ANV - Đã vào chu kỳ hồi phục chưa?

Video phân tích chi tiết ANV:

Điểm qua một số điểm chính đáng chú ý:

1. Tình hình chung của ngành: Xuất khẩu vẫn giảm nhưng mức giảm được thu hẹp

Tính tới hết tháng 10, XK cá tra đạt trên 1,5 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. XK cá tra đang có tín hiệu khả quan hơn, kết quả sơ bộ cho đợt rà soát lần thứ 19 (POR19) đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong giai đoạn từ 1/8/2021 đến 31/7/2022 có mức thuế thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước. Nhu cầu cá tra của thị trường Mỹ cũng đang hồi phục. Xuất khẩu cá tra kỳ vọng sẽ hồi phục nhẹ ở quý 4 khi các dịp lễ hội bên phương Tây diễn ra.

Tuy nhiên, do hàng tồn kho cá tra nhập khẩu từ trước còn nhiều nên cần khoảng 6 tháng đầu năm 2024 để tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho này và ngành xuất khẩu cá tra có thể vào chu kỳ cao điểm trở lại.

Mặc dù giá cá tra giảm do nhu cầu thấp và tồn kho kéo dài, tuy nhiên giá cá nguyên liệu đầu vào cũng giảm đáng kể, ngoài ra giá thức ăn cho cá cũng liên tục giảm mạnh và chi phí logistics cũng ở mức thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Theo đo, dự báo biên LNG của các DN cá tra sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều và có thể cải thiện nhẹ trong quý 4 nhờ tiêu thụ mùa cao điểm.

2. Đánh giá chung về triển vọng ngành

Sau khi lập đỉnh lợi nhuận vào quý 2/2022, từ quý 3/2022 đến nay là giai đoạn khá khó khăn với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, cá tra khi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và châu Âu gặp khó khăn khiến đơn hàng sụt giảm. Trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi ở mức cao. Mặc dù các doanh nghiệp trong ngành đang được kỳ vọng sẽ bước vào chu kỳ phục hồi từ quý 4/2023 - Quý chuẩn bị cho mùa cao điểm tiêu dùng cuối năm và năm mới tại Châu Âu và Mỹ, nhưng cho tới nay những tín hiệu phục hồi vẫn còn khá chậm do:

Lạm phát và chu kỳ lãi suất cao ở các quốc gia nhập khẩu chính của VN kéo dài hơn dự kiến ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tiêu dùng.

Tồn kho ở các nước nhập khẩu vẫn ở mức cao, dự báo phải đến hết tháng 6/2024 nhu cầu nhập khẩu mới hồi phục mạnh trở lại. Nửa đầu năm 2024, sức cầu có phục hồi nhưng chưa mạnh.

3. Đánh giá về thị giá cổ phiếu

Cùng với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán trong 2 tháng qua thị giá các cp ngành thủy sản trên thị trường cũng đã giảm khá mạnh (VHC về giá đấy 4 tháng, ANV về giá đáy 8 tháng, IDI, MPC về giá thấp nhất từ đầu năm 2023).

Mặc dù KQKD có sự phục hồi chậm hơn dự kiến, nhưng với thị giá cổ phiếu giảm thấp và KQKD của các DN thủy sản được đánh giá đã bước sang pha phục hồi, thì những nhịp điều chỉnh cùng thị trường như hiện nay là giai đoạn tốt để tích lũy cổ phiếu thủy sản chờ đợi tín hiệu phục hồi rõ nét trong năm 2024 - trên mức nền thấp của năm 2023.

Câu chuyện ngắn hạn: ANV- Thủy sản Nam Việt

ANV là một trong những DN cá tra lớn sau VHC trên sàn. Cấu trúc tài chính của ANV tương đối kém hơn so với VHC khi DN không có lượng tiền mặt dự trữ lớn và tỷ lệ đòn bẩy tài chính cũng tương đối cao. ANV đã rời thị trường Mỹ vào năm 2014 do thuế chống bán phá giá cao và tập trung xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc, tuy nhiên sau đợt ra soát POR 16 năm 2021, ANV đã bắt đầu đẩy mạnh hơn việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ và kỳ vọng sẽ có thể cải thiện biên LNG (do giá bán tại Mỹ cao hơn nhiều so với Trung Quốc).

Tuy nhiên, kết thúc quý 3/2023, ANV báo lãi sau thuế vỏn vẹn 1 tỷ đồng sau khi báo lỗ tới 51 tỷ đồng trong quý 2/2023 đã khiến cho lợi nhuận lũy kế 9 tháng 2023 giảm tới 93% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành vỏn vẹn 21% mục tiêu lợi nhuận đặt ra cho năm 2023 sau ¾ chặng đường. Rõ ràng, kết quả kinh doanh của ANV đang rất tiêu cực, đẩy bội số PE lên cao và trở thành các trở ngại thu hút dòng tiền đến với cổ phiếu này.
Vậy sau bức tranh kết quả kinh doanh tiêu cực, định giá cao như vậy, Cổ phiếu ANV có gì để kỳ vọng?
Chi tiết mời các anh chị theo dõi trong video của O2F: