Đầu năm nhóm hóa chất, nhóm tôn thép, giữa năm nhóm than, nhóm thủy sản và hiện tại đang diễn ra làn sóng ở nhóm bất động sản, nhóm phân. Nhưng sắp tới vua cuối năm mạnh hơn tất cả sẽ là nhóm ngành nông nghiệp, và siêu cổ phiếu được gọi tên đó là ANT của Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang.
ANT có vốn điều lệ chỉ 60 tỷ đồng nhưng đang sở hữu đến 3 nhà máy chế biến rau quả thực phẩm đông lạnh, với công suất lên tới 15.000 tấn/năm. Doanh thu hàng năm khoảng 400 tỷ đồng, LNST năm 2020 là 12,2 tỷ đồng. Đầu năm 2021, ANT có kế hoạch phát hành 6.000.000 cổ phiếu tăng vốn cho đối tác để thu xếp nguồn vốn trả các khoản nợ đến hạn. Nhưng vừa qua công ty chỉ phát hành tăng vốn thêm 2.000.000 cổ phiếu do công ty đã thu xếp được nguồn vốn trả nợ bằng tiền tự có.
Khởi đầu với 3 sản phẩm chính là Bắp non, Đậu Nành rau, Khóm (Dứa). Đến nay công ty đã mở rộng danh mục sản phẩm của mình thêm nhiều sản phẩm mới như xoài, thanh long, chanh dây, chôm chôm…. được xuất khẩu sang Mỹ, Úc, Nhật Bản, Châu Âu chiếm đến 80% doanh thu toàn công ty.
Cụm từ “Bắp non Antesco – Việt Nam” trở nên phổ biến trên các kệ hàng siêu thị khắp nước Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và không còn xa lạ gì đối với các thương nhân nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực rau quả thực phẩm.
ANT là công ty có nguồn nguyên liệu Đậu Nành rau, Bắp non ổn định và duy nhất ở Việt Nam. Sở hữu vùng nguyên liệu ổn định, có thể cung ứng nguyên liệu quanh năm và được quản lý tốt từ khi gieo trồng, đến khi thu hoạch mang sản phẩm đến nhà máy. Ngoài ra công ty có lợi thế lớn khi đã đầu tư, sở hữu vùng nguyên liệu có chứng nhận Global GAP, cho sản phẩm Bắp non, tiến tới sẽ mở rộng vùng nguyên liệu, có chứng nhận Global GAP cho các sản phẩm khác. Năm 2020 công ty đã mở rộng được 10% vùng nguyên liệu trồng Bắp và 49ha trồng mới Thanh Long.
ANT là doanh nghiệp dẫn đầu cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại nhất, trong lĩnh vực rau quả đông lạnh IQF tại đồng bằng sông Cửu Long và phía Nam.
Giá các sản phẩm Ngô, Dứa tăng đột biến trong thời gian gần đây, cùng với sự góp mặt của ban lãnh đạo mới, là trùm đầu ngành nông sản hiện nay, Minh Trần nhận định ANT sẽ chuyển mình từ doanh nghiệp nhỏ, trở thành định chế, thương hiệu lớn, siêu lợi nhuận từ năm 2022.
Với những lợi thế sẵn có của ANT, cá nhân tôi đánh giá, ban lãnh đạo cũ đã chưa khai thác được tiềm năng cũng như thế mạnh của doanh nghiệp này. Vì trước năm 2020 ANT vẫn mang yếu tố nhà nước chi phối, đầu tư quản lý không hiệu quả, gò bó lãng phí nguồn lực lớn. Đó vẫn luôn là tồn đọng lâu nay của các doanh nghiệp nhà nước, chỉ đến khi có bàn tay tư nhân thâu tóm, định hướng đầu tư lớn, khai thác lợi thế nguồn nguyên liệu, thúc đẩy năng lực xuất khẩu công nghệ cao, thì những doanh nghiệp này mới thực sự lột xác, để có thể gặt hái được những thành quả lớn, mà ngành nông nghiệp hiện đại Việt Nam đang hướng tới.
Câu chuyện về việc thâu tóm ANT từ đầu năm 2020, thời điểm SCIC thoái vốn, khi đó không nhiều người biết đến. Nhưng Minh Trần vẫn luôn theo dõi sát những công ty nhà nước tiềm năng, đang được giao dịch dưới giá trị thực, tôi theo sát công ty này đã 5 năm qua, nắm bắt rất rõ nhất cử nhất động của nó.
Đến hôm nay khi mọi việc đã chín muồi, mâm cỗ đã được sắp xong, những chuyển giao M&A cuối cùng đã hoàn tất, tôi phân tích cơ hội đầu tư lớn nhất trong năm 2022 đến với cộng đồng KTC.
Đầu tiên là ông Đặng Ngọc Cẩn, Tổng Giám Đốc công ty cổ phần Lavifood được điều chuyển về làm Chủ tịch HĐQT ANT, tiếp theo đó hàng loạt người của Lavifood được điều động về thời gian gần đây. Vậy Lavifood là thế lực như thế nào ?
Lavifood hiện đang sở hữu nhà máy Tanifood tại huyện Gò Dầu (tỉnh Tây Ninh) với công suất lên đến 60.000 tấn thành phẩm mỗi năm. Đây là nhà máy chế biến nông sản số 1 tại Việt Nam và là một trong 5 nhà máy hiện đại nhất Châu Á với tổng vốn đầu tư gần 1.800 tỷ.
Thủ tướng và đơn đặt hàng của mình với kỳ vọng vào Tani Food:
http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=419185
Tiếp sau Tani Food, một công ty nữa trong hệ sinh thái Lavifood là công ty TNHH B’lao Food vừa khởi công xây dựng nhà máy chế biến rau quả thực phẩm với công suất 50.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Công ty B’Lao Food cũng đã ký kết hợp đồng nguyên tắc với các đối tác lớn như: Công ty cổ phần xuất nhập khấu thương mại dịch vụ Ngọc Minh Châu , Công ty Yeram Company Limited (Hàn Quốc), Zhejiang De Anman Trading Company (Trung Quốc), hợp tác xuất khẩu sang các thị trường Canada, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, châu Âu…để cung ứng nguồn nguyên liệu rau củ quả cũng như bao tiêu sản phẩm xuất khẩu của nhà máy.
Theo quan sát cùng các nguồn thông tin cơ sở, ANT sẽ có game phát hành góp vốn vào B’Lao Food trong thời gian tới.
Các sản phẩm nước hoa quả đóng chai của Lavifood hiện nay, nếu ai từng ngồi máy bay Vietnam Airlines hạng thương gia, chắc sẽ thường xuyên sử dụng loại nước này.
Có lẽ các anh chị sẽ hỏi, người đứng sau Lavifood là ai ? tại sao chính phủ Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng lớn, trong cuộc cách mạng ngành nông sản, xuất khẩu công nghệ cao, mà trụ cột là Lavifood ?
Vâng, đó là cái bắt tay giữa Shark Phạm Ngô Quốc Thắng và Viện trưởng viện kinh tế nông nghiệp hữu cơ, doanh nhân Lê Thành.
Ông Phạm Ngô Quốc Thắng xuất thân là một kỹ sư IT, nhưng với đầu óc của một nhà lãnh đạo lớn, ông Thắng đã nhanh chóng đưa Lavifood trở thành một thế lực đứng đầu trong ngành nông nghiệp. Sau khi nghiên cứu các đòi hỏi gắt gao của thị trường quốc tế, rồi quay về Việt Nam tìm cách đáp ứng. Vị doanh nhân này đã mạnh tay đầu tư thiết bị chế biến từ Châu Âu cho toàn bộ dây chuyền ngay từ khi ra đời. Chỉ sau một năm đi vào hoạt động, Lavifood đã xuất khẩu hơn 10 ngàn tấn thành phẩm, gồm nhiều loại trái cây, bắp non, sang các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Trung Quốc…Phạm Ngô Quốc Thắng: "Đi chợ" trong thế giới phẳng - VIỆN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
Doanh nhân Lê Thành ngoài công việc là Viện trưởng viện kinh tế nông nghiệp hữu cơ, ông Thành còn được biết đến là chủ tịch Tân Thành Holdings. Tân Thành Holdings là một định chế rất lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, năng lượng, bất động sản. Ngoài ra vị doanh nhân này còn đảm nhiệm nhiều vị trí trong các doanh nghiệp lớn khác, như sở hữu 12,8% vốn công ty cổ phần Tổng công ty xây dựng số 1 (CC1). Giải mã Tân Thành Holdings của doanh nhân Lê Thành: Quỹ đất khủng và 'hệ sinh thái' xanh
Ông Lê Thành là chủ tịch HĐQT công ty CP đầu tư Tân Thành Long An. Tân Thành Long An cùng CTCP quản lý KCN Sáng tạo VN, là chủ đầu tư dự án KCN Việt Phát với diện tích hơn 1.800ha tại Long An.
Gần đây nhất là thương vụ thâu tóm Tân Mai Group, một thương hiệu lớn trong lĩnh vực sản xuất giấy đang sở hữu 30.900 ha đất rừng, cùng hàng triệu m2 đất nhà máy ở khắp các tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Bình Dương.
Cá nhân Minh Trần tôi là người quan sát cùng trải nghiệm rất nhiều game M&A lớn, kinh nghiệm cho thấy những công ty nhà nước, có tính độc quyền cao, bị định giá quá thấp, khi đã M&A thành công, vào tay thế lực tư nhân lớn đầu ngành, thì quy mô và thương hiệu sẽ mở rộng khủng khiếp. Sau khi tái cấu trúc, chắc chắn bùng nổ những game phát hành cùng sự đột biến lợi nhuận tương lai. Ở đây tôi đang gọi tên cổ phiếu vua trong vòng 1 năm đến 18 tháng tới, thông thường khi mọi việc phơi bày dần ra ánh sáng, giá cổ phiếu những deal này sẽ tăng trên dưới vài chục lần, trước thời điểm phân tách cổ phiếu.