Thị trường cá tra thế giới đang thiếu nguyên liệu trầm trọng. Giá nguyên liệu đầu vào hiện tăng 25% so với đầu năm. Đặc biệt, Việt Nam-nhà xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới - vừa hứng chịu đợt giảm nuôi trồng cá tra do dịch bệnh nên năm 2022 dự là cả thêa giới sẽ thiếu cá tra. Giá cá tra giống tăng 17-18k/kg-> 40k/kg . Giá sản xuất cá tra tại đồng bằng sống cửu long là 25k/kg giá thu mua tại ao là 30k/kg .với mức giá này người dân nuôi cá tra lãi lớn, các doanh nghiệp kinh foanh cá tra đang bán bên châu Âu đang từ 2.95-4.05$… Đặc biệt, ACL cũng là một doanh nghiệp bán cá tra đông lạnh sang Trung Đông, Mỹ, Sing, Trung, châu Âu và là doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho cá tra đông lạnh rất cao, cao nhất nghành lên hơn 850 tỉ /700 tỉ vốn chủ sở hữu, hàng tồn kho cao là do doanh nghiệp đã có thêm kho trữ đông lớn được xây lên vào năm 2018, từ đó đến nay, kinh doanh khó khăn, nên hàng tồn trữ trong kho rất nhiều . Tỉ lệ hàng tồn kho trên vốn của công ty lớn hơn cả ANV 1700/2300 . Và VHC 1700/5k. Năm nay cá tra nếu mức giá cá tra tăng 50% thì ACL sẽ thành siêu cổ phiếu. Mức lợi nhuận tính bằng x lần.
Xuất khẩu tháng 1/2022 tăng 44% - ngành thủy sản khởi sắc trở lại?
Mức tăng trưởng 44% báo hiệu một năm khởi sắc của ngành thuỷ sản.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, tháng 1/2022, xuất khẩu thuỷ sản mang về 872 triệu đô la, ghi nhận doanh thu cao kỷ lục tháng đầu của các năm.
Theo đó, xuất khẩu tôm chân trắng tăng 39%, xuất khẩu tôm sú tăng 92%. Tổng xuất khẩu tôm mang về 313 triệu đô la, tăng 43%. Xuất khẩu cá tra tăng 78% mang về gần 214 triệu đô la, cá ngừ tăng 108% với kim ngạch 88 triệu đô la. Mực tăng 57% và bạch tuộc tăng 31%, tổng kim ngạch 2 loài này tăng 45% đạt 63 triệu đô la…
Sản xuất, chế biến thuỷ sản gần như đã trở lại bình thường như trước dịch. Nhu cầu của các thị trường đang rất cao, các doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng. Giá nguyên liệu trong nước cũng tăng, nên cả bà con nông ngư dân và doanh nghiệp đều lạc quan vào một năm bội thu, tất cả đều đang phấn khởi tích cực sản xuất.
Trong tháng 1, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sang 117 thị trường. Xuất khẩu sang tất cả các thị trường lớn đều tăng đột phá. Top 6 thị trường có tỷ trọng từ 4-23% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc và Canada. Những thị trường này tăng từ 17-84% nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam trong tháng đầu năm 2022.
Với gần 200 triệu USD, Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng chi phối 23%. Mỹ tăng mạnh nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản từ Việt Nam như tôm tăng 61%, cá tra tăng 92%, cá ngừ tăng gấp hơn 3 lần, các loài cá khác tăng gần 30%…
Sau khi giảm nhẹ trong năm 2021, xuất khẩu sang Nhật Bản trong tháng 1 năm nay đã hồi phục 21% với 134 triệu USD. Trong đó, 40% là sản phẩm tôm với 54 triệu USD, tăng 23%. Nhật Bản cũng tăng mạnh nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam với mức tăng trưởng 55%.
Dù xuất khẩu tôm sang Trung Quốc vẫn giảm 16% nhưng xuất khẩu cá tra và mực, bạch tuộc đã trở lại mạnh mẽ với con số tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Nhờ đó, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc đã hồi phục 64% với 62 triệu USD.
Với 69 triệu USD nhập khẩu từ Việt Nam, thị trường Hàn Quốc vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn Trung Quốc. Trong đó xuất khẩu 2 sản phẩm chính là tôm và mực bạch tuộc tăng 33% và 18%.
Các thị trường Úc và Canada đều tăng mạnh nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam, tăng lần lượt 29% và 85%, trong đó tăng ở tất cả các sản phẩm chính.
Đối với khối EU, xuất khẩu thuỷ sản cũng tăng 70% đạt 108 triệu USD. Trong đó, các thị trường lớn trong khối đều tăng rất mạnh nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam: Đức tăng 28%, Bỉ tăng 85%, Pháp tăng 131%…
Theo VASEP, đơn hàng nhiều, hy vọng doanh nghiệp thuỷ sản sẽ dần dần giải quyết được bài toán thiếu lao động và nguyên liệu để tận dụng được cơ hội trong năm nay. Với sự lạc quan đó, VASEP tin rằng xuất khẩu trong tháng 2 và những tháng tới tiếp tục ghi nhận những kết quả khả quan. Theo đó, xuất khẩu thuỷ sản trong quý I năm nay có thể sẽ mang về khoảng 2 tỷ USD, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Cập nhật : Giá cá tra mua tại ao cá ở Cần Thơ hôm 26/2 tăng từ 30k/kg đã bật tăng lên 32k/kg rồi ae ! Giá cá tra năm 2020-2021 chỉ rơi vào 19-23k/kg giá vốn sản xuất 24-25k/kg. với mức giá lên 32k/kg thì những doanh nghiệp lãi thế nào thì chắc khỏi cần bàn ae. đặc biệt những doanh nhggiẹp có hàng tồn kho cao như ACL đã trữ trong kho từ năm 2021 khi giá cá tra chỉ là 20k/kg thì giờ số đó bèo nhèo 50% rồi ae ơi. Dự lãi ACL tầm này đã là 400 - 500 tỏi chỉ tính hàng tồn kho !!! chưa nói đến năm nay kinh doanh lại ngon nữa ! thì OMG…
đừng hỏi sao ACL nay tăng trần !
Hiện tại các kho lưu trữ cá tra của các doanh nghiệp bên Mỹ, bên Châu Âu, Trung Quốc, Trung Đông, Sing,… đã chính thức chỉ đủ nguyên liệu cho một tuần. Các chủ kho chỉ mong dịch dã đỡ lại giao thương tốt lại, là họ tiến hành gom hàng số lượng lớn để sản xuất và còn để trữ trong kho, phục vụ cho dây truyền hoạt động trơn chu. Giá cá tra sẽ còn được đẩy lên rất cao trong thời gian tới.
Thời tới cản không kịp ! Nga cường quốc xuất khẩu cá minh thái -đối thủ cực mạnh, cạnh tranh cực gắt với cá tra Việt Nam trên thế giới - bị đóng cửa xuất khẩu. Hahah lợi thế không thể hiểu được của cá tra !!! Vô cùng khó hiểu đến từ vị trí của cá tra !
Cung tiền M1 của FED tăng gần 7 lần. M2 cũng tăng lên nóc. Mặc dù, giá cá tra 32k đang rất gần đỉnh 2018 33k . những sẽ sớm bật qua đỉnh thôi. Vì lạm phát tiền mất giá, vì cung đang rất yếu so với cầu.
Lạm phát mới chỉ đang ở chân dốc thôi !
Sức mạnh của Thủy sản hôm nay đã đủ để chinh phục ae chưa??? Thời kì khó khăn dã qua. bây giờ là thời kì của dễ chồng dễ, lợi chồng lợi. Kiểu này chắc X2 xong mới chỉnh cho ae vào mất hahaha
Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2022 chạm mốc 1,5 tỷ USD
– Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, sau khi tăng 44% đạt 872 triệu USD trong tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản tháng 2/2022 tiếp tục tăng trưởng mạnh với mức 62% so với cùng kỳ 2021, ước đạt 635 triệu USD.
– Trong tháng 2, xuất khẩu cá tra tăng mạnh nhất, với con số 127% đạt 171 triệu USD; lũy kế 2 tháng đầu năm, cá tra đạt doanh số 384 triệu USD, tăng 93%. Xuất khẩu tôm trong tháng qua cũng tăng 50% so với cùng kỳ đạt 237 triệu USD, đưa kết quả 2 tháng đầu năm lên 550 triệu USD, tăng 46%.
– Xuất khẩu các mặt hàng hải sản đều tăng mạnh từ 30-90% so với tháng 2/2021. Lũy kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ mang về 156 triệu USD, tăng 83%. Xuất khẩu mực đạt con số 97 triệu USD, tăng 45%.
– Theo VASEP, nhu cầu của các thị trường đều rất cao đối với thủy sản Việt Nam. Tại Mỹ, thủy sản đông lạnh đang được ưa chuộng hơn thủy sản tươi sống, đồng thời người tiêu dùng ngày càng tập trung vào thực phẩm tiện dụng, đồ chế biến sẵn, ăn liền và đồ bảo quản lâu. Trong tháng 2, Mỹ tiếp tục tăng mạnh nhập khẩu thủy sản Việt Nam, tăng 85% với 146 triệu USD.
– Xuất khẩu sang Trung Quốc đã có những tín hiệu hồi phục tích cực từ tháng 1 và tiếp tục tăng mạnh trong tháng 2. Hai tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 168 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù các quy định của Trung Quốc vẫn khắt khe, đặt biệt vào thời điểm các cơ quan hải quan của Trung Quốc thắt chặt giám sát thực phẩm nhập khẩu, nhưng không phải là trở ngại chính.
– Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường truyền thống khác như Hàn Quốc tăng 48%, Canada tăng 55%, Australia tăng 64%. Đáng lưu ý là xuất khẩu sang Đức tăng 140%.
– VASEP dự báo xuất khẩu những tháng tới tiếp tục đà tăng trưởng khả quan vì nhu cầu từ các thị trường đang mạnh. Tuy nhiên, chiến sự Nga – Ukraine ít nhiều cũng tác động đến việc xuất khẩu sang Nga và Ukraine dù 2 thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng xuất khẩu thủy sản Việt Nam: Nga chiếm 2%, Ukraine chiếm 0,3%. Xung đột sẽ làm tăng giá xăng dầu và kéo theo hàng loạt các chi phí đầu vào khác tăng lên, ảnh hưởng đến giá thành và lợi nhuận của các công ty thủy sản. Theo đó, các hoạt động khai thác thủy sản sẽ bị ảnh hưởng mạnh hơn so với thủy sản nuôi trồng.
Giá cá tra chính thức vượt đỉnh thời đại mức giá 33k/kg ACL, ANV, VHC mai trần sạch !
Kế hoạch ACL 200 tỉ nhưng chắc chắn cáo hơn vì doanh nghiệp ôm hàng rất lớn kế hoạch đặt.ra với mức giá cá tra 30k và trong điều kiện doanh nghiệp thu mua cá và kinh doanh liên tục. Doanh nghiêp chưa tính hàng tồn kho được mua với giá rẻ !
Giá cá tra sắp đạt ngưỡng 35k. Hiện tại đang được thu mua ở ao là 34k. Dự giá cá tra sẽ đạt đỉnh trên 40k vào quý 2 . Giá cá tra vẫn đang tăng mạnh do các thương nhân trung quốc đang ồ ạt gom hàng để trữ tích kho. Nếu Trung Quốc mở cửa lại hoàn toàn thì tín hiệu sẽ bứt phá !
Sức mạnh hủy diệt đến từ thủy sản. câu chuyện cung cầu …
1.Cung giảm cầu tăng
2.Số lượng tăng+giá tăng
2 yếu tố tối đa để tạo nên siêu sóng thủy sản !
hàng tồn kho nhiều là do không bán được hàng đó pro, thủy sản mà tồn kho lâu là vứt đi chứ gì đâu
Hàng tồn kho trữ lạnh nha
Hãy nhìn biên lợi nhuận gộp từ 10% lên 33% thì bro sẽ hiểu doanh nghiệp đang lãi như thế nào hehe. Việc bán thủy sản sang nước khác phải đc kiểm cực chặt vì dễ hỏng . hàng thiu thối sẽ bị bỏ. Doanh nghiệp nhiều hàng tồn giá rẻ biên gộp tăng thêm 20% . Với sản xuất mà biên như vậy nghang đi ăn cướp. Còn chưa kể time tới giá cá tăng lên do nhiều vấn đề đã kể thì…
Doanh nghiệp có nhiều kho trữ cá đông lạnh nhá giữ được nhiều tháng. Khỏi lo hỏng. Hơn nữa doanh nghiệp tự chủ nguồn nguyên liệu 80% nên yên tâm đi bro
Quý này bán có 300 tỏi chắc ghim hàng đợi quý sau bung chăng
Nhầm! cập nhật mới nhất ACL đã tự chủ đc 100% nguyên liệu cung cấp 30-50k tấn cá tra nguyên liệu rồi . Chứ ko phải 80% . Lưu ý Vĩnh hoàn mới chỉ tự chủ được gần 70% thôi. ANV thì 100% ,mấy doanh nghiệp khác như IDI thì bh mới mở thêm quy mô . Hàng của IDI thì giá rẻ 18-19 nhưng có 1400 tỉ /5500tỉ tài sản bán phát hết vẹo.ACL ANV tự nuôi cá giá vốn 24-25k ăn lãi cả gốc lẫn ngọn. Ae cứ ôm thôi
Hơn nữa ACL chỉ chú tâm xuất khẩu , chứ ko cung cấp nội địa như VHC, ANV nên tỉ lệ tệp khách xịn trên quy mô doanh nghiệp điên hơn ANV và VHC nhiều.
ACL lãi 62 tỏi quý 1 . Bờ ay bay ! thứ 2 bayyyyyyyyyyyyyyyyy
ACL lãi hơn 62 tỷ đồng trong quý 1, chuẩn bị cho cơ hội từ xung đột Nga-Ukraine
“Kế hoạch 200 tỷ đồng lợi nhuận hoàn toàn nằm trong tầm tay của Cửu Long An Giang, thậm chí có thể vượt nếu tình hình thuận lợi tiếp tục duy trì”, Chủ tịch Trần Thị Vân Loan chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang (HOSE: ACL) vào ngày 15/04/2022.
Chủ tịch Trần Thị Vân Loan chia sẻ tại Đại hội thường niên 2022 của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang vào ngày 15/04/2022.
Lãi 62 tỷ trong quý 1/2022
Đại hội thường niên lần này của Cửu Long An Giang được tổ chức giữa bối cảnh môi trường kinh doanh của ngành cá tra đang tốt nhất sau 2 năm dịch bệnh dai dẳng. Nhu cầu cá tra ở nước ngoài đang ở mức cao, đồng thời giá cá nguyên liệu và giá xuất khẩu cũng tăng mạnh. Hiện tại, giá cá tra nguyên liệu đã leo dốc từ 20,000 đồng/kg lên 32,000-33,000 đồng/kg, tiệm cận mức kỷ lục trước đó là 35,000 đồng/kg.
Tại đại hội, Chủ tịch Vân Loan cũng chia sẻ về những chìa khóa tạo nên lợi thế cho Cửu Long An Giang: Đó là sức mạnh tài chính, nguồn nuôi sẵn có và nhu cầu tăng cao khi dịch bệnh được kiểm soát.
“Trong bối cảnh dịch bệnh, Cửu Long An Giang vẫn có lợi thế nhờ tiềm lực tài chính vững chắc và nguồn nuôi sẵn có. Vẫn như mọi năm, chúng tôi luôn luôn đảm bảo sản lượng đủ 100% cho các nhà máy nhờ sở hữu vùng nuôi hơn 100 ha. Nhờ vậy, giá vốn của Cửu Long An Giang rất thấp”, Chủ tịch Trần Thị Vân Loan chia sẻ.
“Ngoài ra, khi dịch bệnh vừa được kiểm soát, nhu cầu tại các thị trường nước ngoài đều bùng nổ, nhất là từ quý 4/2021. Sản lượng bán và giá bán đồng loạt tăng mạnh do nguồn cung tại Việt Nam đang thiếu hụt rất nhiều. Các doanh nghiệp nhỏ hiện không có đủ sản lượng và không có tiềm lực tài chính. Điều này mang lại lợi thế cho Cửu Long An Giang”, bà Vân Loan nói thêm.
Nhờ đó, Cửu Long An Giang đặt kế hoạch kinh doanh đột biến, với lợi nhuận trước thuế 200 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so với năm ngoái.
Nguồn: VietstockFinance
Trong bối cảnh thuận lợi hiện tại, Chủ tịch Vân Loan cho rằng kế hoạch 200 tỷ đồng lợi nhuận “hoàn toàn nằm trong tầm tay của Cửu Long An Giang, thậm chí có thể vượt nếu tình hình thuận lợi tiếp tục duy trì”. “Điều này là do Công ty đã có hợp đồng lớn và đã ký tới cuối năm 2022. Từ đây cho tới cuối năm, giá của các hợp đồng tương lai còn cao hơn nhiều, nhưng chỉ e rằng sản lượng bán sẽ ít đi. Tuy nhiên, giá cao sẽ bù đắp cho phần sản lượng suy giảm”, vị Chủ tịch Cửu Long An Giang chia sẻ.
Đáng chú ý, trong báo cáo vừa công bố trên website, Công ty mang về hơn 62 tỷ đồng lãi ròng trong quý 1/2022, gấp 6 lần so với cùng kỳ. Trong năm 2021, cứ 100 đồng doanh thu thì Cửu Long An Giang lãi ròng 3.5 đồng. Qua quý 1/2022, con số này lên tới hơn 19 đồng.
Nguồn: VietstockFinance
Tại cuối quý 1/2022, Công ty ghi nhận gần 890 tỷ đồng hàng tồn kho, trong đó thành phẩm chiếm 75%.
*Tài liệu họp cổ đông năm 2022
Cơ hội của cá tra Việt từ xung đột Nga-Ukraine
Bên cạnh tình trạng thiếu hụt nguồn cung và nhu cầu bùng nổ sau dịch bệnh, ngành cá tra Việt Nam còn có thể nhận thêm cú huých từ câu chuyện xung đột Nga-Ukraine.
Sau sự vụ tại Ukraine, cá của Nga sẽ khó vào thị trường phương Tây hơn khi bị Mỹ cấm, trong khi Liên minh châu Âu (EU) và Anh đang cân nhắc biện pháp áp thuế và cấm nhập khẩu thủy sản từ Nga. Đáng chú ý nhất là cá minh thái – loại cá cạnh tranh trực tiếp với cá tra Việt Nam – có khả năng bị hạn chế ở châu Âu và điều này sẽ tạo dư địa tăng trưởng lớn cho ngành cá tra Việt Nam.
Vị Chủ tịch Cửu Long An Giang chia sẻ: “Cá tra Việt Nam có những đặc tính rất giống với cá minh thái và do đó, khi châu Âu cấm (hoặc hạn chế) nhập cá minh thái từ Nga, cá tra Việt sẽ có cơ hội khỏa lấp khoảng trống đó. Tháng 4 này, Cửu Long An Giang sẽ tham dự hội chợ lớn tại châu Âu để xúc tiến cho năm 2022, với mục tiêu tận dụng cơ hội từ khả năng thủy sản Nga bị cấm và toàn châu Âu không nhập cá minh thái”.
Tại đại hội, Chủ tịch Vân Loan cũng khẳng định Cửu Long An Giang sẽ không chạy theo trào lưu mà luôn đi theo sự bền vững. “Đó là lý do tại sao Cửu Long An Giang lại tránh được tất cả sự khủng hoảng và cả những đợt biến động của thị trường. Thị trường càng biến động thì lợi thế của Cửu Long An Giang lại càng lớn”, Chủ tịch Vân Loan chia sẻ.