Giờ thì nêm thôi, động vào dễ toang. Phải cẩn thận
Lõm mất 8% rồi còn đâu mà cẩn với thận nữa bác ơi
Nhóm dầu khí “bùng cháy” quá.
Thuốc cho cái chạy ầm ầm thế kia!
Tiếp tục với những bệnh nhân Phòng khám đã nhận hồ sơ, Bác tiếp tục trả kết quả thăm khám với #HVN, bạn này Bác đánh giá là qua giai đoạn nguy kịch, đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao đã cứu sống bạn này. Tuy nhiên sẽ khó có bất ngờ với bệnh nhân này. Cùng Bacsi_Chungkhoan xem sức khỏe của HVN và kết luận bên dưới nhe!
1/Bảng cân đối kế toán
Cơ cấu tài sản
Tổng tài sản duy trì ở mức > 60.000 tỷ, trong đó TSCĐ chiếm phần lớn TTS (62,6%), trong 6T đầu năm TSCĐ giảm 1.569 tỷ chủ yếu do khấu hao các TSCĐ và TSCĐ thuê tài chính.
Đối với TSNH thì có sự gia tăng đáng kể (+42,9% YoY), trong đó giảm Các khoản tương đương tiền và tăng tiền gửi NH không kỳ hạn (1.688 tỷ, tăng 106% YoY). Ngoài ra, cũng giảm Tiền gửi có kỳ hạn (dài hạn) và duy trì lượng tiền gửi có kỳ hạn (2.153 tỷ) => Lượng tiền tại quỹ của HVN khá lớn và có thể đáp ứng HĐSXKD của đơn vị
Phải thu ngắn hạn cũng tăng mạnh 104,4% YoY trong khi khoản Trả trước cho người bán tỷ lệ thấp và giảm so với đầu năm. Cụ thể là các khoản phải thu của các đại lý bán sản phẩm vận chuyển và đã Dự phòng một phần nợ phải thu khó đòi.
Lượng hàng tồn kho tăng mạnh so với đầu năm, cụ thể tăng 98,4% YoY (riêng Q2.2022 thì tăng 58,4% so với quý 1.2022). Về yếu tố này tồn kho chủ yếu do Hàng hóa (+254% YoY)
Cơ cấu nguồn vốn
Chủ yếu đến từ nguồn vốn vay và khoản chiếm dụng vốn từ đơn vị khác, Nợ phải trả chiếm 107% cơ cấu nguồn vốn, khoản lỗ lũy kế vẫn tăng cao kéo VCSH của HVN âm 4.914 tỷ.
Về cơ cấu Nợ phải trả của HVN thì nợ Ngắn hạn chiếm phần lớn (73%) chủ yếu là các khoản chiếm dụng vốn từ người bán, chí phí thuê sửa chữa máy bay và Nợ vay ngắn hạn (tăng nhẹ 285 tỷ so với đầu năm)
Đối với Nợ dài hạn chủ yếu là khoản vay dài hạn, có xu hướng giảm nhẹ 12,5% YoY (2.556 tỷ). Các khoản nợ chủ yếu có thời gian trả nợ từ 1-5 năm nên áp lực trong ngắn hạn của HVN vẫn không quá lớn, tuy nhiên sẽ chịu chi phí lãi vay cao với cơ cấu nguồn vốn hiện tại.
2/ Báo cáo KQKD
Doanh thu thuần có sự cải thiện khi các chính sách hồi phục và mở cửa kinh tế từ Q1.2022 tăng 180% YoY, duy trì đà tăng kể từ Q4.2021 đến này. Nguồn thu chính (hàng không) trong quý 2.2022 tăng 200% YoY, các mảng khác cũng có sự cải thiện nhẹ.
Biên lợi nhuận gộp, Biên lợi nhuận ròng và EPS mặc dù đã cải thiện hơn nhưng vẫn âm rất lớn.
Việc chi phí nhiên liệu tăng (nhất giá dầu) + chí phí tài chính (lãi vay + chênh lệch tỷ giá) lớn, nhưng để giữ thị phần thì không thể tăng giá vé => bào mòn Doanh thu của HVN, lợi nhuận vẫn ghi nhận mức âm 2.570 tỷ.
3/Lưu chuyển tiền tệ
Dòng tiền vẫn duy trì khi dòng tiền hoạt động kinh doanh ghi nhận dương 3.856 tỷ (tăng >500% YoY) một phần do nền thấp 2021, tăng chiếm dụng vốn, Hàng tồn kho cũng như Khoản phải thu.
Dòng tiền hoạt động đầu tư không có gì quá đặc biệt, ghi nhận dương từ việc thu hồi cho vay và đồng thời cũng chi cho vay mua các công cụ nợ.
Dòng tiền tài chính ghi nhận âm, cân bằng giữa việc vay thêm và trả nợ gốc vay.
KẾT LUẬN
Tổng hợp các số liệu từ kết quả Tổng quát của HVN. Nhận thấy DN vẫn đang trong giai đoạn kinh doanh khó khăn, thể hiện qua Lợi nhuận vẫn đang âm nặng. Tuy nhiên, điểm tích cực vẫn có, đó là Tài sản Ngắn hạn đang tăng dần với những khoản mục chất lượng như phải thu đại lý và hàng tồn kho. Cân đối nguồn vốn có điểm đáng chú ý là HVN tăng cường chiếm dụng vốn và hạn chế vay để tiết kiệm chi phí tài chính.
Kết hợp câu chuyện kinh doanh, các số liệu kinh doanh của HVN cũng cho thấy áp lực dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động bay đã qua, kỳ vọng KQKD sẽ dương trở lại từ Q3/2022. Tuy nhiên, để quay trở lại bù đắp được những khoản âm vốn chủ như hiện tại thì HVN cần phải có yếu tố đột biến. Điều này với HVN hầu như là không thể. Do đó, đánh giá ca bệnh này Bác thấy HVN sẽ hồi phục dần từ nguy kịch đến tích cực dần lên. Và để đạt được mức giá bình quân như trước dịch quanh 3x-4x thì HVN phải cần thời gian dài, có thể tính bằng năm. Đây có thể xem là 1 bệnh nhân có thể kỳ vọng dài hạn nhưng sẽ không có nhiều đột biến. Dùng thuốc mỗi ngày điều độ và sẽ khó có đột biến.
HVN là một bệnh nhân qua cơ nguy kịch rồi, nhưng ko hấp dẫn
Với 1 Bệnh nhân nhiều “Drama” gần đây trên TT và nằm trong nhóm ngành HOT nhất TT thời gian qua là #KBC, Bác bốc vài số ra để xem xét như sau:
I . Bảng cân đối kế toán
Tài sản KBC tăng mạnh từ quý 4 năm 2020, với khoản mục tác động nhiều nhất là Tiền, Phải thu, HTK, Đầu tư tài chính.
- Tiền và tương đương tiền giảm mạnh gần 1.500 tỷ đồng.
- Khoản phải thu:
KBC ghi nhận khoản phải thu 12.258 tỷ đồng, chiếm 36% tổng tài sản; trích lập dự phòng 16 tỷ đồng. Trong đó, phải thu ngắn hạn là 11.538 tỷ đồng, tăng thêm 2.193 tỷ đồng so với đầu năm, phải thu dài hạn giảm từ 1.490 tỷ đồng xuống 720 tỷ đồng (giảm gần 50%). Các khoản phải thu khách hàng ghi nhận giảm nhưng trả trước người bán, cho vay và phải thu khác đều tăng.
Lớn nhất trong khoản phải thu là cho vay với 4.025 tỷ đồng, tăng 19%. Riêng Công nghệ viễn thông Sài Gòn (SGT) vay 1.562 tỷ đồng. Khoản trả trước người bán ghi nhận 3.677 tỷ đồng, trong đó 2.233 tỷ đồng là trả trước cho Công ty tư vấn và đầu tư Kinh Bắc (tăng 622 tỷ đồng so đầu năm).
KBC gây chú ý với khoản chi tạm ứng cho nhân viên gần 1.744 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 903 tỷ đồng thời điểm đầu năm. Khoản mục này đặc biệt tăng mạnh trong 2021 và nửa đầu năm nay.
Trên cơ sở quy định của pháp luật và quy chế quản trị nội bộ, doanh nghiệp và các đơn vị thành viên đã tạm ứng cho cán bộ, nhân viên thực hiện các nghiệp vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân tại địa phương có kế hoạch thực hiện dự án. KBC khẳng định đây là nghiệp vụ thường xuyên phục vụ hoạt động, được thực hiện theo quy định của pháp luật và tuân thủ nghiêm túc quy chế quản trị nội bộ.
Ngược lại, khoản phải thu các bên liên quan giảm đáng kể từ 867,5 tỷ đồng về 116 tỷ đồng, chủ yếu giảm trong chi tạm ứng cho ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT và ông Vũ Thanh Dương.
3 . Hàng tồn kho chiếm 35%, ổn định.
4. Đầu tư tài chính
Trong khoản mục đầu tư vào các công ty liên kết, KBC ghi nhận khoản đầu tư đột biến từ Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng với 2.493 tỷ đồng. Điều này làm cho đầu tư tài chính dài hạn của KBC tăng lên đến 4.734 tỷ đồng, tăng 48% so với đầu năm. Đây là khoản mục đáng lưu ý ở KBC.
Giao dịch giữa Kinh Bắc và Sài Gòn Đà Nẵng được thực hiện vào sát ngày chốt sổ kế toán quý II. Cụ thể, ngày 30/6, Đô thị Kinh Bắc đã hoàn thành việc mua thêm 5,7 triệu cổ phần của Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng để nâng sở hữu từ 19,5% vốn lên 48% vốn. Giá trị chuyển nhượng không được tiết lộ. Do ghi nhận Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng là công ty liên kết nên khoản mục này đã tăng từ 1.872 tỷ đồng đầu năm lên 4.407 tỷ đồng vào cuối quý II. Với việc ghi nhận giá trị 2.493 tỷ đồng cho phần vốn góp 48%, Kinh Bắc đang định giá Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng lên đến 5.194 tỷ đồng, trong khi công ty liên kết này chỉ có vốn điều lệ 200 tỷ đồng.
Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng được thành lập vào ngày 3/8/2005 và là chủ sở hữu của loạt dự án lớn như khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây (Thừa Thiên Huế) với tổng diện tích 657,7 ha; khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng (Đà Nẵng) với tổng diện tích 132,6 ha; khu công nghiệp Liên Chiểu (Đà Nẵng) với tổng diện tích 289,3 ha; dự án biệt thự nghỉ dưỡng The Song 12 ha và dự án The Ori Garden 46 ha tại Đà Nẵng. Hiện nay, Sài Gòn Đà Nẵng được giới thiệu là thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group - SGI) - doanh nghiệp do ông Tâm làm Chủ tịch HĐQT từ năm 2006.
Nguồn vốn KBC tăng dần với sự đóng góp lớn từ Nợ Vay, Nợ chiếm dụng, Vốn góp, LN chưa phân phối. Tỷ lệ nợ vay/Tổng nguồn vốn tăng lên tới 24% 3 quý gần nhất.
5 . Nợ vay
KBC ghi nhận vay ngắn hạn tăng 2.000 tỷ do khoản vay dài hạn đã đến hạn trả, vay dài hạn giảm 2000 tỷ vì công ty đã trả khoản nợ trái phiếu đáo hạn. => Khá tích cực.
II . Kết quả kinh doanh
Năm nay, KBC đã lên kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu hợp nhất 9.800 tỷ đồng, gấp đôi năm trước và lợi nhuận hợp nhất trước thuế 4.500 tỷ đồng, gấp 4,7 lần.
Doanh thu thuần của KBC giảm 47% so với cùng kỳ về 395 tỷ đồng. Biên lãi gộp của doanh nghiệp cũng giảm từ 50% ở cùng kỳ về 40% trong quý II.
Tuy nhiên, nhờ ghi nhận khoản thu nhập khác lên tới 1.913 tỷ đồng từ việc tăng tỷ lệ sở hữu lên 48% với CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng (đã note ở phần I.4), Đô thị Kinh Bắc đã thu về 1.933 tỷ đồng lãi sau thuế trong quý II, gấp gần 25 lần cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, KBC ghi nhận doanh thu thuần 1.087 tỷ đồng, giảm 60,5% so với nửa đầu năm 2021. Ngược lại, lãi trước thuế đạt 2.545 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với nửa đầu năm 2021. Như vậy, sau 6 tháng, công ty đã hoàn thành 11,1% kế hoạch doanh thu và 56,5% chỉ tiêu lợi nhuận. Lưu ý rằng, nếu không dùng thủ thuật mua rẻ rồi đánh giá lại khoản đầu tư, thì thực chất lãi trước thuế của Kinh Bắc giảm 87%, chỉ đạt 132 tỷ đồng trong nửa đầu năm, cách xa so với kế hoạch đề ra.
III . Lưu chuyển tiền tệ
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh âm khá lớn, doanh nghiệp không thực thu tiền, điểm đáng lưu ý là ở mục lãi từ hoạt động đầu tư âm 2.694 tỷ đồng so với mức âm 78 tỷ đồng 6 tháng đầu năm ngoái.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư âm ít đi vì doanh nghiệp giảm chi cho vay, mua các công cụ nợ và đầu tư góp vốn vào các DN khác.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính giảm do doanh nghiệp giảm nguồn vốn vay, thu từ phát hành trái phiếu và vốn góp.
CHUẨN ĐOÁN từ Bác sĩ: Thứ nhất, điều tạo dòng tiền chính cho bất kỳ DN nào cũng phải là Doanh thu, điều này chưa xuất hiện ở KBC 2 quý đầu năm. Thay vào đó là các hoạt động tạo lợi nhuận trên giấy của KBC đến từ Hoạt động đầu tư tài chính và Đánh giá lại giá trị các khoản đầu tư mà KHÔNG AI CÓ THỂ KIỂM CHỨNG VÀ ĐỊNH GIÁ ĐƯỢC là một điều nhạy cảm khi Bác cầm kết quả xét nghiệm trên tay với KBC.
Nhìn chung lại khi kết hợp giữa Bảng CĐKT thì tài sản của KBC tăng trong kỳ chủ yếu từ Tăng vốn chủ ( tăng vốn lên 2k từ lấy nguồn thằng dư 1k và LN giữ lại 1K) sau đó hạch toán ngược LNST vào. Khoản mục này chạy vào khoản đầu tư liên doanh liên kết trong kỳ. Nên HĐKD của KBC có vấn đề khi HĐ kinh doanh chính suy yếu và áp dụng vài thủ thuật kế toán trong kỳ.
Bác đánh giá đây là 1 case đầu tư thiếu tính chất cơ bản, và chất lượng lợi nhuận trong kỳ không tốt. Giá tăng theo sóng ngành, và không đến từ hoạt động kinh doanh.
BỐC THUỐC: Phải chú ý hoạt động cho thuê và Doanh thu phải bùng nổ thì việc đi lên của cp mới đủ chất lượng, Do đó, ca này không cần dùng thuốc, tập thể dục và đi ngoại giao nhiều hơn để mang Doanh thu về cho DN thì giá ắt sẽ lên mạnh.
#KBC: lo tập thể dục và đi ngoại giao, mang tiền về cho cổ đông thì giá sẽ lên nhé! Bác cần bạn KBC phải nổ lực hơn
Thị trường hôm nay quay xe khét quá. Khối anh mất hàng
Room em mới sáng nay còn bảo, chúc mừng room chúng ta full tiền
Bác vẫn đang ôm hàng mục tiêu hết quý 3 nhé các bạn
Quý vô cực thì em cũng full cổ bác ạ. Nó ăn vào máu rồi
Hảo hán
PNJ khá quá, cảm ơn bác sĩ
Đã được mấy đồng đâu bác, có tăng đâu
Vol sáng nay có dấy hiệu đột biến, có thể mua ở giá hiện tại. Bác thấy vậy
Con nào vậy Bác
Mọi người đang đề cập đến PNJ bạn ạ.
Tớ bảo đợi chờ là hạnh phúc mà, giờ thì chờ chốt lời thôi :v