Ai bảo vệ nhà đầu tư?*

, ,

AI BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ?

Tôi viết bài báo đầu tiên về giao dịch cổ phiếu trên sàn OTC ở TP HCM năm 1998. OTC là thị trường chưa niêm yết, nơi người mua, người bán thỏa thuận giá, rồi cùng đến doanh nghiệp làm thủ tục giấy tờ, đổi tên trên sổ cổ đông hoặc người mua nhận sổ cổ đông mới, sổ cổ đông của người bán được thu hồi, hết hiệu lực.

Thị trường OTC lúc bấy giờ đầy rủi ro, thông tin tù mù, thanh khoản thấp. Bây giờ, hai mươi tư năm sau, khi một số cổ đông của Công ty cổ phần xây dựng Faros (ROS), Công ty cổ phần tập đoàn FLC (FLC), Công ty nông dược HAI (HAI) bức xúc việc họ không còn biết làm gì với những cổ phiếu trên vì chúng đã bị hủy niêm yết hoặc đình chỉ giao dịch trên sàn HoSE, tôi lại viết về thị trường OTC.

Cổ đông ROS đang chờ trả lời liệu cổ phiếu có được giao dịch trên sàn UpCoM. Cổ đông FLC và HAI ngóng trông tiếp theo sẽ là gì sau khi cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch. Tham khảo ý kiến một số công ty kiểm toán, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM và giới luật sư, tôi hiểu rằng khả năng các mã này sẽ trở về với sàn OTC là rất lớn.

Sự vi phạm quy chế niêm yết của ba doanh nghiệp trên gói gọn trong việc họ không thể công bố báo cáo tài chính bán niên 2022 đã soát xét, báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán đúng hạn dù được nhắc nhở nhiều lần. Vấn đề là giờ đây không đơn vị kiểm toán nào nhận kiểm toán các doanh nghiệp “họ” FLC, khi cựu chủ tịch tập đoàn đang bị bắt tạm giam để điều tra, làm rõ các hành vi sai phạm. Đại diện một công ty kiểm toán cho tôi biết: “Chúng tôi không thể chấp nhận thực hiện kiểm toán vì không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp làm cơ sở đưa ra kết luận về báo cáo tài chính của doanh nghiệp”.

Khi doanh nghiệp không còn được giao dịch trên cả ba sàn HoSE, HNX, UpCoM, cổ đông cần liên hệ với doanh nghiệp để được cấp lại sổ cổ đông. Có doanh nghiệp sẽ mua lại cổ phiếu cho cổ đông, có doanh nghiệp không. Điều này không bắt buộc. Cổ đông có thể bán thoả thuận với những người có nhu cầu mua như trên thị trường OTC. Lúc này quyền cổ đông được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

ROS, theo kết luận của Cơ quan cảnh sát điều tra, đã tăng vốn ảo từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng. Tăng vốn ảo là hiện tượng đã diễn ra nhiều năm với không ít công ty cả niêm yết và chưa niêm yết. Quy trình tăng vốn ảo có thể lắt léo, nhưng tựu trung lại là các cổ đông sáng lập nộp tiền góp vốn, lấy giấy phép thành lập, kinh doanh, rồi lại rút tiền ra.

Hãy hình dung 10 bác xe ôm góp 500 triệu đồng để lập công ty xe ôm. Tiền góp là vay mượn anh em, bà con hoặc ngân hàng. Vốn góp được gửi vào ngân hàng phong tỏa và các bác đến Sở Kế hoạch đầu tư xin giấy phép thành lập. Mọi tiêu chí về vốn, xe cộ, nghị quyết đại hội cổ đông, mục tiêu hoạt động, cổ đông… đủ cả. Thế là có giấy phép.

Mấy tháng sau, công ty xe ôm ký hợp đồng uỷ thác đầu tư, nói nôm na là đưa tiền lại cho các bác xe ôm. Các bác mang tiền trả lại cho bà con, anh em hoặc ngân hàng. Công ty xe ôm vẫn còn đấy nhưng “rỗng ruột”.

ROS là một công ty “rỗng ruột” như vậy. Khi ROS niêm yết, bản cáo bạch niêm yết chỉ rõ trước ngày chào sàn, doanh nghiệp này đã uỷ thác đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho các cá nhân, tổ chức. Người có kiến thức tài chính đọc bản cáo bạch có thể nhận ra sự ủy thác này, vậy mà công ty tư vấn niêm yết và cơ quan quản lý cấp phép niêm yết không thấy.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có hàng triệu nhà đầu tư, trong đó hơn 90% là nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ. Họ tin các doanh nghiệp niêm yết đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn mới được lên sàn. Không phải nhà đầu tư nào cũng đủ sức phân biệt doanh nghiệp vốn thật, vốn ảo. Ai bảo vệ họ một khi họ đã “sa bẫy” mua cổ phiếu của doanh nghiệp vốn ảo?

Việt Nam đang nỗ lực để nâng hạng thị trường chứng khoán, thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tuy nhiên vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chưa bao giờ vượt qua được tổng vốn đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trong nước. Điều cấp thiết hiện nay - cơ chế bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ, yêu cầu minh bạch thị trường - vẫn chưa được đặt lên hàng đầu và giải quyết rốt ráo.

Đành rằng đầu tư lời ăn lỗ chịu. Cổ đông của một doanh nghiệp vốn ảo cũng tự trách lỗi trước hết thuộc về bản thân ông. Ông đã không tìm hiểu kỹ doanh nghiệp. Ông nói sẽ tự học để bồi bổ thêm kiến thức tài chính.

Nhưng có một chia sẻ của ông khiến tôi suy nghĩ: “Trong khi nhà đầu tư tự nâng cấp kiến thức, liệu cơ quan quản lý cấp phép niêm yết có ý thức siết chặt cơ chế để góp phần thanh lọc thị trường, bảo vệ nhà đầu tư ngay từ đầu?”.

Tác giả: Hải Lý - VNexpress

1 Likes

Thị trường chứng khoán mà cứ như sòng bạc có bảo kê . :sweat_smile::sweat_smile:

1 Likes

Sẽ ổn mà bác

1 Likes

giờ chủ thớt còn hỏi thế. Không ai bảo vệ nhé. Trách nhiệm thuộc về nhà đầu tư khi ko biết chọn cổ phiếu tốt để đầu tư. Các chú các bác ở chính phủ đã nói đi nói lại nhiều lần rồi sao vẫn có người hỏi như vậy? :rofl: :rofl: :rofl: :rofl: :rofl: :rofl:

Giống đánh đố người dùng , nói nước đôi chứ cũng ko thấy động thái sẽ làm gì hoặc chế tài như thế nào cho những trường hợp sau này

1 Likes

Các bố ấy sai từ đầu rùi
Giờ phải cho giao dịch lai đê vưa xoa diu dư luận vừa phủ cái sai keo dài nhiều năm
Chứ giờ mà làm căng, hủy hêt thi khác nào nhổ toẹt vào cái sàn :grinning:

Bác thấy câu “ Nếu …” trong dấu “ “ không :joy::joy::joy::joy:. Động thái lấp liếm cho qua giai đoạn này thôi bác, khi ndt đã không còn kiên nhẫn, khi câu chuyện đã được xoa dịu, khi có trend khác… thì lại đâu vào đấy thôi .
Nhưng vẫn giữ tâm lý lạc quan, thua keo này mình bày keo khác như bác là điều tích cực . :+1::+1:.

1 Likes