ACV - tiềm năng tăng trưởng

1. Thông tin công ty:
Công ty mẹ của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tiền thân thành lập vào năm 1976 thuộc quản lý trực tiếp của Cục Hàng Không Việt Nam (CAAV), là cơ quan cảng hàng không tại Miền Bắc, miền Trung và miền Nam. ACV thành lập sau khi sáp nhập Tổng công ty cảng hàng không tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam vào năm 2012 theo quyết định của Bộ Giao Thông Vận tải. Công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 11/2015 và niêm yết tại UPCOM vào ngày 21/11/2016. Hiện tại, ACV hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con và tham gia điều hành và quản lý 22 sân bay dân dụng tại Việt Nam. Từ năm 2015-2019, công ty mở rộng công suất đáng kể từ 71,1 triệu hành khách/năm vào 2015 lên khoảng 115 triệu hành khách/năm vào 2019 nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch bằng đường hàng không đang phát triển tại Việt Nam.

2. KQKD Q1/2024:
Trong Q1/2024, ACV đã phục vụ 28 triệu lượt khách ở tất cả mạng lưới sân bay. Đặc biệt, hành khách quốc tế đã tăng 47% svck đạt 10,5 triệu khách, khách nội địa giảm 15% svck đạt 17,5 triệu khách. Theo đó, ACV đạt mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ròng ấn tượng lần lượt là 19,4% và 78% svck (lợi nhuận cốt lõi +29% svck), Mức tăng trưởng tốt có được nhờ sự đóng góp của nguồn khách quốc tế và việc không cần phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

3. Kế hoạch 2024:
Doanh thu công ty mẹ là 20 nghìn tỷ đồng (+2% svck) và LNTT công ty mẹ ở mức 9,3 nghìn tỷ đồng (+6% svck). Công ty đang chờ sửa đổi luật (Nghị định 140/2020) để có thể trả cổ tức bằng cổ phiếu để có thể dùng vốn chủ sở hữu tài trợ cho khoản đầu tư sắp tới mà ban lãnh đạo dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6/tháng 7 năm nay.

Không có kế hoạch cổ tức cho năm 2023 vì ACV đang chờ chính phủ phê duyệt và sửa đổi luật để trả cổ tức bằng cổ phiếu để có thể dùng vốn chủ sở hữu tài trợ cho khoản đầu tư lớn sắp tới, ban lãnh đạo dự kiến việc sửa đổi luật sẽ được phê duyệt vào tháng 6/tháng 7 năm 2024, điều này có thể là yếu tố hỗ trợ mạnh cho giá cổ phiếu. Kỳ vọng việc xây dựng các dự án trọng điểm sẽ được tiến hành đúng tiến độ, trong đó T3 Tân Sơn Nhất và T2 Nội Bài dự kiến hoàn thành vào năm 2025 và sân bay Long Thành dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2026, với tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 120 nghìn tỷ đồng (khoảng 5 tỷ USD) cho 3 dự án này. Các dự án này được kỳ vọng sẽ giảm bớt nút thắt năng lực hiện tại của ngành hàng không Việt Nam và giúp thúc đẩy tăng trưởng hành khách trong dài hạn.

4. Triển vọng năm 2024-2025:
Khách quốc tế sẽ là động lực tăng trưởng chính, khách nội địa có thể ghi nhận mức giảm nhẹ. Lợi nhuận trong 2024 và 2025 có thể cải thiện khi dự phòng các khoản phải thu khó đòi giảm, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh từ các hãng hàng không được cải thiện. Về dự án sân bay Long Thành, với vốn đầu tư 100 nghìn tỷ đồng và thời gian khấu hao 20 năm, ACV sẽ phải ghi nhận thêm 5 nghìn tỷ đồng/năm chi phí khấu hao vào năm 2027, điều này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của ACV trong năm đó.

ACV được coi là cổ phiếu hưởng lợi chính cho tăng trưởng hàng không và triển vọng tăng trưởng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam, với tốc độ CAGR lợi nhuận ròng 5 năm là 20%/năm.

4. Định giá:
Giá mục tiêu 1 năm: 136.000 vnđ/cp
Trong 3-6 tháng tới, các yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu bao gồm đà tăng trưởng mạnh nhờ số lượng hành khách tiếp tục phục hồi, giảm các khoản dự phòng liên quan đến các hãng hàng không và ACV được chấp thuận trả cổ tức bằng cổ phiếu đang chờ chi trả từ năm 2019 đến nay.
Rủi ro giảm giá: Xung đột địa chính trị trong khu vực, dịch bệnh khác xảy ra, đồng JPY tăng giá mạnh.

5 Likes
  • Thị trường tiếp tục thử thách vùng đỉnh cũ chưa thành và đảo chiều giảm điểm. Chỉ số VNIndex đóng cửa ở ngưỡng 1.283,56 điểm, giảm nhẹ 0,79 điểm (-0,06%) so với phiên trước nhưng mất hơn 8 điểm từ mốc cao nhất.
  • Sàn HOSE trong trạng thái phân hóa mạnh với 224 mã giảm và 200 mã tăng.
  • GTGD khớp lệnh sàn HOSE duy trì quanh ngưỡng 19,7 nghìn tỷ đồng.
1 Likes
  • VNIndex duy trì trong biên độ hẹp 1.282 - 1.292, và là phiên thứ 3 liên tiếp chưa bứt phá qua biên trên 1.292. Chỉ báo kỹ thuật ADX vẫn ở mức trung tính, riêng RSI tích cực nhẹ.
  • Với việc giữ vững trên vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.282 kèm thanh khoản trung bình cho thấy chỉ số VNIndex có thể tiếp diễn nhịp tích lũy với khả năng vượt qua vùng kháng cự 1.292 trong ngắn hạn.
1 Likes

Chạy khoẻ

1 Likes

ACV giá 115,1 còn vào được ko Ad

ACV mua giờ được không ạ

Em phân vân ACV với VJC

ACV có nhiều dư địa để tăng trưởng hơn do hưởng lợi rất nhiều nếu ngành hàng không hồi phục. Các câu chuyện ngắn và dài hạn sắp tới có thể là bàn đạp giúp ACV tiếp tục tăng trưởng

tiếp tục tăng

3 Likes

doanh nghiệp thượng nguồn hàng không, hưởng lợi nhiều nhất khi du lịch phục hồi

Đề xuất giao ACV nghiên cứu đầu tư sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 2

1 Likes

Giá này cân nhắc chốt lãi hợp lý

VNI thanh khoản ổn định, chưa có đột phá

1 Likes

khả năng tăng về 1330 1340 vẫn rất lớn

các mã hàng không lớn giảm có con này vẫn tăng, khoẻ thật

1 Likes
  • Động lực Tích cực duy trì thúc đẩy thị trường tiếp tục khởi sắc. VNIndex đóng cửa tại 1.290,7 điểm, tăng 3,1 điểm (+0,24%). Chỉ số vẫn đang trong nhịp giằng co quanh khu vực đỉnh cũ.
  • Độ rộng sàn HOSE nghiêng về chiều tăng với 243 mã. Riêng VN30 +0,23% chỉ 11 mã tăng. Còn lại, VNMidcap +0,33% và VNSmallcap +1,1%.
  • GTGD khớp lệnh sàn HOSE đạt 19,4 nghìn tỷ đồng, tăng 27% so với phiên trước.

ACV đi ngược dòng VNI, vẫn tiếp tục tăng

Con này vẫn đi ngược index

•VNIndex đóng cửa tại 1.284,41 điểm, giảm -6,26 điểm
(-0,49%). Tổng KLGD đạt 949 triệu đơn vị.
• VNIndex tiếp tục rung lắc trong phạm vi 1.282 - 1.292.
Chỉ báo kỹ thuật RSI và ADX quay về vùng trung tính.
• Như vậy, chỉ số VNIndex sẽ duy trì trạng thái tích luỹ
trong ngắn hạn.

ACV tiếp tục tăng :muscle: :muscle: