nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu, cùng với dịch bệnh, thời gian giao hàng kéo dài cũng là những lý do khiến giá thép tăng mạnh.

Giá sắt, thép xây dựng tăng cao đã khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng lâm cảnh khó khăn do chi phí bị đội lên, nhiều nhà thầu được dự báo mất lãi do phụ thuộc vào nguyên liệu và giá đàm phán với chủ đầu tư. Thậm chí có doanh nghiệp đang đứng trước rủi ro phá sản do không thể gánh được mức tăng liên tục của giá sắt, thép trên thị trường hiện nay. Trước nguy cơ lớn từ giá sắt, thép tăng trên thị trường, Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đã phải có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ “cầu cứu”.

Ngành xây dựng “vất vả” do giá thép tăng cao

Mới đây nhất, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản 1545/BXD-KTXD gửi các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam, Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam kiến nghị thực hiện các giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và biến động giá thép đến các hoạt động xây dựng.

Trong đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các địa phương chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường. Đồng thời phải kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp mặt bằng giá thị trường, lưu ý tránh bị tác động của các hiện tượng đầu cơ, thổi giá.

Nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng giá thép, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản 2612/BCT-CN gửi Hiệp hội thép Việt Nam và một số doanh nghiệp ngành thép về việc thúc đẩy sản xuất thép thành phẩm cung ứng ra thị trường.

Nội dung văn bản nêu rõ, để đảm bảo việc đáp ứng nhu cầu sản phẩm thép trong nước, Bộ Công Thương đề nghị Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép khẩn trương rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Đồng thời có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm thép trong nước đang có nhu cầu. Bên cạnh đó, cần thực hiện việc rà soát các đại lý phân phối trong việc cung cấp hàng đến các hộ tiêu thụ, người tiêu dùng, tránh các hiện tượng găm hàng, đẩy giá và cạnh tranh không lành mạnh. “Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu có các khó khăn vướng mắc đề nghị có kiến nghị cụ thể với Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Việt Nam hiện đang là thành viên của 14 hiệp định thương mại tự do (FTA), mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tại một số hiệp định này đối với các mặt hàng thép xây dựng tương đối thấp như Hiệp định ASEAN (ATIGA), Việt Nam-Nhật Bản (VJFTA), Việt Nam Hàn Quốc (VKFTA)…

Trước đó, Bộ Công Thương đã đề nghị Thủ tướng chỉ đạo một số bộ có cơ chế hỗ trợ; trong đó, có đề nghị Bộ Tài chính có chính sách điều tiết thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết Việt Nam có thể xem xét việc điều chỉnh chính sách thuế tự vệ đối với phôi thép và các sản phẩm thép xây dựng trong giai đoạn hiện nay để giảm giá thành nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất thép và giá thép xây dựng bán ra trên thị trường trong nước.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc đặt vấn đề giảm mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng thép thành phẩm cần được cân nhắc, tính toán cẩn trọng để góp phần thúc đẩy ngành thép trong nước phát triển bền vững. Đồng thời, bình ổn thị trường thép trong nước, bảo đảm tuân thủ đúng các nguyên tắc được quy định trong Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016. “Điều quan trọng nhất là cần phải có các giải pháp để cân đối cung cầu, nâng cao năng lực sản xuất thép trong nước”, Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Theo Ánh Tuyết

Giá vàng sắp kết thúc một tuần tăng, giá dầu giảm tuần đầu tiên trong 3 tuần

Cuối giờ chiều nay 14/5 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay trên Sàn vàng bạc London tăng 0,5% lên 1.835 USD/ounce, tính từ đầu tuần đến nay tăng khoảng 0,3%; vàng kỳ hạn tháng 6/2021 chiều nay cũng tăng 0,6% lên 1.835,3 USD/ounce.

Chỉ số dollar index đã giảm 0,3% so với các đồng tiền đối tác chủ chốt khiến cho vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Trong nước hôm nay, giá vàng liên tục tăng, vàng SJC cuối phiên 14/5 tăng thêm từ 70.000 đồng/lượng đến 140.000 đồng/lượng.

Theo đó, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn và Tập đoàn Doji báo giá vàng tăng 130.000 đồng/lượng ở chiều bán ra và tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào.

Tập đoàn Phú Quý điều chỉnh tăng giá vàng SJC thêm từ 140.000 đồng/lượng và 120.000 đồng/lượng lần lượt ở chiều bán ra và mua vào; PNJ diều chỉnh tăng 130.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 70.000 đồng/lượng ở chiều bán ra; Bảo Tín Minh Châu nâng giá vàng SJC thêm từ 80.000 đồng/lượng đến 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra so với giá đầu phiên sáng nay.

Nhà phân tích Rhona O’Connell của StoneX cho biết: “Fed sẽ không đẩy sự phục hồi kinh tế đi chệch hướng bằng cách tăng lãi suất” và “Chúng ta vẫn đang chứng kiến những khó khăn trên quy mô toàn cầu, nhất là những bất ổn ở Brazil hay Ấn Độ do Covid-19. Biến chủng của virus này có vẻ đang lan nhanh ra khắp thế giới”.

Theo ông O’Connell: “Có quá nhiều rủi ro liên quan đến việc bắt đầu giảm mạnh hoặc tăng lãi suất vì nền kinh tế không còn sức mạnh để chống chọi với những cú sốc mới”.

Các số liệu kinh tế Mỹ quan trọng công bố trong tuần này cho thấy giá tiêu dùng tăng cao hơn dự kiến, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần giảm xuống thấp nhất 14 tháng, làm gia tăng lo ngại về lạm phát tăng và khả năng ngân hàng trung ương sẽ nâng lai suất.

Tuy nhiên, ông Christopher Waller, một quan chức của Fed, vừa cho rằng Fed cần xem “dữ liệu vài tháng nữa” trước khi xem xét thay đổi đối với chính sách nới lỏng tiền tệ.Theo ông Waller, bất chấp báo cáo lạm phát CPI tăng bất ngờ vào ngày 13/5, các yếu tố gây áp lực lên lạm phát chỉ là tạm thời và chính sách tiền tệ điều chỉnh tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phục hồi, kỳ vọng lạm phát sẽ quay trở lại sau khi vượt 2% trong năm nay và năm sau. Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin cũng đánh giá thấp khả năng lạm phát tăng vọt trong dài hạn.

Các quan chức Fed đã nhiều lần khẳng định rằng bất kỳ sự gia tăng lạm phát nào sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Giá dầu mỏ hôm nay cũng tăng, đảo ngược xu hướng giảm của phiên trước, khi thị trường chứng khoán mạnh lên, song rủi ro đà tăng không bền vững do tình trạng dịch bệnh Covid-19 ngày càng nguy hiểm ở Ấn Độ và đường ống dẫn dầu ở Mỹ đã khởi động trở lại.

Cuối chiều nay theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent tăng 66 US cent (1%) lên 67,71 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ cũng tăng 63 US cent, tương đương 1%, lên 64,45 USD.

Trong phiên liền trước, ngày 13/5, giá cả 2 loại dầu này đã giảm khoảng 3% và tính từ đầu tuần đến nay đang giảm tuần đầu tiên trong vòng 3 tuần.

Áp lực lớn nhất đè nặng lên thị trường dầu mỏ tuần này là số ca nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ không ngừng tăng nhanh. Hôm nay 14/4 Ấn Độ báo cáo có 343.144 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên quá 24 triệu người, và số ca tử vong cũng tăng lên 4.000 người.

Ngân hàng Commerzbank nhận định: “Việc giá dầu Brent không thể vượt qua được ngưỡng 70 USD có thể gây ra tình trạng nhà đầu cơ bán tháo, nhất là sau khi đường ống dẫn dầu ở Mỹ đã hoạt động trở lại”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden trấn an toàn dân rằng nguồn cung cáp nhiên liệu ở nước này sẽ bắt đầu trở lại bình thường vào cuối tuần này, kể cả khi hiện tại nhiều trạm xăng trên khắp miền Đông Nam nước này vẫn đang trong tình trạng đóng cửa vì không có hàng bán, sau khi xảy ra cuộc tấn công mạng vào đường ống dẫn nhiên liệu chính của nước này cách đây một tuần.

Colonial Pipeline chiều qua 13/5 cho biết họ đã khởi động lại toàn bộ hệ thống đường ống và đã bắt đầu giao hàng tại tất cả các thị trường của mình.

Một yếu tố nữa đang được các nhà kinh doanh dầu mỏ quan tâm theo dõi, đó là vấn đề ở Trung Đông, sau khi Israel nã pháo và không kích vào nhóm chiến binh Palestine ở dải Gâz để đáp lại vụ có tên lửa bắn vào trung tâm thương mại của Israel.

Tham khảo: Reuters

Vũ Ngọc Diệp

Đường ống Thuộc địa Hoa Kỳ tiếp tục hoạt động sau cuộc tấn công của hacker

Công ty đã nối lại các hoạt động sau cuộc nói chuyện giữa ban lãnh đạo công ty và Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Jennifer Granholm

NEW YORK, ngày 13 tháng 5. Colonial Pipeline, công ty đường ống lớn nhất của Mỹ, đang trở lại hoạt động bình thường sau gần một tuần ngừng hoạt động do một cuộc tấn công của hacker, gây gián đoạn nguồn cung cấp nhiên liệu trên toàn quốc, dịch vụ báo chí của công ty cho biết hôm thứ Tư.

Cần lưu ý rằng việc trở lại chế độ cung cấp bình thường sẽ mất vài ngày. Công ty dự định vận chuyển càng nhiều xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay càng tốt một cách an toàn và sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến khi thị trường trở lại bình thường, theo tuyên bố.

Công ty đã nối lại các hoạt động sau cuộc nói chuyện giữa ban lãnh đạo công ty và Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Jennifer Granholm.

Theo tuyên bố của Colonial Pipeline vào tuần trước, cuộc tấn công mạng vào các hệ thống của họ được thực hiện bằng cách sử dụng một loại virus ransomware. Hậu quả của cuộc tấn công này là công ty buộc phải tạm ngừng hoạt động. Điều này dẫn đến việc gần một nửa số trạm xăng ở một số bang miền đông nam Hoa Kỳ phải đóng cửa do nhu cầu nhiên liệu tăng cao.

Bộ Y tế cho biết số ca nhiễm coronavirus ở Ấn Độ vượt qua 24 triệu

Tổng cộng 343.144 trường hợp được ghi nhận trong 24 giờ qua

DELHI MỚI, ngày 14 tháng 5. Các nhân viên y tế ở Ấn Độ đã ghi nhận 343.144 trường hợp nhiễm coronavirus trong 24 giờ qua, số người nhiễm trên toàn quốc đã lên tới 24.046.809, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ đưa tin hôm thứ Sáu.

Ấn Độ đã ghi nhận hơn 300.000 ca nhiễm COVID-19 hàng ngày trong ba tuần liên tiếp, kể từ ngày 22 tháng 4. Vào tháng Năm, con số này đã vượt quá 400.000 năm lần. Vào ngày 12 tháng 5, Bộ này cho biết số ca nhiễm coronavirus ở Ấn Độ đã vượt qua con số 23 triệu.

Trong khi đó, số người chết đã tăng 4.000 người trong 24 giờ qua, đạt 262.317 người. Thu hồi tăng 344.776 tăng lên 20.079.599.

Tính đến sáng thứ Sáu, 3.704.893 bệnh nhân coronavirus đang được điều trị. Số ca đang hoạt động chiếm 15,65% tổng số người mắc bệnh. Khoảng 80% bệnh nhân đang điều trị tại 12 bang - Karnataka, Maharashtra, Kerala, Rajasthan, Uttar Pradesh, Andhra Pradesh, Tamil Nadu, West Bengal, Gujarat, Chhattisgarh, Madhya Pradesh và Haryana.

Theo Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình, 2.027.162 người đã được tiêm chủng COVID-19 trong 24 giờ qua, với tổng số công dân được tiêm chủng đạt 179.298.584 người.

Tệ hơn nữa là COVID-19: một mối đe dọa sinh học mới hiện diện trên toàn thế giới

14-05-2021

Trung tâm Novosibirsk “Vector” đang nghiên cứu một loại vắc-xin mới chống lại một căn bệnh lây nhiễm khủng khiếp mà nhân loại đã đánh bại. Trở lại năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo rằng bệnh đậu mùa đã được loại bỏ một lần và mãi mãi. Nhưng tại sao vào mùa xuân này, Trung tâm Vi-rút “Vector” từ Novosibirsk Koltsovo lại tuyển dụng một nhóm người thử nghiệm một loại vắc-xin mới chống lại bệnh đậu mùa.334 tình nguyện viên đã sẵn sàng giúp đỡ nền khoa học trong nước.Đổi lại giải thưởng 75 nghìn rúp.

Các trường hợp bệnh đậu mùa hàng loạt đã được biết đến từ trước Công nguyên. Nhiễm trùng này làm biến dạng người, bao phủ cơ thể bằng những vết loét ban đêm. Một bệnh nhân bị bỏng đậu mùa do nhiệt độ cao, bị đau thắt lưng, khát nước và buồn nôn. Nếu bệnh nhân sống sót, anh ta vẫn bị biến dạng và có thể bị tàn tật.Năm 737, bệnh đậu mùa đã phá hủy một phần ba Nhật Bản, và vào năm 1737, nó xâm nhập vào hoàng gia của Đế quốc Nga và giết chết cậu bé 14 tuổi Peter II. Bệnh đậu mùa trong những năm đó đã tàn sát từ 8 đến 20% dân số ở châu Âu.

Vào ngày 14 tháng 5 năm 1796, bác sĩ người Anh Edward Jenner đã tiêm vắc xin đậu mùa đầu tiên trên thế giới. Kể từ thời điểm đó, lịch sử của tiêm chủng bắt đầu. Và từ “vắc xin” có liên quan trực tiếp đến bò, đó là lý do tại sao - từ ngôn ngữ Latinh, variola vắc xin được dịch là “bệnh đậu mùa bò”. Chính cô ta bắt đầu lây nhiễm cho những người từng dễ mắc bệnh, nhận được miễn dịch đối với bệnh đậu mùa.

Năm 1980, người ta chính thức công bố rằng bệnh đậu mùa đã bị đánh bại trên toàn thế giới. Nhưng 40 năm sau, các nhà khoa học hiện đại thừa nhận rằng bệnh đậu mùa có thể trả thù và tấn công loài người với sức sống mới.

Nikolai Krasnikov, thị trưởng thành phố khoa học Koltsovo, cho biết : “ Việc thử nghiệm vắc-xin đậu mùa sắp kết thúc và năm nay chúng tôi hy vọng sẽ đăng ký nó ”. Cùng một nơi đặt “Vector”. - Sự hiểu biết về bệnh đậu mùa không phải ngẫu nhiên mà có.Gần đây, một đợt bùng phát bệnh đậu mùa đã được ghi nhận trên khỉ, bò … Bệnh nhiễm trùng này cũng có thể ảnh hưởng đến con người (lây từ động vật sang loài của chúng ta, như một con sán). Đó là, chúng tôi giả định rằng bệnh đậu mùa có thể trở lại. Và trình độ hiện đại của công nghệ thậm chí còn có thể thiết kế ra những “đồ vật” như vậy. Bạn cần phải chuẩn bị cho một mối đe dọa sinh học như vậy ”.

Năm 2001, vào ngày 11 tháng 9, những kẻ khủng bố đã tấn công Tòa tháp Đôi từ trên không ở Hoa Kỳ, và một tuần sau những lá thư chết người với bào tử bệnh than được rải rác khắp nước Mỹ.Họ đã giết năm người.

Rồi cả thế giới nhớ đến nỗi kinh hoàng của bệnh đậu mùa. Và nếu những kẻ khủng bố đưa nó vào lưu hành? Không phải ngẫu nhiên mà khi đó Tổng thống George W. Bush chỉ huy tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa cho quân đội và chính ông đã được tiêm vắc xin này.

Và nhà khoa học Nga Lev Sandakhchiev đã kêu gọi sử dụng lại vắc-xin này.

Đậu mùa là một loại vũ khí rất nguy hiểm trong tay bọn khủng bố, bạn không cần phải phát minh ra bất cứ thứ gì để cung cấp nó”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Daily Telegraph. . Hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu hoàn toàn không chuẩn bị cho việc này ”.

Sau đó, quyền lưu trữ các chủng đậu mùa duy nhất còn lại trên thế giới chỉ còn lại với hai phòng thí nghiệm: phòng thí nghiệm của Mỹ ở Atlanta và phòng thí nghiệm của Nga ở “Vector”. Kể từ đó, các nhà virus học đã chuẩn bị cho sự xuất hiện mới của cô. COVID-19 so với bệnh đậu mùa chỉ là một sự huấn luyện cho nhân loại.

Bằng cách nào đó lấy được mẫu đậu mùa, một nhóm kamikaze có thể lây lan vi rút ngay lập tức. Chỉ cần một người bệnh đi bộ xuống đường là đủ để bắt đầu quá trình này. Nó sẽ bùng cháy như cháy rừng. Bệnh đậu mùa lây lan cực kỳ nhanh chóng. Nhà virus học Alexander Chepurnov, trước đây là nhà khoa học tại Vector, và hiện là nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Liên bang về Y học Cơ bản và Dịch thuật, giải thích rằng nó thậm chí không thể so sánh chặt chẽ với virus coronavirus.

Ông tin chắc rằng sẽ không có quốc gia nào đồng ý sử dụng loại virus này làm vũ khí sinh học. Nhưng những kẻ khủng bố có thể sử dụng nó để tiêu diệt một phần nhân loại. Và những người đã tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa cuối cùng trước năm 1980 cũng nên cảnh giác, vì liều lượng cao của vi rút có thể bỏ qua tác dụng của vắc xin.

Sau đó, rõ ràng là thế giới đã kết thúc với virus đậu mùa. Và hóa ra vắc-xin rất dễ gây phản ứng (có nhiều tác dụng phụ: phát ban, đau, sưng, sốt). Các nhà khoa học vẫn hiểu rằng nếu phải sử dụng vắc xin cũ sẽ dẫn đến thất thoát lớn. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải tạo ra các loại vắc-xin hiện đại và tiết kiệm hơn , ”Alexander Chepurnov cho biết thêm.

Năm 2001, người đứng đầu Vector lúc bấy giờ, Sandakhchiev, đã chia sẻ mối quan tâm của mình. Ông sợ rằng bọn tội phạm có thể mua chuộc các nhà khoa học. Và mặc dù bệnh đậu mùa chỉ được lưu trữ chính thức ở hai thành phố trên thế giới, nhưng trên thực tế, “kho chứa” chết người có thể nổi trên mặt đất và ở những nơi khác.

Yếu tố con người chỉ là một trong hai mối đe dọa có thể xảy ra. Cái còn lại là yếu tố động vật. Các nhà khoa học thừa nhận rằng bệnh đậu mùa lây nhiễm cho động vật có thể lây sang người.

Andrey Nesterov, nhà nghiên cứu cấp cao tại Bộ sưu tập vi sinh vật cho biết: “Mối đe dọa vẫn tồn tại, bởi vì vi rút sống trong các loài gặm nhấm, bệnh đậu mùa được bảo tồn ở bò và nó cũng tồn tại ở khỉ ” - Trước đây, người ta tin rằng nếu một người bị nhiễm bệnh từ động vật, thì người đó sẽ bị bệnh và chỉ vậy thôi, vi rút sẽ không được truyền đi nữa. Nhưng sự thật đã được ghi lại khi nó xảy ra khác. Tại sở thú liên lạc của Cộng hòa Congo, người chăm sóc, thể hiện sự an toàn, bắt tay một con khỉ đột. Sau đó, một trong những khách du lịch đã đưa tay cho anh ta. Và thật tốt là sau đó, khi ba trăm người bị phát ban, anh ta đã đến gặp bác sĩ chuyên khoa . "

Thật may mắn là vi rút đậu mùa chỉ đi qua hai bước: từ con khỉ đến nhân viên trại chăn nuôi, và từ đó đến khách du lịch. Nếu sự lây nhiễm dai dẳng hơn, nó có thể sẽ tàn phá châu Âu, nơi người du hành trở về.

Nhưng bệnh có thời gian ủ bệnh.Một người có thể vui vẻ, với nhiệt độ bình thường … Anh ta không biết rằng mình có virus, anh ta đến sân bay, lên máy bay, chuyển tuyến ở Moscow và New York, bay đến Rio de Janeiro. Và trong một ngày nó có thể lây nhiễm ra toàn thế giới! Một chuyến đi như vậy có thực sự không?Đúng , "một nhà nghiên cứu cấp cao tại Vector nói.

Cả hai nhà khoa học Mỹ và Nga đều đang nghiên cứu một loại vắc-xin đậu mùa hiện đại. Hãy nhớ lại rằng chúng tôi dự kiến ​​sẽ hoàn thành các bài kiểm tra vào mùa thu năm nay. Các nhà khoa học nói rằng họ sẽ không tiêm chủng nếu không có ngoại lệ. Nhưng nếu đột ngột bùng phát thì vắc xin sẽ được đưa vào lưu hành ngay.

Hãy để tôi nhắc các bạn về vụ bùng phát năm 1960 ở Moscow. Khi biết rõ chuyện gì đang xảy ra, toàn bộ Moscow đã được tiêm phòng trong ba tuần. Không ai ngâm mình. Tính toán và liên hệ, và liên hệ với liên hệ, và liên hệ từ liên hệ với liên hệ. Máy bay đã được triển khai trên không.Bởi vì bệnh đậu mùa giống như một trận cháy rừng

Các nhân viên của “Vector” đã được tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa: không chỉ các nhà khoa học, mà còn cả lực lượng an ninh và lính cứu hỏa đang làm nhiệm vụ tại trung tâm virus học.Đề phòng thôi. Những người này rất gần với vi rút.

Vào năm mới 1960, nghệ sĩ người Nga Alexei Kokorekin trở về từ một chuyến đi Ấn Độ đến Moscow. Ngày 23 tháng Chạp, những người thân của anh được gặp anh, chúc sức khỏe. Đến tối, người khách du lịch bị ốm, và bốn ngày sau anh ta được đưa đến bệnh viện Botkin để điều trị bệnh cúm.

Hai ngày sau, nghệ sĩ qua đời và virus tấn công các bệnh nhân và nhân viên khác. Chỉ trong tháng Giêng, các bác sĩ mới nhận ra rằng họ đang đối phó với bệnh đậu mùa. Vào thời điểm đó, không chỉ có các bác sĩ bị ném vào cuộc chiến chống lại căn bệnh này mà còn có cả cảnh sát, KGB và quân đội.Họ tính toán tất cả những người mà Kokorekin liên lạc với họ, họ thậm chí còn tìm thấy một tài xế taxi đang đưa anh ta về nhà từ sân bay. Chiếc máy bay với một trong những người liên lạc đã được triển khai trên không - chiếc máy bay đang trên đường đến Paris.

Matxcơva bị cách ly, phong tỏa các con đường. Và các bác sĩ đếm được gần 10 nghìn người tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp. Suốt ngày đêm, các đội y tế đã đi đến các địa chỉ của những người tiếp xúc được xác định của bệnh nhân, đưa những người có khả năng mắc bệnh đậu mùa đến các bệnh viện bệnh truyền nhiễm. Đến ngày 25 tháng 1 năm 1960, 5,5 triệu người Muscovite và 4 triệu cư dân của vùng Moscow đã nhận được vắc xin này. Hoạt động này mất 19 ngày.

Nhà tài chính nói về những điều bất ngờ mà đồng đô la đang chuẩn bị

15/05/2021 05:12

Những bất ngờ khó chịu sẽ không phải do tỷ giá hối đoái, mà là từ lạm phát đô la, vốn chiếm một phần thu nhập, bất chấp sự mạnh lên hay suy yếu của đồng rúp. Andrey Rusetsky, một chuyên gia từ BCS World of Investments, đã nói về điều này.

Theo ông, do sự gia tăng của nợ quốc gia và việc đổ một lượng tiền mặt đáng kể vào nền kinh tế, Hoa Kỳ phải đối mặt với sự gia tăng khối lượng lưu thông, Prime viết. “Thật hợp lý khi cho rằng những ưu đãi đáng kể như vậy có thể dẫn đến lạm phát đồng USD gia tăng. Dữ liệu thực tế cho thấy lạm phát là 4,2%, đây là một trong những tỷ lệ cao nhất trong vòng 30 năm qua”, chuyên gia giải thích.

Lạm phát cao dẫn đến giảm sức mua của dân cư, đồng tiền quốc gia suy yếu, chi phí tăng và một đợt lạm phát mới. Về vấn đề này, tốt hơn là nên tích trữ các khoản tiết kiệm ngoại hối bằng cách sử dụng các công cụ có lợi hơn, ví dụ như cổ phiếu bằng đô la Mỹ, tài sản hàng hóa và trái phiếu của các nước đang phát triển, Rusetsky khuyên.

Vào tháng 5, các chuyên gia đầu tư cho rằng
Các chuyên gia đã đặt tên cho tỷ giá mà tại đó, theo ý kiến ​​của họ, nó có giá trị mua đồng tiền Mỹ.

TUYẾT RƠI MÙA HÈ!

Không chỉ phát hành tăng gần gấp 2 lần vốn, tiếp tục lên kế hoạch huy động 750 tỷ trái phiếu

Thứ 7, 15/05/2021, 16:55

Trước đó, Chứng khoán Bản Việt (VCI) mới thông qua kế hoạch phát hành loại trái phiếu ghi danh, không chuyển đổi với khối lượng 5.000 trái phiếu. Với mệnh giá 100 triệu/cổ phiếu, tổng giá trị phát hành tương đương giá trị 500 tỷ đồng.

Chứng khoán Bản Việt (VCI) vừa thông qua quyết định huy động tiếp trái phiếu đợt 2/2021. Giá trị huy động theo mệnh vào mức 250 tỷ đồng, lãi suất cố định 9%/năm. Kỳ hạn trái phiếu 2 năm, đối tượng là các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Mục đích nhằm tăng quy mô vốn hoạt động Công ty, cụ thể là bổ sung vốn cho HĐKD trái phiếu chính phủ, thanh toán phí liên quan đến đợt phát hành trái phiếu, bổ sung vốn chi hoạt động thường xuyên.

Trước đó, Công ty mới thông qua kế hoạch phát hành loại trái phiếu ghi danh, không chuyển đổi với khối lượng 5.000 trái phiếu. Với mệnh giá 100 triệu/cổ phiếu, tổng giá trị phát hành tương đương giá trị 500 tỷ đồng.

Đây là loại trái phiếu kỳ hạn 2 năm, trả lãi 3 tháng/lần. Mức lãi suất áp dụng cho 3 tháng đầu tiên kể từ thời điểm phát hành là 8%, các kỳ tiếp theo sau được xác định bằng lãi suất 3 tháng của NHTMCP Tiên Phong cộng biên độ 0,75% và không dưới 8%.

Mục đích việc phát hành trái phiếu lần này của chứng khoán Bản Việt là nhằm tăng quy mô vốn hoạt động, cụ thể là việc bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh trái phiếu chính Phủ…

Năm 2021, Công ty đặt kế hoạch doanh thu 2.050 tỷ đồng, LNTT 1.250 tỷ đồng. Những con số trên được đưa ra dựa trên tình hình hiện tại của thị trường chứng khoán Việt Nam và xây dựng trên cơ sở VN-Index sẽ dao động quanh 1.250 điểm vào cuối năm 2021.

So với năm 2020, VCI kỳ vọng doanh thu tăng 18,5% và LNTT tăng hơn 31%. Cổ tức dự kiến trong mức 10-15%. Theo VCI, động lực chính của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2021 là tình hình bệnh dịch được kiểm soát. Dịch Covid-19 sẽ dần được đẩy lùi với việc sản xuất và phân phối vắc xin tại nhiều quốc gia trên thế giới trong năm 2021, trong đó có Việt Nam.

Không chỉ huy động qua kênh trái phiếu, VCI còn dự kiến chào bán 900.000 cổ phần ESOP, giá 15.000 đồng/cp - chỉ bằng 1/4 thị giá hiện nay ~65.000 đồng/cp. Thời gian dự kiến sau khi UBCKNN đồng ý và trong năm 2021, tổng số tiền thu được sẽ bổ sung vốn và giảm nợ vay.

Công ty cũng lên kế hoạch phát hành mới 166,5 triệu cổ phần, dự kiến phân phối cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền 1:1. Thời gian dự kiến trong năm 2021, sau khi chào bán xong ESOP. Sau khi phát hành, VCI dự kiến tăng vốn lên 3.330 tỷ đồng. Vốn hiện tại của VCI là 1.656 tỷ đồng.

Tri Túc

Tăng vốn 1.674 tỷ, “nhá hàng” đang có đến 40.000 tỷ “deal” lớn và sẽ đẩy mạnh mảng IB trở lại

Thứ 6, 19/03/2021, 09:36

VCI đặt kế hoạch doanh thu 2.050 tỷ đồng, LNTT 1.250 tỷ đồng. Những con số trên được đưa ra dựa trên tình hình hiện tại của thị trường chứng khoán Việt Nam và xây dựng trên cơ sở VN-Index sẽ dao động quanh 1.250 điểm vào cuối năm 2021.

Chứng khoán Bản Việt (VCSC, VCI) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ, dự kiến thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021, cũng như các hoạt động tăng vốn, phát hành ESOP, cổ tức…

Với cơ sở VN-Index đạt 1.250 điểm, doanh thu VCI dự đạt 2.050 tỷ đồng

Cụ thể, Công ty đặt kế hoạch doanh thu 2.050 tỷ đồng, LNTT 1.250 tỷ đồng. Những con số trên được đưa ra dựa trên tình hình hiện tại của thị trường chứng khoán Việt Nam và xây dựng trên cơ sở VN-Index sẽ dao động quanh 1.250 điểm vào cuối năm 2021.

Năm 2020, với sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường, đặc biệt thanh khoản, VCI ghi nhận chỉ số kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đó, doanh thu tăng 124% lên 1.729,5 tỷ đồng, LNTT tăng 173% lên 951 tỷ đồng.

Như vậy, năm 2021 VCI kỳ vọng doanh thu tăng 18,5% và LNTT tăng hơn 31%. Cổ tức dự kiến trong mức 10-15%.

Theo VCI, động lực chính của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2021 là tình hình bệnh dịch được kiểm soát. Dịch Covid-19 sẽ dần được đẩy lùi với việc sản xuất và phân phối vắc xin tại nhiều quốc gia trên thế giới trong năm 2021, trong đó có Việt Nam.

Trong năm 2021, dự kiến sẽ có nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán, cụ thể như việc hoàn thiện các văn bản hướng dẫn luật Chứng khoán mới bên cạnh các luật mới là Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp. Hệ thống văn bản pháp lý hoàn thiện kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện chất lượng hàng hóa, chất lượng các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, thu hút vốn đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Từ đầu tháng 12/2020, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức trở thành thị trường có tỷ trọng lớn nhất trong rổ các thị trường cận biên (Frontier Markets) theo hệ thống phân loại của MSCI. Dòng vốn nước ngoài có thể quay trở lại vào năm 2021, đặc biệt với tỷ trọng cao hơn cho Việt Nam trong chỉ số MSCI FM, đây sẽ là yếu tố hỗ trợ mạnh cho thị trường chứng khoán.

IB sẽ bứt phá trở lại trong năm 2021, năm nắm giá trị hợp đồng giao dịch lên đến 40.000 tỷ đồng

Công ty cũng dự báo trong năm 2021, thị trường M&A và huy động vốn sẽ bắt đầu “nóng” dần trở lại, sau 1 năm trầm lắng. Là đơn đị đi đầu mảng IB, VCI khẳng định hoạt động ngân hàng đầu tư sẽ tiếp tục bứt phá trong năm tới. Tiết lộ, các hợp đồng Công ty đang thực hiện có giá trị giao dịch lớn ước tính khoảng 40.000 tỷ đồng trong năm 2021 ở các lĩnh vực tài chính tiêu dùng, hàng tiêu dùng, logistics…

Năm 2020, VCI đã tư vấn thành công cho:

  • Masan Group trong việc mua chi phối Bột giặt NET thông qua công ty con là Công ty TNHH Masan HPC (trị giá hơn 500 tỷ đồng);

+Chuyển nhượng 38,9 triệu cổ phần thứ cấp MSN (trị giá gần 2.330 tỷ đồng) của Masan Group cho quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore GIC;

  • VinaCapital thoái vốn tại Sữa Quốc tế (IDP);

  • Thoái vốn cho các cổ đông của Bao bì Biên Hòa chuyển nhượng 94,11% cổ phần cho Siam Cement Group (SCG) thông qua công ty con của SCG là TCG Solutions Pte. Ltd;

  • Xây lắp điện 1 (PC1) chào bán thành công 40% cổ phần của 3 dự án điện gió cho đối tác chiến lược Renova với tổng công suất 144 MW và tổng mức đầu tư khoảng 6.058 tỷ đồng;

  • Niêm yết cổ phiếu của Ngân hàng TMCP An Bình tại UpCOM với tổng giá trị niêm yết hơn 8.000 tỷ đồng;

  • Chuyển niêm yết cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) từ UPCOM sang HoSE với tổng giá trị niêm yết hơn 11.000 tỷ đồng.

Dự tăng gấp đôi vốn lên 3.330 tỷ đồng

Về kế hoạch phát hành mới, VCI dự kiến chào bán 900.000 cổ phần ESOP, giá 15.000 đồng/cp - chỉ bằng 1/4 thị giá hiện nay ~65.000 đồng/cp. Thời gian dự kiến sau khi UBCKNN đồng ý và trong năm 2021, tổng số tiền thu được sẽ bổ sung vốn và giảm nợ vay.

Công ty cũng lên kế hoạch phát hành mới 166,5 triệu cổ phần, dự kiến phân phối cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền 1:1. Thời gian dự kiến trong năm 2021, sau khi chào bán xong ESOP. Sau khi phát hành, VCI dự kiến tăng vốn lên 3.330 tỷ đồng. Vốn hiện tại của VCI là 1.656 tỷ đồng.

Tri Túc

Tiền sẽ không mua được hạnh phúc cho một người không biết mình muốn gì.

Tiền bạc sẽ không chỉ ra mục đích đối với một người nhắm mắt chọn con đường của mình.

Tiền bạc sẽ không mua được trí óc cho kẻ ngu ngốc, danh dự cho kẻ vô lại, sự tôn trọng đối với một người giáo dân.

Nếu bạn cố gắng dùng tiền để vây quanh mình với những người cao hơn và thông minh hơn bạn để thị uy, thì cuối cùng bạn sẽ trở thành nạn nhân của những người thấp hơn.

  • Ayn Rand

16 THÁNG 5, 11:04

Lô hàng Sputnik V thứ hai được giao ở Ấn Độ

Đặc phái viên Nga Nikolai Kudashev nhấn mạnh rằng chuyến hàng này là kịp thời

DELHI MỚI, ngày 16 tháng 5. / TASS /. Đặc phái viên Nga Nikolai Kudashev nói với các nhà báo, chuyến hàng thứ hai gồm vắc xin Sputnik V coronavirus do Nga sản xuất đã được chuyển tới Ấn Độ.

"Lô hàng thứ hai của Sputnik V đã được chuyển đến thành phố Hyderabad. Chúng tôi rất vui mừng vì cuộc chiến chung của Nga và Ấn Độ chống lại COVID-19 - một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng nhất của chúng ta hiện nay - đã vững chắc. đúng hướng và tiến lên phía trước, "đặc phái viên nói.

Ông nhấn mạnh rằng, xét về việc bắt đầu tiêm vắc-xin Nga ở Ấn Độ gần đây, lô hàng thứ hai này là kịp thời.

“Hiệu quả của Sputnik V đã nổi tiếng trên thế giới. Vắc xin đang được sử dụng thành công để tiêm chủng cho người dân ở Nga kể từ nửa cuối năm 2020. Các chuyên gia Nga đã tuyên bố rằng loại thuốc này cũng có hiệu quả chống lại các chủng coronavirus mới”. sứ thần lưu ý.

13 THÁNG 5, 07:48

Viên kim cương Alrosa được bán tại cuộc đấu giá của Christie với hơn 14 triệu đô la

Viên kim cương lớn nhất trong lịch sử đá quý do Alrosa đánh bóng của Nga nặng 100,94 carat

GENEVA, ngày 13 tháng 5. / TASS /.Viên kim cương lớn nhất trong lịch sử đá quý đánh bóng của Nga của Alrosa, nặng 100,94 carat, đã được bán trong cuộc đấu giá của Christie’s tổ chức tại Geneva hôm thứ Tư với giá 12.840.500 franc Thụy Sĩ (14.124.550 USD), theo nhà đấu giá.

Viên kim cương The Spectacle 100,94 carat với đặc điểm màu sắc và độ trong cao nhất này đã được đưa ra đấu giá tại Christie’s Magnificent Jewels. Viên kim cương này được tạo ra từ một viên kim cương quý hiếm 207,29 carat được khai thác vào năm 2016 và trở thành một trong những viên kim cương lớn nhất được công ty khai thác trong thế kỷ 21. Các chuyên gia của Alrosa đã mất hơn một năm rưỡi để làm ra viên kim cương.

Giá của viên kim cương ước tính khoảng 12-18 triệu franc (13,1-19,7 triệu USD), theo một thông báo trên trang chính thức của Christie.

Alrosa là một trong ba công ty khai thác kim cương lớn nhất thế giới, thị phần của nó trong khối lượng sản xuất thế giới là 25%. 6% khác được chiếm bởi công ty Catoca của Angola, trong đó Alrosa có 41%. Tại Nga, công ty thực hiện sản xuất ở Yakutia và vùng Arkhangelsk. Các cổ đông của công ty là Liên bang Nga đại diện bởi Cơ quan Quản lý Tài sản Liên bang (33,02%), Yakutia - 25%, cũng như các quận (huyện) - 8%. Gần 34% cổ phiếu đang ở dạng tự do chuyển nhượng.

14 THÁNG 5, 23:01

Bộ trưởng Năng lượng cho biết Nga không nên vội vàng từ bỏ xuất khẩu dầu

Theo ông, ý định chuyển sang sử dụng năng lượng trung tính carbon là đặc trưng của nhiều quốc gia hiện nay, đó là lý do tại sao thuế carbon đã trở thành một chương trình nghị sự cấp thiết đối với họ.

MOSCOW, ngày 14 tháng 5. / TASS /.Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulginov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Khoa học kinh doanh công cộng Chính sách Năng lượng, Nga không cần phải vội vàng từ bỏ xuất khẩu dầu vì ý định chuyển sang năng lượng trung tính của các nước khác. Ông nhấn mạnh rằng đến năm 2035, ngay cả các nước phát triển sẽ không thể từ bỏ hydrocacbon.

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Nếu nghĩ từ bỏ xuất khẩu dầu mỏ là không đúng. Không cần phải vội vàng chia tay với hydrocacbon, mà cần phát triển các nguồn năng lượng tái tạo cùng với các dạng năng lượng truyền thống”.

"Chúng ta cần phấn đấu để năng lượng hạt nhân của chúng ta được chính thức coi là không có carbon. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo của 7 quốc gia châu Âu đã quay sang Liên minh châu Âu với yêu cầu công nhận năng lượng hạt nhân là sạch. Mỹ cũng đồng quan điểm. “Shulginov nói.

Theo ông, ý định chuyển sang năng lượng trung hòa carbon là đặc trưng của nhiều quốc gia hiện nay, đó là lý do tại sao thuế carbon đã trở thành một chương trình nghị sự cấp thiết đối với họ.

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Không thể bỏ qua quá trình chuyển đổi này, nhưng bạn cần hiểu rằng đến năm 2035, cả châu Âu và Mỹ sẽ không loại bỏ hoàn toàn hydrocacbon và các nguồn năng lượng truyền thống sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Shulginov lưu ý rằng Nga cần phân tích kinh nghiệm của mùa đông vừa qua, khi mà trong bối cảnh băng giá nghiêm trọng, nhu cầu về nhiên liệu truyền thống đã tăng vọt.

Ông giải thích: “Sẽ không đáng nếu chỉ dựa vào mặt trời và gió mà không có các hệ thống lưu trữ năng lượng phát triển mới. Điều này cho thấy sự cần thiết phải liên tục duy trì dự trữ công suất phát điện truyền thống và trữ lượng nhiên liệu truyền thống”.

Shulginov nói thêm rằng hiện nay sự cạnh tranh đang gia tăng giữa các nguồn năng lượng khác nhau: dầu, khí đường ống, LNG. Điều này mở ra một cơ hội mới để tận dụng, ông lưu ý.

Ngoài ra, các công ty dầu khí của Nga như Lukoil, Tatneft, Rosneft đang tích cực xây dựng chiến lược phát triển các-bon thấp của riêng họ và thậm chí đề cập đến khả năng đảm bảo tính trung lập các-bon vào năm 2040-2050, Bộ trưởng cho biết.

Dầu mỏ bây giờ cũng không phải quyết định cho ưu tiên hàng đầu nữa …

Đầu tư đất cho các khu công nghiệp rất quan trọng. Lúc nào đất khu công nghiệp cũng rất cần khi các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam họ trước tiên tìm tới các khu công nghiệp để làm việc…