Mình soi hết 3 sòng
Trong thời điểm này hầu như không có em nào ngon hơn ASM đâu nếu đề cập về thị giá, doanh thu , lợi nhuận và ngành nghề kinh doanh cũng như chiến lược đầu tư dự án lớn Điện Mạch Trời. REE cũng đang đẩy nhanh đầu tư vào ĐMT & điện gió đó !
t ra ngay phiên đạp ngày 4/4. Chẳng có thông tin gì, tự nhiên bị đạp dúi dụi thì thôi trả hàng cho các anh diễn
Đạp 3 cây sàn, thật chẳng ra gì cả!
Khả năng tổ chức nào đặt mua nên kết hợp với các anh lớn đạp cho nhỏ lẻ cutloss ?
Tăng mạnh vậy chỉnh có gần 20% là lành mạnh, ko có gì quá đáng cả bác chủ ah
Tăng quá dài và mạnh, áp lực chốt lời sẽ lớn dần, cần gì tin gì bác. Dù sao bác thân thủ nhanh nhẹn, chúc mừng bác !
Sóng tăng thì thật sự tính từ 19-20 đi lên gần 27 thôi bác
Nhưng giảm cực nhanh với 3 cây sàn gần 25% - 30% và giá về gần bằng trước vào sóng nhé!
Rất nhiều cp tăng rất đẹp và giá vẫn up chứ không cái kiểu đánh đấm xốc đĩa kiểu lái ASM …nhìn REE đó
Chỉ có đội quánh hàng kho 2 chiều mới thấy bình thường chứ ba con nhỏ lẻ hay ai có ý định đầu tư thì đều thấy “ bất thường” ! Hihi
Mỗi cổ phiếu 1 tính cách, nếu gọi là đầu tư thì những biến động vậy là bình thường thôi, đội ra vào ltuc thì lại càng thích biến động này. đa dạng hóa cổ đông tốt mà bác !
Sau đợt điều chỉnh này ASM chinh phục 3x nhé! Hihi
Tuy nhiên bà con có ngồi sòng Asm cũng đừng dùng margin nhé
Đa dạng hoá danh mục đầu tư
Cuối phiên m ATC các anh lại đạp sàn không nhỉ?
vẫn còn giật lắm.
Lực cắt margin chắc hết rồi bác !
Các anh đạp cho quá 20% đi tông margin mà ! Ác ghê
Tin Rất tốt cho các DN sản xuất!
Chính phủ làm thế để kìm lạm phát và hỗ trợ DN sản xuất cũng như bà con thường dân
Chính phủ VN quyết tâm dồn sức cho đầu tư ngành điện nè các bác
Tui tưởng này heo thoát rồi chứ nhể … vẫn chung thành em Sao này ghê nhỉ … về cứu đá đi nàng heo năng nỉ mà… các a nay cho cái giỗ tổ to quá vua hùng sẽ bóp cổ các a … chúc nàng heo nghỉ lễ vui vẻ nhớ sang tuần cứu đá nhé!
Phải đợi việc a.Q xem thế nào bác ơi vì phức tạp quá nên phãi tạm thời xa em nó…hihi
ASM mình kỳ vọng cao nên không bán, mất lời còn lỗ tí nữa nè…nhưng kệ thôi !
Cần 141 tỷ USD vốn đầu tư cho ngành điện giai đoạn 2021 - 2030
Thế Hải - 08/04/2022 10:41
Tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam dự kiến 141,59 tỷ USD, trong đó phần nguồn điện 127,45 tỷ USD và phần lưới khoảng 14,14 tỷ USD.
TIN LIÊN QUAN
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công thương): Việt Nam cần 141,59 tỷ USD vốn đầu tư vào ngành điện giai đoạn 2021-2030.
Tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam theo tính toán là 141,59 tỷ USD, trong đó phần nguồn điện 127,45 tỷ USD và phần lưới khoảng 14,14 tỷ USD. Bình quân vốn đầu tư mỗi năm cho giai đoạn này khoảng 14,16 tỷUSD/năm (trong đó phần nguồn khoảng 12,72 tỷ USD/năm và phần lưới khoảng 1,41 tỷ USD/năm).
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công thương) cho biết tại Hội thảo “Khơi thông dòng vốn đầu tư vào ngành điện” do Báo Đầu tư tổ chức sáng 8/4.
Cụ thể, khối lượng đầu tư đến 2030 gồm: Khối lượng lưới điện truyền tải 500 kV cải tạo và xây dựng mới: gần 15.000 km (xây mớikhoảng 13.000 km); Tổng dung lượng trạm biến áp 500 kV cải tạo và xây mới: khoảng 86.000 km (xây dựng mới khoảng 48.500 km); Lưới điện truyền tải 220 kV cải tạo và xây dựng mới: gần 23.000 km (xây mới khoảng16.000 km); Tổng dung lượng trạm biến áp 220 kV cải tạo và xây mới: khoảng 110.000 km (xây dựngmới khoảng 74.000 km).
Nói thêm về định hướng phát triển nguồn điện, ông Tuấn Anh cho biết, mục tiêu là xây dựng, phát triển ngành điện độc lập, tự chủ và hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào các nước ngoài, đặc biệt là các nguồn nhiên liệu nhập khẩu. Tăng cường nhập khẩu và liên kết lưới điện với các nước láng giềng. Từng bước loại bỏ một cách mạnh mẽ các nguồn điện không thân thiện với môi trường và thay thế bằng các nguồn điện năng lượng tái tạo.
Việc đầu tư các nguồn điện năng lượng tái tạo trong giai đoạn tới cần cụ thể hóa nhanh nhằm đảm bảo việc thực hiện các cam kết của Chính phủ tại Hội nghị COP26 về việc trung hòa Carbon vào năm 2050.
Phát triển nguồn và phụ tải một cách cân bằng, hạn chế tối đa truyền tải liên miền và xây dựng mới các đường dây truyền tải liên miền giai đoạntới năm 2030. Xã hội hóa việc đầu tư phát triển lưới điện truyền tải để đấu nối các nguồn điện, nhằm giảm gánh nặng đầu tư cho ngành điện.
Chỉ đạo đảm bảo tiến độ các dự án nguồn đang trong quá trình xây dựng nhưthủy điện Hòa Bình mở rộng, nhiệt điện Quảng Trạch I; Đẩy mạnh nhập khẩu điện từ Lào; tiếp tục đàm phán nhập khẩu điện Trung Quốc; Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là khu vực miền Bắc; Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các đường dây 500 kV để tăng cường năng lựctruyền tải liên miền Bắc - Trung, tăng cường cải tạo, nâng cấp lưới điện tạicác khu vực tập trung nhiều nguồn năng lượng tái tạo để khai thác tối đa cácnguồn hiện có.
Theo ông Nguyễn Tài Anh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ năm 2020 đến nay, chúng ta hầu như không có dự phòng do tăng trưởng phụ tải hầu như không có. Do đó, mỗi quốc gia cần cân đối tỷ trọng các nguồn điện cần hợp lý, cùng chính sách đủ hấp dẫn để khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư vào ngành điện.
"Với 14 tỷ USD/năm đã tăng hơn nhiều mức 9 tỷ USD/năm của giai đoạn trước. EVN chỉ là một phần, chúng tôi không đủ khả năng chịu đựng nguồn vốn lớn như vậy, cần kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế ", ông Tài Anh nói.
Thực tế, các nhà đầu tư tư nhân tính toán nhiều đến lợi nhuận tại mỗi dự án, việc thu xếp vốn từ các tổ chức tín dụng cũng đánh giá kỹ về triển vọng lợi nhuận của dự án, nên về dài hạn, chi phí điện còn gia tăng, ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư cả trong lẫn ngoài nước vào các dự án điện.
Giải pháp được các chuyên gia nhấn mạnh, cần hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh (giá điện minh bạch), tạo môi trường khuyến khích đầu tư có hiệu quả, cùng cơ hội thuận lợi cho việc phát triển năng lượng sạch, hoàn thiện cơ chế dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện cạnh tranh; điều chỉnh cơ cấu biểu giá điện để phù hợp với hệ thống tích hợp năng lượng tái tạo…
“Những năm sau phải giải được bài toán làm thế nào để đáp ứng cung cầu điện cấp bách cho miền Bắc”, ông Nguyễn Quốc Trung, Phó giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia lưu ý.
Ông Phạm Minh Hùng, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhìn nhận, quá trình làm Quy hoạch điện VIII đang tập trung tính toán nhu cầu phát triển, từ đó đưa ra quy mô vốn đầu tư. Vấn đề này cần bàn thêm nhiều, ngay cả khi Quy hoạch 8 được thông qua. Nhà đầu tư quan tâm chi phí có được tính toán vào giá điện hay không, nên phải đẩy mạnh thị trường, tìm được nhà đầu tư thực hiện dự án với chi phí thấp nhất để tăng tính hiệu quả.
Quan trọng là nhìn ra được nhà đầu tư dài hạn, cần loại bỏ những nhà đầu tư có tư tưởng “lướt sóng”.
tôi thì tk vẫn xanh mạnh nên cũng đỡ áp lực hơn, vẫn tắt bảng kệ cno diễn
Chính phủ sẽ tập trung đầu tư lớn ngành điện bác
Mình lục tìm trên 3 sàn thì ASM mình thấy kinh doanh tốt mà thị giá thì cõn rẻ nên hold!
Các chủ tịch cty đều mong công ty mình được CĐ ủng hộ, đầu tư…không biết bác Thuấn nghĩ gì …hihi
Thật ra nếu so với REE thì ASM hiện có thua gì đâu nhưng REE bluechip lâu năm, uy tín mà madame Mai Thanh được tin tưởng quý mến, uy tín …,
lái hay không lái thì việc 1 DN nâng tầm phát triển vẫn là ưu tiên hàng đầu nên bác phân tích đúng. kệ cno, có chết là chết đội quân đánh bạc vay mượn bừa bãi
Điện cung không đủ cầu
Chính phủ kêu gọi đầu tư và ưu tiên điện gió, ĐMT