ACB – Tăng trưởng tín dụng vượt trội cùng kiểm soát chi phí hiệu quả đưa LNTT hợp nhất Q2-2024 tăng trưởng tích cực hơn dự báo

Cập nhật KQKD Q2/2024

Tăng trưởng LNTT hợp nhất vượt kỳ vọng, đạt 16% YoY, với đóng góp lớn đến từ tăng trưởng quy mô tài sản sinh lãi (+23%) và giảm CP trích lập dự phòng (-17% YoY), đồng thời kiểm soát CP hoạt động chặt chẽ (-1% YoY).

Tổng thu nhập hoạt động trong Q2 tăng nhẹ 8% YoY và đạt 8,7 nghìn tỷ đồng với điểm nhấn chính từ TN lãi thuần.

(1) TN lãi thuần đạt 7,1 nghìn tỷ (+14% YoY và 6% QoQ)

  • Tăng trưởng tín dụng tại NH mẹ 12,4% YTD, tương đương tăng 26% YoY, đạt 540 nghìn tỷ đồng. Quy mô tín dụng hợp nhất (bao gồm dư nợ cho vay ký quỹ tại ACBS 7,4 nghìn tỷ +64% YTD) tăng 12,8% YTD. Tăng trưởng tín dụng cân bằng ở nhóm KH cá nhân và KH doanh nghiệp với tốc độ tăng trưởng đều ở mức 12%.
  • Đối với cho vay KH cá nhân, cho vay ký quỹ có mức tăng trưởng cao nhất, theo sau là cho vay mua nhà (103 nghìn tỷ) với tốc độ tăng là 12% YTD. ACB dự báo nhu cầu vay mua BĐS sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn trong 2H2024 và 2025.

  • Đối với cho vay KH doanh nghiệp, ACB tăng cường giải ngân cho các DN thương mại (+21% YTD) và xây dựng (+17% YTD). Đặc biệt, cho vay DN lớn tăng trưởng mạnh 37,6% sau khi ACB đã thiết lập quan hệ với các tập đoàn lớn trong lĩnh vực sản xuất thương mại, BĐS khu công nghiệp. Nhu cầu tín dụng ở nhóm KH doanh nghiệp SME cũng đã hồi phục tích cực trong quý này.

  • NIM (theo quý) giảm 25 bps YoY xuống 3,9%. Tuy nhiên, so với quý trước, NIM tăng nhẹ 10 bps nhờ chi phí vốn (theo quý) giảm 10 bps QoQ.
  • Điều này là nhờ ACB tăng trưởng tín dụng tương đối đều đặn qua các tháng của Q2 (không bị dồn tăng trưởng về cuối quý) nên lợi suất tài sản bình quân tăng 10 bps QoQ trong Q2. Trong khi đó, do ACB mới chỉ bắt đầu tăng nhẹ lãi suất huy động vào nửa sau tháng 6 nên chi phí vốn bình quân không có sự thay đổi nhiều dù tỷ lệ CASA giảm 1,4 ppts QoQ xuống 22,3%.

  • NIM dự báo sẽ giữ ở mức hiện nay hoặc giảm nhẹ để tiếp tục hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng trong 2H2024. Tuy nhiên, tiềm năng về NIM có thể đến từ khả năng ACB tái cơ cấu kỳ hạn danh mục khi tăng tài trợ vốn trung dài hạn do tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thấp hơn nhiều quy định của SBV (17,6% so với 30%).

(2) Thu nhập phí dịch vụ tăng 9% YoY nhờ các dịch vụ thẻ/thanh toán quốc tế/môi giới chứng khoán tăng trưởng 14%/45%/42% và bù đắp cho sự suy giảm của thu nhập phí bancassurance (-28% YoY).

(3) Thu nhập ngoài lãi khác giảm 32% YoY do cùng kỳ ACB ghi nhận lợi nhuận lớn từ mua bán chứng khoán đầu tư.

(4) CP hoạt động được kiểm soát tốt khi giảm 1% YoY và đưa tỷ lệ CIR (Q) xuống 28%. Diễn biến này cũng thể hiện tính hiệu quả trong quá trình chuyển đổi số của ngân hàng khi các nghiệp vụ mang lại ít giá trị dần được tự động hóa hoặc đưa lên kênh online.

(5) CP tín dụng giảm 17% YoY xuống 588 tỷ đồng khi nợ xấu hình thành ròng giảm khoảng 20% YoY. Bên cạnh đó, ACB cũng có xu hướng trích lập dự phòng cụ thể / nợ xấu hình thành ròng thấp hơn so với giai đoạn trước 2023. Điều này khiến tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu giảm chỉ còn 76%, tiếp tục giảm 50 bps QoQ và giảm 29 ppts YoY. Tỷ lệ chi phí tín dụng (theo quý) đi ngang so với quý trước ở mức 0,1%.

(6) Chất lượng tài sản bắt đầu có tín hiệu khả quan

  • Tỷ lệ nợ xấu cuối Q2 tăng nhẹ 3 bps lên 1,5 %. Loại trừ ảnh hưởng từ CIC, tỷ lệ nợ xấu nội tại của ACB tăng 5 bps QoQ lên 1,37%.
  • Nợ xấu hình thành ròng có dấu hiệu giảm tốc với quy mô là 800 tỷ, giảm một nửa so với Q1.
  • Đáng chú ý, nợ nhóm 2 giảm 1000 tỷ đồng so với quý trước, xuống 2,9 nghìn tỷ.

Dự phóng và khuyến nghị

KQKD Q2 cho thấy lợi thế của ACB trong việc tăng trưởng tín dụng mảng cá nhân với TTTD vượt trội so với ngành. Điều này cùng với chiến lược chú trọng hơn trong tài trợ vốn nhóm KH doanh nghiệp có thể giúp ACB sớm hoàn thành hạn mức tín dụng đầu năm và được cấp thêm tín dụng trong 2H2024 (dự phóng hiện tại: hơn 17%). TTTD cao sẽ bù đắp tác động từ NIM suy giảm và giúp TN lãi thuần trong 2H2024 có nhiều khả năng duy trì tăng trưởng hai chữ số (Dự phóng hiện tại: +25% YoY).

Bên cạnh TN lãi thuần, các tác động từ (1) kiểm soát hiệu quả chi phí hoạt động cũng như (2) chi phí tín dụng dựa trên cơ sở về chất lượng tài sản cải thiện sau tín hiệu khả quan trong Q2 sẽ bù đắp cho các TN ngoài lãi vốn có nền cao trong 2H2023 từ các TN về mua bán TPCP. Qua đó, ACB có thể hoàn thành KH lợi nhuận năm và LNTT 2H-2024 dự phóng tăng trưởng 14% YoY.

Chúng tôi đang dự báo KQKD năm 2024 của ACB có TOI và LNTT đạt lần lượt 36 nghìn tỷ đồng (+10% YoY) và 22 nghìn tỷ đồng (+10% YoY).

Chúng tôi duy trì khuyến nghị TÍCH LŨY đối với ACB với giá mục tiêu là 27.400 đồng/cổ phiếu dựa trên lợi thế về khả năng duy trì TTTD vượt trội, bảng cân đối lành mạnh và hiệu quả hoạt động dẫn đầu hệ thống.

Tư vấn đầu tư & chia sẻ cách đầu tư chứng khoán hiệu quả liên hệ:
Nguyễn Duy Anh - Chứng khoán Rồng Việt - ID 001435 (thông tin trong avatar)

5 Likes