ACB update Yuanta

Yuanta: Khuyến nghị quan sát đối với ACB

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhận định, cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu đang được giao dịch tương ứng với P/B ở mức 2 lần, cao hơn so với trung bình ngành là 1,9 lần, do chất lượng hoạt động của ACB vượt trội hơn so với đa số các ngân hàng khác.

Yuanta cho rằng ACB xứng đáng với mức định giá cao hơn so với trung bình ngành, tuy nhiên giá cổ phiếu ACB hiện đã tăng 47% so với thời điểm đầu năm 2021 và cao hơn 10% mức giá mục tiêu của Yuanta (30.492 đồng/cổ phiếu). Do đó, công ty chứng khoán này khuyến nghị nên quan sát và chờ đợi cơ hội tích lũy ở mức giá tốt hơn dành cho ACB.

Mới đây, ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng đạt 9,4% so với hồi đầu năm, trong khi hạn mức ban đầu là 9,5% cùng kỳ năm ngoái. Lưu ý rằng, Ngân hàng Nhà nước đã cấp cho ACB hạn mức tăng trưởng tín dụng mới là 13,5% trong năm 2021.

Thu nhập phí tăng mạnh nhờ ghi nhận doanh thu bancassurance và phí trả trước. Thu nhập phí quý II/2021 của ngân hàng mẹ đạt khoảng 698 tỷ đồng, tăng 64% cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế nửa đầu năm, thu nhập phí của ACB đạt 1.300 tỷ đồng, tăng 79% cùng kỳ.

Nhờ tăng trưởng tín dụng ở mức cao và thu nhập phí tăng mạnh, ACB báo lãi trước thuế quý II/2021 đạt 3.300 tỷ đồng, tăng 71,6% cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế ước đạt 6.400 tỷ đồng, tăng 66,4% so với cùng giai đoạn năm ngoái và hoàn thành 60% kế hoạch cả năm.

Dự báo trong nửa cuối năm 2021, thu nhập lãi thuần và biên lãi ròng (NIM) của ACB sẽ đi ngang hoặc thấp hơn so với nửa đầu năm. Đại diện ACB cho biết, ngân hàng sẽ cắt giảm lãi suất cho vay khoảng 1% để hỗ trợ tất cả các khách hàng của mình, và phần thu nhập giảm này sẽ cân bằng khoản thu nhập từ cho vay tăng lên trong nửa cuối năm 2021.

Mặt khác, thu nhập phí dự báo sẽ là động lực chính hỗ trợ cho tốc độ tăng trưởng của tổng doanh thu trong tương lai, chủ yếu tập trung vào mảng bancassurance, dịch vụ thẻ và dịch vụ thương mại. Hiện ACB nằm trong top 3 công ty bảo hiểm xét theo tiêu chí phí bảo hiểm hằng năm tương đương (APE).

Ngân hàng cũng có kế hoạch mở rộng nền tảng khách hàng, với mục tiêu tăng thêm 1 triệu khách hàng mới trong năm 2021. Hiện tại, ACB có 3,4 triệu khách hàng đang có giao dịch.

Bên cạnh đó, trong nửa cuối năm 2021, ngân hàng sẽ tập trung vào quản lý rủi ro và sẽ tiếp tục trích lập dự phòng để duy trì tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) tương ứng như quý II/2021 (204%).

cảm ơn bác

Khuyến nghị tích cực dành cho ACB với giá mục tiêu 41.914 đồng/CP CTCK Bảo Việt (BVSC) Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB – sàn HOSE) thận trọng trong việc kiểm soát chi phí hoạt động và chi phí dự phòng. Cụ thể, ACB đã trích lập 2.069 tỷ chi phí dự phòng cho các khoản vay được cơ cấu lại cuối quý 3/2021, đồng thời tái khẳng định sẽ trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản vay được cơ cấu lại trong năm 2021. Trong khi đó, chúng tôi kỳ vọng hệ số CIR cốt lõi của ACB sẽ được kiểm soát tốt nhờ việc tối ưu hóa các chi nhánh hoạt động hiệu quả và kế hoạch không tuyển nhân viên mới trong năm 2022. Ban lãnh đạo mục tiêu duy trì hệ số CIR năm 2022 là dưới 40,0%. Risk-reward hấp dẫn. Với giá cổ phiếu hiện tại, ACB đang giao dịch ở mức P/B 2022 là 1,59x, hấp dẫn với: (1) 1,93 lần trung bình lịch sử 5 năm; (2) ROE mạnh mẽ; và (3) Triển vọng tăng trưởng dài hạn bền vững. ACB vẫn là cổ phiếu ưa thích của chúng tôi với: (1) Quyền kinh doanh ngân hàng bán lẻ ưu việt, (2) Chất lượng tài sản hàng đầu, (3) Khả năng sinh lời cao và bền vững; và (4) Đội ngũ quản lý thận trọng với chính sách dự phòng chủ động, sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của công ty… Do đó, BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu ACB với giá mục tiêu 41.914 đồng/CP.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB – sàn HOSE) ghi nhận thu nhập lãi thuần quý I/2022 đạt 5.441 tỷ đồng (tăng 13,5% so với quý trước và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái), thu nhập ngoài lãi đạt 1.409 tỷ đồng (tăng 19,8% so với quý trước và tăng 36,1% so với cùng kỳ năm ngoái). Ngân hàng ghi nhận hoàn nhập 2,84 tỷ đồng chi phí dự phòng trong khi chi phí dự phòng cùng kỳ là 606 tỷ đồng. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế quý I/2022 tăng khoảng 32,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4.114 tỷ đồng. Lợi suất đầu ra bình quân quý I/2022 tăng nhẹ 13bps so với quý trước, đạt 7,02%. Tỷ lệ CASA tiếp tục tăng lên mức kỷ lục 26.7% giúp tiết giảm 20bps so với quý trước cho chi phí vốn. Biên lãi thuần (NIM) nhờ đó tăng 32bps so với quý trước, đạt 4,22%. Tỷ lệ nợ xấu 1Q2022 tăng nhẹ 5bps so với cuối năm 2021 do chuyển dịch nợ nhóm 2 xuống các nhóm thấp hơn. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm còn 187,8% - vẫn ở mức cao so với ngành. Nợ tái cơ cấu kéo theo tiếp tục giảm 2.000 tỷ đồng xuống còn 15.000 tỷ đồng (chiếm 3,95% tổng dư nợ). Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi mục tiêu ở mức 10%YoY và 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu với mức tăng trưởng tín dụng trên là khoảng 15 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Cổ đông thông qua kế hoạch chia cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu tỷ lệ 25% và cho năm 2022 là 10% tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu. Chúng tôi đánh giá mảng cho vay mua nhà của ngân hàng sẽ khả quan trong năm 2022 do (1) ACB không cho vay đầu tư, xây dựng bất động sản nên chịu ít tác động từ siết tín dụng bất động sản ; (2) nguồn cung hồi phục tại thị trường HCM cùng nhu cầu mua nhà cao; (3) dư địa tăng trưởng tín dụng vẫn còn khi ngân hàng mới sử dụng 4.1%/10% được NHNN cấp từ đầu năm. Mảng cho vay thương mại sẽ được thúc đẩy bởi hoạt động xuất nhập khẩu đang được hưởng lợi từ xung đột. Sử dụng 2 phương pháp định giá P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư, chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu cho năm 2022 của cổ phiếu ACB là 40.700 đồng/CP, cao hơn 32.3% so với giá tại ngày 10/05/2022, đồng thời khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB – sàn HOSE) ghi nhận thu nhập lãi thuần quý II đạt 5.606 tỷ đồng (tăng 3% so với quý trước và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái), thu nhập ngoài lãi đạt 1.317 tỷ đồng (giảm 6,5% so với quý trước và tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái). Ngân hàng tiếp tục ghi nhận hoàn nhập hoàn nhập dự phòng lên tới 267 tỷ đồng trong khi cùng kỳ ngân hàng trích lập 1.386 tỷ chi phí dự phòng. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế quý II/2022 tăng mạnh 51,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,914 tỷ đồng. Lợi suất đầu ra bình quân quý II/2022 tăng nhẹ 18bps so với quý trước, đạt 7,20%. Lãi suất bình quân đầu vào tăng khoảng 14bps so với quý trước một phần nhờ tỷ lệ CASA cao giúp giảm tác động của tăng lãi suất. Biên lãi thuần (NIM) tăng nhẹ 7bps so với quý trước, đạt 4,29%. Hoạt động cho vay của ngân hàng vẫn duy trì được sự khả quan trong quý 2 với tín dụng tăng 9.3% so với đầu năm. Dư nợ cho vay cá nhân và doanh nghiệp ước tính lần lượt tăng 10,7% và 7,5% so với đầu năm. Huy động vốn tăng trưởng chậm hơn khi chỉ ghi nhận tăng 1,9%YTD với động lực chính từ phát hành giấy tờ có giá. Tỷ lệ LDR tăng lên mức 83,5% sát với trần quy định 85%. Tỷ lệ nợ xấu quý II/2022 giảm nhẹ 6bps so với quý trước và tương đương cuối năm 2021, đạt khoảng 0,76% Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm nhẹ 2 điểm % còn 185,1% - vẫn ở mức cao so với ngành. Chúng tôi đánh giá ACB là một trong những ứng cử viên sáng giá được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét nâng room tín dụng nhờ (1) tỷ lệ an toàn vốn (CAR) duy trì mức cao trong những năm gần đây như cuối 2021 là 11,23% - cao hơn nhiều so với mức quy định 9% của NHNN; (2) ACB theo đuổi chiến lược cho vay thận trọng với tỷ lệ nợ xấu (NPL) luôn duy trì dưới 1% và dự phòng nợ xấu (LLCR) luôn cao hơn trung bình ngành; (3) ACB không đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Sử dụng 2 phương pháp định giá P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư, chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu cho năm 2022 của cổ phiếu ACB là 32.000 đồng/CP, cao hơn 28,9% so với giá tại ngày 05/08/2022, đồng thời khuyến nghị mua cổ phiếu này.

Tổng thu hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB – sàn HOSE) tiếp tục lập đỉnh mới theo quý ở mức 7.926 tỷ đồng (tăng 11,8% so với quý trước và 32,7% so với cùng kỳ năm trước) trong quý IV/2022. Chi phí hoạt động (OPEX) trong kỳ tăng tới 60,9% so với quý trước và 68,1% so với cùng kỳ năm trước trực tiếp làm thu hẹp lợi nhuận của ngân hàng. Chi phí dự phòng quý 4 giảm mạnh so với cùng kỳ, từ đó lợi nhuận trước thuế vẫn tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế cả năm 2022, ACB ghi nhận 17.114 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng mạnh 42,6% so với năm trước. Chi phí nguồn vốn huy động quý IV tăng tới 0,74 điểm % so với quý trước và 1 điểm % so với cùng kỳ năm trước, đạt 4,32%. Nhờ sự hấp thụ tốt của danh mục cho vay mà NIM quý IV vẫn tăng nhẹ 0,06 điểm % so với quý trước và 0,65 điểm % so với cùng kỳ năm trước. ACB là một trong số ít các ngân hàng vẫn ghi nhận NIM liên tục cải thiện theo quý. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của ngân hàng vào cuối năm 2022 là 0,74% giảm nhẹ 0,03 điểm % so với năm trước. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu duy trì ở mức cao là khoảng 159,3%. Quy mô nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ tăng mạnh lên mức 0,6% do cập nhật theo CIC nhưng không đáng lo ngại và được dự báo sẽ giảm dần. Việc giảm lãi suất cho vay sẽ đem đến nhiều lợi ích như tăng độ kết dính giữa ngân hàng và khách hàng hiện hữu, thu hút khách hàng mới cũng như được NHNN ưu ái khi cấp room tín dụng. Dù giảm lãi suất nhưng NIM được đánh giá là vẫn sẽ ổn định nhờ biên độ tăng lãi suất huy động không quá lớn và kỳ vọng CASA cải thiện hồi phục nhờ app giao dịch cho doanh nghiệp. Sử dụng 2 phương pháp định giá P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư, chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu cho năm 2022 của cổ phiếu ACB là 30.500 đồng/CP, cao hơn 22% so với giá tại ngày 08/03/2023, đồng thời khuyến nghị mua cổ phiếu này.

Cũng theo đánh giá của VNDirect, Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) được biết đến là ngân hàng có mô hình kinh doanh thận trọng, thể hiện qua danh mục tài sản lành mạnh không có trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Mặt khác, tỷ trọng cho vay bất động sản chủ yếu đến từ cho vay mua nhà (khoảng 22% vào cuối 2022), chứ không tập trung nhiều vào các doanh nghiệp bất động sản. Ngoài ra, thanh khoản cũng được củng cố khi ACB tích cực đa dạng hóa cơ cấu nguồn vốn từ vay liên ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi bên cạnh tiền gửi khách hàng. Về tiền gửi, khách hàng cá nhân đang có xu hướng “tiết kiệm tiền” trong bối cảnh môi trường lãi suất cao và tăng trưởng kinh tế yếu (tiền gửi cá nhân tiếp tục tăng trưởng tốt). Xu hướng này sẽ có lợi cho thanh khoản của các ngân hàng có tiền gửi cá nhân lớn trong tổng huy động như ACB (khoảng 80% tổng nguồn vốn). Theo đó, đơn vị này kỳ vọng lợi nhuận ròng của ACB sẽ tăng trưởng 14%/15% so với cùng kỳ trong năm 2023-2024. Hiện tại, ACB đang giao dịch ở mức 1,2 lần P/B 2023 (so với mức trung bình ngành là 1,4 lần), ngang mức -1 độ lệch chuẩn P/B trung bình 3 năm. Với khả năng sinh lời cao và bảng cân đối kế toán lành mạnh, VNDirect đánh giá ACB vẫn là cổ phiếu tiềm năng để tích lũy cho mục tiêu tăng trưởng cao và sinh lời bền vững trong dài hạn. Theo đó, VNDirect duy trì khuyến nghị khả quan cho ACB với giá mục tiêu không đổi là 30.000 đồng/cổ phiếu.

Quyết định tuần sau mua ACB chuẩn bị ăn cổ tức

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập năm 1993. Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực huy động, kinh doanh vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính liên quan, tập trung vào mảng bán lẻ. Đến cuối năm 2022, ACB có 384 chi nhánh và phòng giao dịch. Thị phần cho vay và thị phần tiền gửi khách hàng đạt lần lượt là 3,4% và 3,5% với 5,2 triệu khách hàng. Top 2 ngân hàng có Tỷ suất Lợi nhuận trên vốn (ROE) cao nhất toàn ngành. Lũy kế 12 tháng gần nhất (LTM), ROE của ACB đạt 26,3%, giảm nhẹ 20 bps so với cuối năm 2022, thuộc top 2 ngân hàng có ROE cao nhất ngành nhờ NIM vượt trội đến từ việc chi phí huy động vốn ở mức thấp xuất phát điểm từ chiến lược kinh doanh ít rủi ro của ngân hàng. ACB là một trong những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất xuất phát từ chính sách cho vay bảo thủ. Kết thúc quý I/2023, Tỷ lệ Nợ xấu của ACB đạt 0.97%, thuộc top 25% ngân hàng có tỷ lệ Nợ xấu thấp nhất ngành. Trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước còn nhiều thử thách, tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao sẽ tạo bộ đệm dày giúp ACB chống chịu trước rủi ro đang gia tăng của nền kinh tế. Chúng tôi kỳ vọng tình hình kinh tế trong nước sẽ khả quan vào nửa cuối năm 2023 nhờ các lĩnh vực sản xuất, thương mại, logistic… có nhu cầu vốn cao hơn vào 6 tháng cuối năm khi nhu cầu thế giới bắt đầu phục hồi. Qua đó, chúng tôi ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2023 của ACB đạt 11,1% so với năm ngoái. Chúng tôi ước tính NIM của ACB đạt 4.23% vào năm 2023, giảm 12 bps so với cuối năm 2021 do (1) chính sách giảm lãi suất của NHNN và độ trễ lãi suất cao vào cuối năm 2022; (2) CASA tăng trưởng khó khăn trước áp lực của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà Nước ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phép giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024. Qua đó, chúng tôi ước tính Tỷ lệ Nợ xấu năm 2023 đạt 0.86% Chúng tôi ước tính chi phí trích lập dự phòng năm 2023 của ACB đạt 1,664 tỷ đồng (+2244%YoY) do mức nền thấp năm 2022. Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu ACB là 25.400 đồng/CP, đồng thời khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này.

1 Likes

Trong nửa đầu năm 2023, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB – sàn HOSE) tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tổng tài sản sinh lời tăng 16,1%, đạt 615.491 tỷ đồng (trong đó, cho vay khách hàng tăng 9,7% (4,9% so với đầu năm) trong khi NIM giảm 0,1 điểm % do chi phí huy động tăng mạnh. Thu nhập ngoài lãi tăng 27,8% chủ yếu do thu nhập từ hoạt động chứng khoán đầu tư tăng mạnh (tăng 22 lần). Lợi nhuận trước dự phòng tăng 25% nhưng chi phí dự phòng tăng trở lại trong khi nửa đầu năm 2022 ghi nhận hoàn nhập dự phòng, khiến lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 2023 tăng 10,6% (10.951 tỷ đồng), hoàn thành 54,6% dự báo của chúng tôi. Trong nửa đầu năm 2023, thu nhập lãi thuần của ACB tăng 12,8% nhờ tổng tài sản sinh lời tăng 16,1%, đạt 615.491 tỷ đồng (trong đó, cho vay khách hàng tăng 9,7% (4,9% YTD)) trong khi NIM giảm 0,1 điểm % do chi phí huy động tăng mạnh. Thu nhập ngoài lãi tăng 27,8% chủ yếu do thu nhập từ hoạt động chứng khoán đầu tư tăng mạnh (tăng 22 lần). Lợi nhuận trước dự phòng tăng 25% nhưng chi phí dự phòng tăng trở lại trong khi nửa đầu năm 2022 ghi nhận hoàn nhập dự phòng, khiến lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 2023 tăng 10,6% (10.951 tỷ đồng), hoàn thành 54,6% dự báo của chúng tôi. Chúng tôi dự báo tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng lần lượt 16%/12% cho năm 2023/2024 trong khi đó thu nhập ngoài lãi tăng 27%/13% trong năm 23/24, chủ yếu ở mảng hoạt động dịch vụ, nhờ có (i) ACB tiếp tục ghi nhận khoản upfront fee với Sun Life (khoảng 567 tỷ đồng) (ii) Mảng bán banca cải thiện trong 6 tháng 2023 và 2024, khi ACB vẫn đang dẫn đầu mảng banca giữa các ngân hàng trong quý II/2023. Chúng tôi dự phóng lợi nhuận trước thuế 2023-2024 tăng trưởng tích cực ở mức 17%/16% nhờ chủ yếu vào việc tăng trưởng tích cực ở mảng thu nhập ngoài lãi Dù kết quả kinh doanh quý I tăng trưởng tích cực, tuy nhiên chúng tôi cho rằng định giá hiện tại đã ở mức hợp lý sau giai đoạn tăng giá vừa qua. Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 27.500 đồng/cp. Rủi ro giảm giá: 1) Tăng trưởng tín dụng thấp hơn dự kiến, 2) NIM giảm nhanh hơn kỳ vọng. Động lực tăng giá: 1) Khả năng thu hồi nợ xấu tốt hơn kỳ vọng.