Anh em cẩn trọng với những cổ phiếu như EVG

8 nhà đầu tư “hào phóng” của Everland

Xuân Thắng

Xuân Thắng

15/08/2018 20:20

VietTimes – Không chỉ “hào phóng”, 8 cái tên này hẳn còn là những nhà đầu tư “dũng cảm”. Bằng không, họ phải là những người rất có tầm nhìn, hiểu và tin tưởng vào triển vọng phát triển của Công ty cổ phần Đầu tư Everland (Everland; HoSE: EVG).

8 nhà đầu tư “hào phóng” của Everland. (Ảnh mang tính minh họa; Nguồn: Internet)
8 nhà đầu tư “hào phóng” của Everland. (Ảnh mang tính minh họa; Nguồn: Internet)

Sở dĩ nói vậy, bởi lẽ bất chấp thực tế rằng, thị giá cổ phiếu EVG đang được giao dịch trên HoSE ở vùng giá 5.000 đồng/cổ phiếu, họ vẫn sẵn sàng trả giá gấp đôi (10.000 đồng/cổ phiếu) để nhận phân phối hơn 13,5 triệu cổ phiếu EVG.

Mà 13,5 triệu cổ phiếu EVG này thực chất là lượng cổ phiếu “ế” mà các cổ đông hiện hữu của Everland đã “chê” không mua.

“Dũng cảm” hơn, họ sẵn sàng chấp nhận việc bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.

Trước đó, theo phương án đã được phê duyệt, Everland phát hành 30 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu theo danh sách cổ đông chốt ngày 10/7/2018 với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ lên gấp đôi, từ 300 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng.

Mục đích của việc tăng vốn được nêu ra khá chung chung, là “đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Everland”.

Tuy nhiên, hết thời gian, tổng số cổ phiếu chào bán được cổ đông đăng ký mua và thanh toán là 16.478.110 cổ phiếu, tương ứng 55% tổng số cổ phiếu chào bán.

Thị giá EVG trên HoSE chỉ còn bằng nửa mệnh giá, nhưng 30 triệu cổ phiếu của Everland cuối cùng vẫn được phát hành trọn vẹn với giá 10.000 đồng/cp. (Biểu đồ: SSI)
Thị giá EVG trên HoSE chỉ còn bằng nửa mệnh giá, nhưng 30 triệu cổ phiếu của Everland cuối cùng vẫn được phát hành trọn vẹn với giá 10.000 đồng/cp. (Biểu đồ: SSI)

Ngày 09/8/2018, HĐQT Everland đã ra Nghị quyết số 45/2018/NQ-HĐQT-EVG thông qua phương án xử lý cổ phiếu lẻ phát sinh và cổ phiếu chào bán ra công chúng không được cổ đông hiệu hữu đăng ký mua hết.

“Phân phối cổ phiếu lẻ và cổ phiếu không được cổ đông hiệu hữu đăng ký mua hết cho các nhà đầu tư có năng lực tài chính, có mong muốn đầu tư lâu dài, sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng sự phát triển của Công ty, không thuộc trường hợp là người có liên quan đến người nội bộ của Công ty, cam kết nghiêm túc tuân thủ quy định về đầu tư góp vốn của công ty mẹ, công ty con theo quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp và các quy định tại Điều 9 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 (sửa đổi, bổ sung), có cam kết nắm giữ tối thiểu trong vòng 01 (một) năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng”, Nghị quyết viết.

Cũng theo Nghị quyết này, thời gian nộp tiền mua cổ phiếu là “đến hết ngày 09/8/2018” – tức là trùng với ngày ban hành nghị quyết.

Hẳn khi ra văn bản, HĐQT Everland đã có sẵn các nhà đầu tư (?!).

Quả vậy, danh sách các nhà đầu tư nhận chuyển nhượng 13.521.890 cổ phiếu “ế” đã có ngay trong Nghị quyết. Đều là các thể nhân: Lê Thị Thùy Linh, Trương Quang Thế, Trương Thị Thu, Nguyễn Đình Tiện, Cao Thị Huyền My, Đậu Quốc Dũng, Bùi Phương Thảo, Ngô Sỹ Tùng.

Họ là ai?

Khá thú vị khi các nhà đầu tư này đều còn khá trẻ, hầu hết là những 9x.

Chẳng hạn như bà Cao Thị Huyền My, người đã sẵn sàng chi ra 17,1 tỷ đồng để nhận phân phối 1,71 triệu cổ phiếu EVG. Dữ liệu của VietTimes cho thấy, nữ nhà đầu tư này sinh ngày 11/10/1994, thường trú tại thôn Trung Một, xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Hay như bà Lê Thị Thùy Linh, nhà đầu tư đã sẵn sàng chi ra 13 tỷ đồng để nhận phân phối 1,3 triệu cổ phiếu EVG. Bà Linh sinh ngày 23/11/1995 và là đồng hương với bà Cao Thị Huyền My.

Tương tự là với các nhà đầu tư Nguyễn Đình Tiện, Trương Quang Thế - những đồng hương xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Lưu ý rằng, đây cũng là quê hương của doanh nhân Lê Đình Vinh – nhà sáng lập, cổ đông lớn nhất và cũng là Chủ tịch đương nhiệm của Everland.

Cổ phiếu EVG của CTCP Đầu tư Everland chính thức lên HoSE từ giữa năm 2017. (Ảnh: HSX)
Cổ phiếu EVG của CTCP Đầu tư Everland chính thức lên HoSE từ giữa năm 2017. (Ảnh: HSX)

Có lẽ sẽ không có gì là bất ngờ khi những nhà đầu tư trẻ nêu trên vốn quen biết lâu năm, thậm chí là có quan hệ họ hàng với ông Lê Đình Vinh. Cũng không loại trừ khả năng, trong số họ, cũng có những người còn đang trực tiếp công tác trong “hệ sinh thái” doanh nghiệp của Everland, kể cả các nhà đầu tư còn lại - như ông Đậu Quốc Dũng, bà Trương Thị Thu.

Được biết, tại Công ty Luật TNHH Vietthink – nơi ông Lê Đình Vinh làm Giám đốc từ tháng 5/2014 đến nay, cũng có một nhân sự có tên Đậu Quốc Dũng. Theo giới thiệu của Vietthink, ông Dũng là Luật sư thành viên của công ty, phụ trách tư vấn trong các lĩnh vực: doanh nghiệp, đầu tư, M&A, tài chính, thuế, hợp đồng.

Công bằng mà nói, việc lựa chọn những nhà đầu tư vốn có mối quen biết/liên hệ lâu năm với lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp không những không xấu mà còn mang nhiều ý nghĩa tích cực. Còn đáng quý hơn nữa, nếu đó là những nhà đầu tư trẻ trung, có khát vọng, dám thử thách. Hẳn họ phải được lãnh đạo Everland chia sẻ nhiều thông tin, góc nhìn, đánh giá về triển vọng công ty, nên mới sẵn sàng chi ra hàng trăm tỷ đồng để gom 13,5 triệu cổ phiếu EVG. Với giá gấp đôi thị giá!

Tuy nhiên, cũng có một vấn đề nên được đặt ra, đó là tính thực chất của nguồn tiền mà các nhà đầu tư này đã “đổ” vào cổ phiếu EVG.

Ngày 10/8/2018, Everland đã có Báo cáo số 95/2018/BC-EVG gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo về kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Tại báo cáo, Chủ tịch Lê Đình Vinh cho biết, tổng số tiền thu được từ việc bán cổ phiếu là 299.998.900.000 đồng. Trong đó: số dư đầu kỳ trong tài khoản phong tỏa là 1.028.000 đồng; Tổng số tiền bán cổ phiếu là 300.000.000.000 đồng; Phí chuyển tiền từ VSD sang tài khoản phong tỏa là 1.100.000 đồng; Tiền lãi ngân hàng là 101 đồng; Số dư cuối kỳ trong tài khoản phong tỏa là 299.999.928.101 đồng.

Sau khi trừ đi tổng chi phí là 161.000.000 đồng, Everland thu ròng từ đợt chào bán là 299.837.900.000 đồng.

Để chứng minh về tính xác thực của nguồn tiền thu về, Báo cáo số 95/2018/BC-EVG nêu rõ chi tiết “có xác ngân hàng nơi mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu đính kèm”.

Cuối văn bản, Everland cũng nhắc lại về danh mục “Tài liệu đính kèm”, trong đó có “Xác nhận của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam về số dư tài khoản phong tỏa của CTCP Đầu tư Everland”.

Viết là vậy nhưng đáng tiếc, tài liệu đính kèm này lại không được “đính” trong Báo cáo số 95/2018/BC-EVG đăng tải trên cổng thông tin hsx.vn. (Dĩ nhiên là có nhiều cách để chứng minh số dư tài khoản. Vấn đề là nó thực sự “đọng” lại hay chỉ được “chao” qua).

TS. LS Lê Đình Vinh - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Everland. (Ảnh: Vietthink)
TS. LS Lê Đình Vinh - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Everland. (Ảnh: Vietthink)

Có một chi tiết thú vị về người sáng nghiệp Everland – TS. LS Lê Đình Vinh, mà có lẽ ít người để ý.

Đó là, ông Vinh chính là người đã sát cánh cùng đồng hương Trịnh Văn Quyết trong những ngày đầu gây dựng “đế chế” FLC.

Ông cũng từng có một thời gian dài giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn này, cũng như P.TGĐ Công ty Luật TNHH SMiC. Rồi sau đó mới tách ra là riêng./.

Kỳ tới: Everland có gì?

anh em thử tính số căn hộ x với giá trừ đi chi phí xem nó lãi bao nhiêu

cổ phiếu PHT vãi nhỉ

1 Likes

Bài cũ rồi