Acb tăng trường bền vững định giá hấp dẫn

, , , , ,

Lợi nhuận ngành ngân hàng Q2/2024: Dấu hiệu phục hồi rõ nét

Ngành ngân hàng Việt Nam đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ trong Q2/2024, với lợi nhuận sau thuế toàn ngành tăng trưởng 19.7% so với cùng kỳ năm trước. Với dự đoán nhu cầu tín dụng tiếp tục tăng cao trong hai quý cuối năm, các ngân hàng có thể trở thành điểm sáng trên thị trường, hứa hẹn mang lại tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn cho nhà đầu tư.

Tăng trưởng tín dụng của ACB vượt trội

Trong nửa đầu năm 2024, ACB là một trong những ngân hàng ghi nhận tốc độ tăng trưởng tín dụng cao so với toàn ngành. Tính tới cuối tháng 6, tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 541 nghìn tỷ đồng, tăng 12.5% ytd. Tính riêng quý 2, dư nợ tín dụng của ngân hàng đã tăng 42 nghìn tỷ so với thời điểm cuối quý 1,tương ứng +8.4% qoq, là một mức tăng tương đối lớn so với lịch sử tăng trưởng tín dụng của ngân hàng theo quý. Điều này cũng phản ánh một phần bức tranh tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành ngân hàng trước nỗ lực thúc đẩy dư nợ để hỗ trợ phát triển kinh tế cũng như bối cảnh kinh doanh của các ngân hàng có sự cải thiện.
image

ACB chủ yếu cho vay ở nhóm khách hàng cá nhân chiếm cơ cấu khoảng 65%, doanh nghiệp vừa là 27% cơ cấu và còn lại doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên trong giai đoạn gần đây tăng trưởng ở MMLC khá cao khoảng 37.6% trong quý 2. Đi sâu vào động lực tăng trưởng tín dụng, với phân khúc bán lẻ, dư nợ tín dụng tăng mạnh ở hoạt động cho vay kinh doanh hộ gia đình và cho vay mua nhà để ở với mức tăng lần lượt 8%ytd và 12%ytd. Với phân khúc cho vay doanh nghiệp, dư nợ cho vay kinh doanh trong lĩnh vực thương mại tăng mạnh 21%YTD, đồng nhất với bức tranh thương mại tổng thể Việt Nam phục hồi mạnh trong nửa đầu năm nay.

ACB phục hồi mạnh mẽ

Tăng trưởng tín dụng cao đã thúc đẩy thu nhập lãi suất, giúp ACB đạt tổng lợi nhuận trước thuế 5,598 tỷ đồng trong Q2, tăng 14% so với quý trước và 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng cũng ghi nhận sự cải thiện, tăng 6.5% so với Q1

Về hiệu quả kinh doanh, NIM của ngân hàng tiếp tục xu hướng giảm trước áp lực cạnh tranh trên hệ thống cũng như chính sách cắt giảm lãi suất với khách hàng. NIM cuối quý 2 là 3.8% và tôi dự kiến hệ số này sẽ đi ngang hoặc tăng trong 2 quý còn lại khi nhu cầu vay tín dụng tăng dẫn đến lãi suất cho vay có xu hướng tăng lên.

Liên quan đến nguồn huy động, tỷ lệ CASA của ngân hàng đã giảm nhẹ so với thời điểm cuối quý 1 do CASA tăng chậm hơn lượng tiền gửi có kỳ hạn. Xu hướng tiền gửi có kỳ hạn tăng trên hệ thống được xác nhận trước bối cảnh các ngân hàng, đặc biệt khối TMCP tư nhân tăng lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn, ước tính 0.7%-1% trong quý 2 để thu hút tiền gửi.

ROE của ACB trong quý 2 đạt 23.4% cao rất nhiều so với trung bình của ngành. Điều này cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận vượt trội và quản lí tối ưu các chi phí của ACB. Kỳ vọng trong nửa cuối năm sẽ tiếp tục cải thiện ROE đạt mức 24%.

Chi phí giảm nhanh chóng

Chi phí hoạt động của ACB đã giảm nhẹ, đưa tỷ lệ CIR về mức 28% – thấp nhất từ trước đến nay. Đầu tư vào chuyển đổi số đã giúp ngân hàng tiết kiệm đáng kể chi phí nhân sự và quản lý. ACB cũng đã hoàn tất chuyển đổi số cho mảng khách hàng cá nhân và sẽ tiếp tục với mảng doanh nghiệp trong nửa cuối năm 2024, kỳ vọng tỷ lệ chi phí hoạt động sẽ dao động quanh mức 30%, từ đó mở rộng biên lợi nhuận.

Cấu trúc tài sản hàng đầu ngành

Tỷ lệ nợ xấu của ACB tăng nhẹ so với quý trước, lên 1.5%. Tuy nhiên, theo quan điểm từ phía ngân hàng ACB trong cuộc họp công bố KQKD quý 2, nợ xấu của ngân hàng đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong 1 tháng gần đây. Điều này tạo kỳ vọng về việc tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sẽ diễn biến tích cực hơn trong thời gian tới.

Liên quan đến cơ cấu danh mục đầu tư và cho vay, ACB vẫn tập trung vào danh mục đầu tư TPCP và trái phiếu của TCTD. Trong khi đó, dư nợ kinh doanh bất động sản của ngân hàng chiếm 4% tổng dư nợ điều này giúp ACB không ảnh hưởng từ việc khó khăn của ngành BĐS.

Về các chỉ tiêu về thanh khoản, ACB vẫn thuộc nhóm các ngân hàng đứng đầu về an toàn hệ thống và thanh khoản với tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là 17.6%, thấp hơn nhiều so với mức trần quy định là 30%. Điều này cũng mở ra triển vọng về dư địa cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp với các lĩnh vực yêu cầu cấu trúc vốn dài hạn như đầu tư dự án mới hay cho vay BĐS KCN.

Bộ đệm dự phòng tốt hơn trung bình ngành
image

Mặc dù tỷ lệ dự phòng nợ xấu có xu hướng giảm so với năm trước đó trong quý 2 đạt 76% tuy nhiên ACB vẫn cao trung bình các doanh nghiệp trong ngành ngân hàng. Đây là một trong những điểm lưu ý khi đầu tư cổ phiếu ACB vì trong các quý tiếp khả năng doanh nghiệp phải trích lập thêm bộ đệm dự phòng tuy nhiên với tỷ lệ nợ xấu đạt đỉnh và kỳ vọng giảm thì áp trên còn nhiều như giai đoạn trước đó.

Định giá

Dự phóng cho BVPS năm 2024 đạt khoảng 19.000 đồng/cp với mức P/B mục tiêu là 1,5x . Do đó, giá trị hợp lý cho cổ phiếu ACB cho đến cuối năm nay là 28.500 đồng/cp. Giá thị trường ngày 20/8/2024 cổ phiếu đang giao dịch trong vùng giá 24.x khả năng tăng trưởng khoảng 20% đối

7 Likes

ACB đợt rồi cũng mạnh nhỉ

ngân hàng tốt, mã mỗi tội tăng hơi chậm

PLX hôm nay đi ngược thị trường nhỉ

vùng mua an toàn, điểm mua tốt, cổ phiếu tốt nắm giữ rồi sẽ lên