Hôm trước tôi đọc báo thấy có tin về An Gia như sau:
An Gia bất ngờ hủy phương án mua lại 15,5 triệu cổ phiếu quỹ do điều kiện thị trường thay đổi và để phù hợp với kế hoạch kinh doanh.
Theo nhận định cá nhân của mình, tôi cho rằng việc AGG hủy phương án mua cổ phiếu quỹ cho thấy AGG đã có sự thay đổi trong chiến lược sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cái cần quan tâm bây giờ, là tại sao AGG lại hủy phương án mua lại cổ phiếu quỹ?
Trước hết, tôi muốn chúng ta cùng nhìn lại bối cảnh quá khứ vào thời điểm Công ty đề xuất phương án này.
Trong ĐHCĐ thường niên 2023 năm nay, bên An Gia đã đề xuất chủ trương mua lại khoảng 15-17 triệu cổ phiếu quỹ với mức giá tối đa 29.000 đồng/CP.
Ý định này xuất phát từ 2 lý do chính:
-
Thời điểm đấy thị trường BĐS chưa có nhiều thâu tóm quỹ đất ở tất cả các phân khúc => An Gia cầm tiền mặt vẫn chưa có cơ hội thâu tóm quỹ đất mới với giá tốt.
-
Thị trường Chứng khoán giai đoạn bấy giờ vừa trải qua nhiều biến động tương đối bất lợi. => Ban lãnh đạo của An Gia muốn mua lại cổ phiếu quỹ là để nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho cổ đông.
Tuy nhiên bối cảnh hiện tại đã khác:
- Thị trường BĐS đã bắt đầu có dấu hiệu tạo đáy và dần ấm lại. Các giao dịch mua bán đang tăng lên với các chính sách hỗ trợ được kỳ vọng sẽ bắt đầu tạo ra tác động tích cực đáng kể lên thị trường => Đây là thời cơ vàng để các doanh nghiệp BĐS mở rộng quỹ đất chiến lược cho giai đoạn 3-5 năm tới.
- Hiện tại, chính phủ đã lập ra một Tổ công tác của Thủ tướng nhằm tháo gỡ và giải cứu quyết liệt cho thị trường ngành bất động sản Việt Nam.
=> Theo chia sẻ từ phía Công ty, Ban lãnh đạo An Gia đã bắt đầu có những kế hoạch cho chiến lược M&A nhằm mở rộng quỹ đất trong thời gian tới.
- Về nội tại An Gia:
An Gia vẫn đạt tỷ lệ hấp thụ lên đến 96% cho đợt mở bán Westgate trong bối cảnh các dự án khác bán chậm. Dự kiến nửa cuối 2023 thu về dòng tiền 1,000 tỷ đồng từ việc bàn giao dự án Westgate và The Standard. Điều này là chứng minh không thể chối cãi, củng cố năng lực tài chính của An Gia trong thời điểm hiện tại.
Vậy chúng ta biết:
-
An Gia vẫn có doanh thu từ việc bàn giao các dự án, thể hiện tiềm năng lớn của phân khúc nhà ở vừa túi tiền.
-
An Gia giữ lại nguồn tiền mặt, thay vì giảm vốn điều lệ.
-
Tập trung nguồn lực và sắp tới sẽ tiến hành M&A thu mua thêm nhiều quỹ đất.
=> An Gia sử dụng nguồn vốn thặng dư để thâu tóm quỹ đất cho các dự án nhà ở trung cấp với quy mô 2000 căn/dự án thay vì thu mua cổ phiếu quỹ.
Về góc độ cổ phiếu:
Trong bối cảnh khối lượng giao dịch của cổ phiếu ngày càng gia tăng, An Gia không mua cổ phiếu quỹ để không làm giảm floating bên ngoài => Tạo thêm sân chơi cho Nhà đầu tư mới tham gia.
Bằng chứng là An Gia đã huy động thành công nguồn vốn 10 triệu USD từ Koterasu. Khi An Gia tiếp tục hợp tác thành công với các đối tác nước ngoài có tiềm lực tài chính như thế trong thời gian sắp tới. Thì chắc chắn lượng tiền mặt của AGG sẽ sẵn sàng để triển khai mạnh mẽ kế hoạch M&A, thu mua nhiều quỹ đất và dự án tiềm năng hơn.
Việc hủy phương án mua lại cổ phiếu quỹ này là một quyết định rất hợp lý và thức thời của ban lãnh đạo An Gia. Quyết định này cho thấy AGG tập trung chuẩn bị nguồn lực vốn tốt nhất để tiến hành M&A thêm nhiều quỹ đất tiềm năng với mức giá tốt trong thời gian sắp tới.
=> Vì thế có thể khẳng định:
- An Gia vẫn có doanh thu từ việc bàn giao các dự án Westgate, The Standard.
- Việc giữ lại nguồn vốn thặng dư nhằm chuẩn bị cho một chiến lược thâu tóm dự án mới.
- Ngừng mua cổ phiếu quỹ để giữ mức free floating cao, tạo điều kiện cho những deal hợp tác tiếp theo với các đối tác mới.
Tôi sẽ chờ đợi xem Điểm tin nhà đầu tư tiếp theo của AGG như thế nào.