AST - Du lịch hàng không Việt Nam trên con đường phục hồi gập ghềnh

:fire:AST - Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco (KHẢ QUAN)

Trong quý 2/2022 ghi nhận LNTT đạt 16,6 tỷ đồng, lần đầu tiên ghi nhận lãi sau 8 quý thua lỗ liên tiếp. Doanh thu thuần đạt 134,6 tỷ đồng (tăng 165% svck). Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng mức lỗ giảm xuống còn 7 tỷ đồng và lỗ lũy kế giảm xuống còn 84,4 tỷ đồng vào cuối quý 2/2022.

Doanh thu, lợi nhuận phục hồi chậm là do thị trường quốc tế còn yếu. Tuy nhiên, lượng hành khách đi máy bay đang có xu hướng hồi phục khi mà các biện pháp hạn chế Covid19 được bỏ hầu hết từ tháng 3/2022. Cục Hàng không Việt Nam ước tính tổng hành khách đạt 27,4 triệu lượt trong quý 2/2022, khách nội địa phục hồi mạnh với tổng lượt khách đạt 25,9 triệu lượt trong quý 2/2022. Có thể thấy thị trường hàng không chủ yếu dựa vào thị trường nội địa ở giai đoạn đầu phục hồi và tỷ trọng thị trường quốc tế thấp hơn dẫn đến doanh thu của AST giảm đáng kể, mặc dù lượng hành khách đang khá tốt.

image

image

Biên lợi nhuận gộp cải thiện đáng kể nhờ sản lượng hành khách phục hồi, một phần là do các cảng hàng không đã hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng cho các nhà bán lẻ tại các nhà ga quốc tế, tuy nhiên những hỗ trợ này đã dần được dỡ bỏ từ tháng 6/2022. Tuy nhiên, chi phí quản lý chiếm 19,4% doanh thu thuần trong quý 2/2022 (+11,3% svck), dẫn đến tỷ suất lợi nhuận ròng giảm xuống mức 12,3%.

:pushpin:Triển vọng

Các đường bay quốc tế tăng tốc phục hồi: lượng hành khách quốc tế đang tăng với tốc độ nhanh hơn kể từ quý 3/2022, với 3,2 triệu hành khách được ghi nhận trong tháng 7 và tháng 8, so với 1,8 triệu hành khách trong 6 tháng đầu năm 2022. Kì vọng xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì, lượng hành khách trong nước có thể đạt hơn 100 triệu khách và lượng hành khách quốc tế có thể đạt 12 triệu khách. Tổng số hành khách có thể phục hồi gần về mức trước Covid.

Với đường bay quốc tế, nếu đường bay giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á sẽ phục hồi mạnh mẽ nhờ quảng bá du lịch song phương đã được triển khai, Hàn Quốc, Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ trong quý 3/22, Đài Loan và Nga trong quý 4/2022 và Trung Quốc trong quý 1/23. Kỳ vọng thị trường quốc tế sẽ đạt 12,2 triệu khách năm 2022.

Về dài hạn, AST có nhều cơ hội mở rộng kinh doanh sang các sân bay nhà ga mới bao gồm Nhà ga số 3 tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, mở rộng Nhà ga số 2 tại Sân bay Quốc tế Nội Bài và siêu dự án Sân bay Quốc tế Long Thành. Khi sở hữu chuỗi cửa hàng bán lẻ sân bay lớn nhất Việt Nam với tổng cộng 108 cửa hàng phủ khắp các sân bay trọng điểm của Việt Nam. Bán lẻ tại sân bay cũng là một mô hình kinh doanh có khả năng sinh lời vượt trội nhờ độ nhạy về giá thấp trong hành vi tiêu dùng của khách du lịch.

:pushpin:Rủi ro giảm giá

Khả năng hủy niêm yết: HOSE mới đây đã cảnh báo AST về khả năng bị hủy niêm yết nếu công ty tiếp tục thua lỗ trong năm nay, dẫn tới tình trạng thua lỗ ba năm liên tiếp.

Sự cạnh tranh ngày càng tăng từ cửa hàng miễn thuế ở thành phố. Lotte PK Duty Free, một công ty lớn trong lĩnh vực kinh doanh cửa hàng miễn thuế, đặt mục tiêu mở ba cửa hàng miễn thuế ở trung tâm thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

Rủi ro chính từ sự phục hồi trên thị trường quốc tế có thể chậm hơn kỳ vọng, trong trường hợp Trung Quốc kéo dài chính sách “Zero-COVID” và nhu cầu đi lại toàn cầu giảm nhanh hơn do suy thoái kinh tế.

:fire:Du lịch hàng không Việt Nam trên con đường phục hồi gập ghềnh

Du lịch quốc tế là chìa khóa cho sự phục hồi của hàng không quốc tế Việt Nam trong giai đoạn tới. Theo Google Destination Insights, từ đầu năm 2022, lượng tìm kiếm quốc tế về hàng không và du lịch Việt Nam vẫn ở mức rất cao. Tổng lượt tìm kiếm từ 01/01/2022 đến 04/02/2022 đã tăng 72,8% svck.


Việt Nam đã dần khôi phục hoàn toàn đường hàng không quốc tế, trong đó (1) số lượng đường bay thường lệ gần như đã trở lại mức trước đại dịch (90%), (2) khôi phục chính sách thị thực trước đại dịch và (3) khách du lịch quốc tế chỉ cần xác nhận kết quả xét nghiệm Covid-19 và có bảo hiểm y tế. So với giai đoạn trước đại dịch, vẫn còn 8 quốc gia chưa mở lại đường bay thường lệ với Việt Nam, bao gồm Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Macao, Phần Lan, Ý và Thụy Sĩ. Trong quý1/2022, sản lượng khách quốc tế đã tăng 176,2% svck lên 321.000 khách và đạt mức 4,7% trước đại dịch(quý1/2019).

Sự phục hồi của du lịch quốc tế Việt Nam phụ thuộc vào yêu cầu nhập cảnh của quốc gia đến. Hiện nay, một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (SEA) như Thái Lan, Singapore, Malaysia… đã giảm thiểu các yêu cầu nhập cảnh và bắt đầu triển khai du lịch song phương với Việt Nam.

Bài viết chỉ dựa theo quan điểm ý kiến cá nhân một cách khách quan, chúc quý anh/chị NĐT có một tuần đầu tư hiệu quả.

3 Likes