Bài 2 - Lý thuyết Dow – Nền tảng của Phân tích kỹ thuật

6-nguyen-ly-co-ban-cua-ly-thuyet-Dow

Lịch sử hình thành lý thuyết Dow

Cha đẻ của lý thuyết Dow là ông Charles Henry Dow, các nguyên lý cơ bản của lý thuyết này được hình thành thông qua 1 loạt các bài xã luận do ông viết, được đăng tải trên tờ Wall Street Journal. Những bài viết này thể hiện niềm tin của Dow về cách phản ứng của TTCK cũng như cách đo lường sức khỏe thị trường tài chính để kiếm lợi nhuận.

Tới năm 1902, Charles H. Dow đột ngột qua đời, khiến toàn bộ những tài liệu vẫn trong tình trạng dang dở. Sau đó 1 trong số các cộng sự của Dow, tiêu biểu là Wiliam P. Hamilton – cũng chính là người thay ông giữ chức biên tập tờ Wall Street Journal, đã tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và cho ra đời lý thuyết Dow như ngày hôm nay.

Dow chủ yếu dựa vào 2 chỉ số, gồm: Chỉ số công nghiệp Dow Jones và Chỉ số đường sắt Dow Jones (nay là Chỉ số vận tải). Ông cho rằng chúng có thể phản ánh chính xác các điều kiện kinh doanh vì chúng bao gồm hai phân khúc kinh tế chính: công nghiệp và đường sắt (vận tải). Dù các chỉ số này đã thay đổi trong suốt 100 năm qua, nhưng lý thuyết vẫn được áp dụng và trở thành 1 trong những nguyên lý cơ bản nhất của thị trường tài chính hiện đại.

Toàn bộ lý thuyết Phân tích kỹ thuật mà chúng ta biết tới như ngày hôm nay đều bắt nguồn từ Lý thuyết Dow. Vì vậy, nếu muốn hiểu rõ Phân tích kỹ thuật, cần biết 6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow.

Nguyên lý 1. Thị trường phản ánh tất cả

  • Là nguyên tắc cơ bản nhất của lý thuyết Dow. Tất cả thông tin từ quá khứ, hiện tại và tương lai đều ảnh hưởng đến TTCK, phản ánh chỉ số liên quan và giá cổ phiếu. Các thông tin tài chính như: Thu nhập, lãi suất, lạm phát… được sử dụng để định giá thị trường và ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư.

  • TTCK phản ánh mọi thứ. Nhà đầu tư có thể dựa trên biến động giá để tổng hợp và dự đoán xu hướng thị trường.

Nguyên lý 2. Ba xu thế của thị trường

TTCK gồm 3 xu thế cơ bản:

  • Xu thế chính: Xu hướng cấp 1 có thời gian diễn biến từ 1-3 năm. Xu hướng này diễn ra nhưng không một ai có thể dự đoán và thao túng. (Xem trên đồ thị Monthly)

  • Xu thế phụ: Xu hướng cấp 2 có thời gian diễn biến từ 1-3 tháng. Xu thế phụ đi ngược lại xu thế chính. (Xem trên đồ thị Weekly)

  • Xu thế nhỏ: Xu hướng cấp 3 có thời gian diễn biến trong khoảng 3 tuần. Xu thế nhỏ có xu hướng đi ngược lại xu thế phụ. (Xem trên đồ thị Daily)

Thông thường các NĐT thường dựa trên Xu thế chính để đánh giá thị trường, bởi chúng rõ ràng hơn. Các xu thế phụ và Xu thế nhỏ thường không rõ ràng hoặc dễ bị nhiễu.

Nếu NĐT chỉ tập trung vào Xu thế phụ và Xu thế nhỏ, tức là đang tập trung vào các biến động ngắn hạn; khi đó, NĐT có thể bỏ qua các cơ hội lớn và đầu tư dài hạn.

Nguyên lý 3. Xu thế chính bao gồm 3 giai đoạn phát triển

Giai đoạn 1 - Tích lũy : Đây là giai đoạn khởi đầu cho xu hướng tăng, với các biến động di chuyển rất chậm hay gần như không di chuyển. Giai đoạn này nằm ở cuối xu thế giảm, giá CP ở mức thấp nên không có bất cứ rủi ro nào về giá. NĐT dài hạn sẽ tham gia thị trường trong giai đoạn tích lũy, tuy nhiên nếu không phải là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, sẽ rất khó để đánh giá giá CP đã kết thúc đợt giảm hay chưa.

Giai đoạn 2 – Bùng nổ : NĐT đã tích lũy được một lượng CP nhất định, giá CP bắt đầu tăng trưởng trở lại và bùng nổ. Các NĐT có vị thế trên thị trường sẽ có những khoản lợi nhuận khổng lồ.

Giai đoạn 3 – Quá độ : Giá CP tăng đến một ngưỡng nào đó, NĐT sẽ bị yếu thế và thị trường chuyển qua giai đoạn quá độ. NĐT nắm giữ CP bắt đầu bán ra cho NĐT mới và giá CP bắt đầu xu hướng giảm.

Nguyên lý 4. Xu hướng thị trường được xác định bởi khối lượng giao dịch

  • Trong một xu hướng, khối lượng giao dịch trên thị trường sẽ tăng theo xu hướng và giảm dần trong giai đoạn ngược lại. (Có nghĩa là giá tăng thì khối lượng tăng, giá giảm kéo theo khối lượng giao dịch giảm).

  • Nếu khối lượng giao dịch lại đi ngược xu hướng của thị trường. Điều này cho thấy tính kém bền của xu thế và trong ngắn hạn, thị trường có thể đảo chiều.

Nguyên lý 5. Chỉ số bình quân phải xác nhận lẫn nhau và tương đương

  • Lý thuyết Dow cho rằng: Sự đảo chiều thị trường từ tăng giá sang giảm giá phải phụ thuộc vào 2 chỉ số: Chỉ số Dow Jones và Chỉ số ngành vận tải. Trong đó, các dấu hiệu xảy ra trên đồ thị của chỉ số này cần phải tương ứng với dấu hiệu xảy ra trên đồ thị của chỉ số kia.

  • Ở Việt Nam chúng ta có thể dùng VNINDEX và VN30.

Nguyên lý 6. Xu hướng được duy trì cho đến khi dấu hiệu đảo chiều xuất hiện

  • Một xu hướng sẽ vẫn duy trì cho đến khi có các dấu hiệu cho thấy chúng sẽ đảo chiều. Do vậy, khi phân tích thị trường, NĐT cần kiên nhẫn và tỉnh táo để nhận biết các dấu hiệu đảo chiều. Các chu kì có thể sẽ không có thời gian giống nhau mà phải dựa trên dấu hiệu để nắm bắt xu thế.

Các mặt hạn chế của Lý thuyết Dow

  • Không phải lúc nào cũng chính xác: Các nguyên lý chỉ là cơ sở để NĐT phân tích thị trường gần đúng nhất. Tùy thuộc vào khả năng phân tích, đọc các dấu hiệu thị trường của NĐT mà lý thuyết có thể đúng hoặc không.

  • Có độ trễ: Không thể phủ nhận tính đúng đắn của lý thuyết này sẽ mang lại lợi nhuận cho NĐT. Nhưng nếu quá nghiêm khắc và rập khuôn áp dụng có thể sẽ mất đi cơ hội kiếm lời, ở giai đoạn đảo chiều hay phần cuối của xu hướng.

  • Không chính xác ở giai đoạn trung gian: Hầu như lý thuyết Dow không đưa ra các phân tích và dấu hiệu cho giai đoạn trung gian, ngắn hạn. Điều này không có lợi cho các NĐT ngắn hạn trong việc nhận định thị trường.

  • Dự đoán không hoàn toàn chính xác thị trường: Trong một số trường hợp, giá CP vẫn tăng mặc dù thị trường đang bước vào giai đoạn suy thoái. Điều này sẽ khiến các NĐT F0 nghi ngờ về tính đúng đắn của lý thuyết.

Mạnh Cường Tổng hợp