I. Cập nhật KQKD Q2/2023 của ANV
Kết thúc Q2/2023, ANV ghi nhận KQKD kém tích cực do sức mua tại các thị trường tiêu thụ giảm mạnh, chi phí đầu vào tăng cao nhưng giá bán liên tục giảm mạnh. Do đó, doanh thu thuần của ANV giảm 17% YoY đạt 1,074 tỷ đồng. LNST cũng ghi nhận mức sụt giảm mạnh mẽ 121.2% YoY, lỗ 51 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của ANV giảm 11.3% YoY đạt 2,229 tỷ đồng, hoàn thành 43% kế hoạch năm 2023 trong khi LNST thuế giảm mạnh còn 41 tỷ đồng (-90.8% YoY) do chi phí giá vốn tăng 16% YoY. Do đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh còn 11.3%.
II. Triển vọng kinh doanh
1. Nâng cao khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu và kiểm soát chi phí nhờ duy trì chuỗi giá trị khép kín
ANV là một trong số ít doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam sở hữu chuỗi giá trị khép kín, từ chăn nuôi, sản xuất thức ăn, nuôi trồng, chế biến, đến phân phối thành phẩm. Khả năng tự chủ được 30% con giống, 100% thức ăn và 100% cá nguyên liệu góp phần kiểm soát chi phí đầu vào, kiểm soát chất lượng cá và ổn định biên lợi nhuận.
ANV hiện sở hữu vùng nuôi rộng 700ha, lớn nhất trong số các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. Trong đó bao gồm 250 ha vùng nuôi truyền thống vào 450 ha vùng nuôi công nghệ cao Bình Phú. Tổng công suất của vùng nuôi khi khai thác tối đa có thể đạt 250,000 – 300,000 tấn cá nguyên liệu/năm, nhờ đó có thể cung cấp đủ 100% lượng cá đầu vào cho các nhà máy chế biến.
Hiện tại, ANV đang vận hành 4 nhà máy chế biến với tổng công suất thiết kế đạt 1,050 tấn cá nguyên liệu/ngày. Tính đến tháng 7/2023, tỷ lệ công suất hiệu dụng ở mức thấp với 450 tấn cá nguyên liệu/ngày, tương đương 43% công suất thiết kế do nhu cầu yếu tại các thị trường trọng điểm (so với 870 tấn/ngày vào năm 2021 và 500 tấn/ngày vào năm 2022). Ngoài ra, các nhà máy của ANV đều đạt đầy đủ các chứng nhận chất lượng ISO, Global GAP, HACCP, IFS, BRC, GMP, HALAL.
2. Động lực tăng trưởng từ cơ cấu thị trường đa dạng
ANV là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu với mạng lưới xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia tại khắp các châu lục trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Châu Á là Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, tại Châu Âu, Châu Mỹ. Trong bối cảnh bất ổn địa chính trị ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng bất lợi đến tiêu thụ cá tra, danh mục thị trường xuất khẩu đa dạng là lợi thế giúp cho ANV giảm thiểu rủi ro sụt giảm đơn hàng.
Trung Quốc là thị trường chiến lược của ANV trong nhiều năm nay với tỷ trọng chiếm khoảng 20% - 30% cơ cấu doanh thu. Tính đến tháng 5/2023, thị phần tiêu thụ cá tra của ANV ở Trung Quốc là 10.28% với sản phẩm ưa thích tại thị trường này là cá xẻ bướm – sản phẩm chiến lược của ANV. Tính đến thời điểm hiện tại, ANV đã tìm được tệp khách hàng mới tại Trung Quốc để đảm bảo sản xuất 100% công suất nhà máy trong nửa cuối năm. Công ty cũng kỳ vọng giá xuất khẩu sang thị trường này sẽ dần cải thiện trên đà phục hồi của nền kinh tế quốc gia này, góp phần cải thiện biên lợi nhuận gộp.
Sau thời gian tạm dừng xuất khẩu sang Mỹ vào năm 2014, ANV đã chính thức quay trở lại thị trường này từ tháng 8/2022 với doanh thu đạt 56 tỷ đồng vào cuối năm 2022, chiếm 1% cơ cấu doanh thu của ANV. Công ty hiện đang làm việc với các luật sư cho đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 19 (POR 19) để xác định mức thuế suất mới ở thị trường Mỹ. Trong năm 2023, ANV dự kiến xuất khẩu 360 containers sang Mỹ với mức giá là 3.2 USD/kg (so với 30 containers vào năm 2022). Đây sẽ là động lực chính giúp giá bán bình quân của ANV tăng cao và hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2023.
EU cũng là thị trường trọng điểm của ANV với tỷ trọng chiếm đến 15% vào năm 2022. Cá tra Việt Nam xuất khẩu vào EU vẫn có những cơ hội dài hạn gồm (1) EU đã đưa ra những gói trừng phạt thương mại Nga. Lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ Nga sẽ làm tăng nhu cầu của EU về nhập khẩu cá tra từ Việt Nam, (2) hiệp định thương mại tự do EVFTA và hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Anh (UKVFTA) hỗ trợ xuất khẩu sang thị trường EU và (3) nhu cầu tiêu thụ tập trung vào phân khúc thủy sản giá vừa và thấp. ANV được kỳ vọng hưởng lợi từ hiệp định EVFTA khi thuế xuất khẩu cá tra sang EU giảm từ 9% còn 0% sau 3 năm.
Công ty cũng đang đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa khi hợp tác tiêu thụ các sản phẩm cá tra với chuỗi bán lẻ Bách Hóa Xanh. Tính đến giữa tháng 8/2023, ANV đã giao 650 tấn cho BHX. Công ty đặt mục tiêu đạt 1,000 tấn trong năm nay và dự kiến sẽ tăng doanh số cho BHX lên 300 tấn/tháng. ANV kỳ vọng sự hợp tác với BHX sẽ giúp sản phẩm của Nam Việt được phân phối ở cả khu vực miền Bắc trong thời gian tới, thay vì chỉ tại khu vực miền Nam như hiện nay. Trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản vẫn đang trì trệ, thị trường nội địa đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu ổn định cho ANV.
3. Tiềm năng tăng trưởng dài hạn từ sản phẩm chăm sóc sức khỏe Collagen Peptide and Gelatin
ANV đang triển khai mảng sản phẩm chăm sóc sức khỏe Collagen Peptide và Gelatin (C&G) từ nhà máy Aminavico liên doanh với đối tác Hàn Quốc Amicogen, được kỳ vọng sẽ mang lại triển vọng tích cực cho công ty trong tương lai. Vào tháng 4/2023, Aminavico giai đoạn 1 đã được đưa vào chạy thử nghiệm với công suất chế biến 780 tấn/năm. Do còn đang trong giai đoạn thử nghiệm và nhu cầu suy giảm, tỷ lệ công suất hiệu dụng của nhà máy còn thấp ở mức 30%. Khi hoạt động hết công suất, dự án này dự kiến sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận hàng năm lần lượt là 36 triệu USD và 1.5 triệu USD. Sau đó, Navico và Amicogen sẽ tiếp tục hợp tác triển khai chiến lược giai đoạn 2 và 3, nâng công suất từ 780 lên 1,200 và 2,400 tấn/năm. Dự kiến các sản phẩm C&G sẽ đóng góp vào 10% lợi nhuận của tập đoàn vào năm 2025F.
4. Dự phóng kết quả kinh doanh năm 2023
Lũy kế 7T2023, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam giảm 37% YoY đạt khoảng 1.02 tỷ USD cho thấy tình hình xuất khẩu cá tra vẫn còn ảm đạm và khó khăn có thể sẽ kéo dài đến hết năm 2023. Kỳ vọng rằng ngành cá tra Việt nam sẽ cho tín hiệu phục hồi vào năm 2024 nhờ (1) nhu cầu tiêu thụ quay trở lại trên đà phục hồi ở các thị trường chính như Trung Quốc, Mỹ, EU (2) giá cá tra tăng trên cơ sở thiếu hụt nguồn cung. Theo đó, VASEP kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu cá tra trong năm 2023 có thể đạt 1.77 tỷ USD, giảm hơn 0.5 tỷ USD so với dự kiến ban đầu là 2.3 tỷ USD.
Dù xuất khẩu sang Trung Quốc phục hồi chậm hơn dự kiến, nhưng với kỳ vọng (1) giá cá tra tăng trở lại trên cơ sở nguồn cung thiếu hụt, (2) kỳ vọng vào các đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ với giá bán cao, (3) nhu cầu dần quay trở lại để phục vụ mùa lễ hội, dự phóng thận trọng doanh thu năm 2023F của ANV giảm 0.9% YoY đạt 4,855 tỷ đồng, hoàn thành 93.4% kế hoạch doanh thu năm 2023. Biên lợi nhuận gộp năm 2023F giảm xuống còn 20% từ mức 27.3% vào năm 2022 do chi phí đầu vào tăng cao trong khi giá bán giảm liên tục. Qua đó, LNST năm 2023F của ANV giảm 45.5% YoY còn 367 tỷ đồng.
Trong năm 2024F, dự báo doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 5,342 tỷ đồng (+10% YoY) và 574 tỷ đồng (+56.3% YoY). Qua đó, biên lợi nhuận gộp năm 2024F cải thiện lên mức 24% nhờ (1) giá xuất khẩu cá tra bình quân tăng dựa trên kỳ vọng ANV đẩy mạnh đơn hàng sang Mỹ, (2) kỳ vọng giá thức ăn thủy sản giảm.
III. Phân tích kỹ thuật
Hiện tại Vnindex đã đánh mất đường MA50 ngày cho thấy thị trường đã bước vào xu hướng giảm trong trung hạn. Nhưng cổ phiếu ANV đã tạo đáy trước thị trường và đang nằm trên MA50 ngày (đường màu xanh dương) cho thấy xu hướng đang khoẻ hơn thị trường chung. Khuyến nghị đưa cổ phiếu vào danh mục theo dõi để chờ thị trường quay lại xu hướng tăng mới giải ngân.
Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487