ACB – Có còn là lựa chọn an toàn và bền vững trong ngắn hạn?


ACB vừa công bố báo cáo tài chính, con số mà xem qua có thể thấy được đôi chút sự thất vọng vì sự chậm lại. Thu nhập lãi thuần có sự suy giảm so với quý trước đó 3.3% QoQ, nhưng tiếp tục tăng trưởng 10.8% YoY. Lợi nhuận sau thuế suy giảm 4% YoY và 13% QoQ.

Tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm đạt 13.8% cao hơn so với trung bình ngàng khoảng 9%, so với hạn mức năm nay 18.4%. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng quý 3 vừa rồi đã chậm lại đà tăng khi 6 tháng đầu năm con số đó là 11.8%.

Nguyên do có sự tăng trưởng chậm lại đó theo mình không gì khác đó chính là sự gia tăng về chi vốn. Đây được động lực thúc đẩy chính cho lợi nhuận của toàn ngành tăng trưởng khá mạnh trong giai đoạn vừa rồi. 2023 là giai đoạn đỉnh điểm của chi phí vốn cao tuy nhiên sang đến cuối năm 2023 và đầu năm nay chi phí vốn đã giảm đáng kể. Từ lãi suất huy động 9.5% xuống 4.5% sau 13 tháng. Nợ xấu của các Bank cũng đã giảm khá đáng kể trong giai đoạn này.

Tuy nhiên câu chuyện này dường như đã đi đến hồi kết. Chi phí vốn của ACB quý vừa là khoảng 6000 tỷ tăng 12% so với quý trước đó, và đang có xu hướng cao lên dần. Không riêng gì ACB mà ngay cả TCB mình vừa viết trong một bài viết gần đây cũng đã nói về câu chuyện này.

Ta sẽ bốc tách xem vì sao chi phí vốn của ACB lại có xu hướng tăng trở lại:


Biên lợi nhuận gộp (NIM) đang bị suy giảm đáng kể từ Q2/2023 từ 4.3% nay xuống còn 3.7%. Mức chi phí huy động tăng cao cộng thêm vào đó là mức đầu ra cho vay khó có thể tăng trở lại được chính là lý do khiến cho NIM suy giảm.

Tỷ lệ CASA(Tiền gửi không kỳ hạn) vẫn đang duy trì trong biên hoảng 20-22% .

Tỷ lệ nợ xấu tăng không đáng kể 1.48% lên 1.49%. Tuy nhiên điểm đáng chú ý là nợ nhóm 5( Nợ có khả năng mất vốn) tiếp tục tăng mạnh so với đầu năm và tiếp tục tăng trong quý 3/2023.

Vậy triễn vọng trong thời gian tới của ACB còn không?

ACB có vị thế tài chính vững mạnh, cấu trúc tài sản an toàn hàng đầu ngành. Nhưng với những luận điểm đã chia sẽ ở trên, có lẽ ACB sẽ cần thời gian để tích lũy nữa sau một giai đoạn dài tăng giá.

Với room tăng trưởng tín dụng là 18.4% dư địa tăng trưởng tín dụng cho quý 4 vẫn còn đó, nhưng vẫn khá khó để dùng hết room.

Và với cá nhân mình ngành Ngân Hàng trong quý này sẽ rất phân hóa. Có những doanh nghiệp sẽ bắt đầu chậm lại vì một nền kinh doanh cao, nhưng cũng sẽ có những doanh nghiệp bắt đầu một chu kỳ kinh doanh mới sau giai đoạn dài chậm lại.

1 Likes

Bài viết của mình trên Substack: ACB – Có còn là lựa chọn an toàn và bền vững trong ngắn hạn?

1 Likes

Triển vọng cho năm 2025 là mảng nào vậy ad

2 Likes

tks phân tích của ad ạ

1 Likes

ad cho em hỏi là chi phí vốn năm 2023 tăng do đâu vậy ạ?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chi phí vốn tăng cao: theo mình yếu tố lớn nhất là lãi suất huy động tăng lên
Ngoài ra, rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu tăng cũng là các yếu tố đẩy chi phí vốn lên cao. Nếu ngân hàng đối mặt với nợ xấu gia tăng, họ sẽ cần tăng vốn dự phòng để bù đắp rủi ro mất vốn, từ đó làm tăng chi phí vốn

bạn có thể fl Substack của mình để đọc thêm nhiều bài viết và chia sẽ những góc nhìn của bạn để mình học hỏi nha ạ: https://tuanhunginvestment.substack.com/

Trước giờ ACB vẫn luôn nổi tiếng là một ngành hàng bền vững, tập trung vào cho vay cá nhân, quản trị khách hàng, tệp khách hàng của ACB rất an toàn. Tuy nhiên trong giai đoạn tới theo mình tệp khách hàng DN của ACB sẽ ngày càng nở ra, xu hướng hiện tại đang thể hiện điều đó.

1 Likes

Doanh nghiệp sản xuất sẽ giúp ACB tăng trưởng cho chu kỳ tới, cùng với đó là sự phát triển của TTCK sẽ có lợi cho cty con ACBS vừa rồi ACB cũng đã tăng vốn để chiếm thị phần.

Đồng ý với quan điểm của Anh