ACB câu chuyện chuyển sàn và chu kỳ tăng trưởng vượt bật!


Kết quả kinh doanh sơ bộ
ACB công bố tổng thu nhập hoạt động (TOI) và lợi nhuận trước thuế (PBT) năm 2020 lần lượt đạt 17,7 nghìn tỷ đồng (+10% so với cùng kỳ) và 9,5 nghìn tỷ đồng (+28% so với cùng kỳ). . Trong khi tăng trưởng TOI của ACB giảm 0,9% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế của ACB cải thiện đáng kể với mức tăng +52,9% - đạt 3 nghìn tỷ đồng trong Q4/2020.
Chất lượng tài sản cũng được cải thiện đáng kể.

Tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ
Động lực thúc đẩy tăng trưởng trong kỳ bao gồm:
• Tăng trưởng tín dụng cao hơn dự kiến là +15,7% so với đầu năm (so với giả định của chúng tôi là +14,75% ước tính). Cho vay cá nhân (+19% so với cùng kỳ) và cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) (+15,4% so với cùng kỳ) vẫn là động lực tăng trưởng cho vay.
• NIM tăng khoảng 10 bps so với cùng kỳ do hệ số LDR cao hơn và tỷ lệ CASA tăng lên 22,4% từ 19,1% trong Q3/2020 và Q4/2019.
• Hệ số CIR cải thiện đáng kể đạt 41,9% (so với 51,6% trong năm 2019), đây là động lực tăng trưởng lợi nhuận quan trọng, được hỗ trợ bởi mức giảm của chi phí quản lý (-13% so với cùng kỳ) và các khoản chi về tài sản (-6% so với cùng kỳ). Nhìn chung, chi phí hoạt động giảm lần lượt -11% so với cùng kỳ và -42,8% so với cùng kỳ trong năm 2020 và Q4/2020.

Chất lượng tài sản cải thiện đáng kể
Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu lần lượt giảm từ 0,28% và 0,83% vào Q3/2020 xuống 0,20% và 0,59% vào cuối năm 2020. Theo giá trị tuyệt đối, nợ xấu giảm xuống 1,8 nghìn tỷ đồng, giảm -26% so với quý trước. Chi phí dự phòng tăng vọt +129 % trong Q4/2020, nhờ đó tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên 150% (so với 118% vào Q3/2020).

Cập nhật các khoản vay tái cấu trúc theo Thông tư 01

Tổng dư nợ của các khách hàng có khoản vay được tái cấu trúc theo Thông tư 01 là khoảng 9 nghìn tỷ đồng, trong đó 600 tỷ đồng đến hạn trong năm 2021. Theo ACB, với giả định kịch bản xấu nhất là khi toàn bộ 9 nghìn tỷ đồng sẽ được xếp
vào nợ Nhóm 5 sau khi hết hạn tái cơ cấu (theo Thông tư 02), các khoản dự phòng cụ thể trong trường hợp xấu nhất này sẽ khoảng 900 tỷ đồng. Theo dự thảo sửa đổi Thông tư 01, các khoản dự phòng này có thể được phân bổ trong ba năm (từ năm 2021 đến năm 2023).
Các thông tin khác
Hạn mức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước đã cấp cho ACB hạn mức tín dụng tạm thời là 3,5% trong Q1/2021. Hạn mức tín dụng hàng năm cho toàn ngành dự kiến được công bố vào cuối tháng 4/2020, do NHNN cần thêm thời gian để đánh giá các tổ chức tín dụng và tác động của dịch Covid -19 cũng như triển vọng của vắc xin.
Phí trả trước của Bancassurance. ACB sẽ phân bổ đều 370 triệu USD phí trả trước trong vòng 15 năm hợp tác với Sunlife (bình quân 25 triệu USD/năm).
image

1 Likes