Chọn cổ phiếu hay chọn lãnh đạo? Bài học xương máu cho ai đu Q-index
Dạo này thị trường chứng khoán có vẻ xôn xao vụ anh Quyết, thực chất cái này đâu phải xảy ra lần đầu tiên và gần như lần nào cũng như nhau, thị trường vẫn hoảng loạn, lúc uptrend thì rất dễ quên nhưng sai lầm trước đó. Lòng tham, tâm lý của nhà đầu tư vẫn luôn là thứ khó có thể mà kiểm soát đc, dù có phân tích cơ bản hay kỹ thuật đến đâu thì việc giữ kỉ luật đầu tư là cực gì quan trọng.
Bước đầu tiên khi chọn bất kì một cổ phiếu nào đi nữa… phải để ý đến nội tại doanh nghiệp, đặc biệt là ban lãnh đạo
Ban lãnh đạo thực chất là một tài sản vô hình đối với một doanh nghiệp, thật khó để có thẻ đánh giá được loại tài sản đó. Thêm nữa, lãnh đạo đó bên trong không biết như thế nào, chứ ở ngoài hào nhoáng, trông có vẻ đạo đức thì cũng tạm ổn, vì thực ra thị trường chứng khoán là thị trường mua bán niềm tin/ hy vọng. Vậy thì một ban lãnh đạo tài năng được xem như là xương sống của bất kỳ một doanh nghiệp thành công nào. Lãnh đạo có tài sẽ đưa doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn, đạt được những thành tựu được xã hội ghi nhận.
Nói như thế không có nghĩa là vai trò của các nhân viên bình thường khác không quan trọng. Nhưng vai trò của ban lãnh đạo trong doanh nghiệp thật sự là hết sức quan trọng, bởi họ luôn là người đưa ra các quyết định mang tính chiến lược, thành công hay thất bại của một doanh nghiệp cũng bắt đầu xuất phát từ những quyết định như vậy.
Chúng ta có thể nghĩ về ban lãnh đạo doanh nghiệp giống như thuyền trưởng của một con tàu vậy. Mặc dù không trực tiếp lái tàu, nhưng thuyền trưởng biết cách nhìn nhiều yếu tố, biết cách hướng dẫn các thuỷ thủ để có được một chuyến đi an toàn.
Ban lãnh đạo tốt là một chuyện nhưng họ có để ý tới lợi ích của cổ đông không lại là chuyện khác.
Lý thuyết mà nói, nhiệm vụ của ban lãnh đạo trong một doanh nghiệp cổ phần, chính là việc tạo ra giá trị cho các cổ đông, làm sao để dưới sự điều hành của mình, doanh nghiệp có thể tạo ra được càng nhiều giá trị kinh tế cho các cổ đông càng tốt.
Dĩ nhiên là không phải lúc nào ban lãnh đạo cũng hành động vì lợi ích của cổ đông. Ban lãnh đạo, họ cũng là những con người, cũng giống như những con người khác, luôn luôn tìm kiếm lợi ích cho bản thân.
Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng khi ban lãnh đạo thực hiện những quyết định chiến lược mà động lực vì lợi ích cá nhân, nói khác đi, lợi ích cá nhân ban lãnh đạo và lợi ích của các cổ đông không đồng nhất.
Và yếu tố cuối cùng: ban lãnh đạo phải trung thực
Ban lãnh đạo cần phải trung thực khi nói tới các vấn đề của doanh nghiệp, thẳng thắn chia sẻ với nhà đầu tư những mặt thuận lợi và khó khăn chung của ngành, bản chất mô hình doanh nghiệp, chính sách liên quan…Việc giấu đi những điểm bất lợi và chỉ nói đến những điều tuyệt vời, là điểm chung của những doanh nghiệp xấu.
Bên cạnh đó, họ phải coi cổ đông như những đối tác, phải đối xử công bằng với cổ đông qua việc cung cấp thông tin chứ không nên ưu tiên những cổ đông lớn hay sân sau của mình.
Vụ việc FLC hôm nay là một bài học đáng nhớ, sau khi bị phạt 495 triệu do lỗi công bố thông tin. Thực ra nhà đầu tư khi mua FLC, buộc phải chuẩn bị tinh thần cho những sự cố ngoài ý muốn vì cơ bản những vụ việc bán chui cổ phiếu của Trịnh Văn Quyết cũng đã xảy ra vào quá khứ, việc kỳ vọng chủ tịch FLC có tâm hơn, minh bạch hơn là điều không có cơ sở. Vậy nên trước khi mua cổ phiếu nào, hãy bỏ ra vài phút để tìm hiểu về ban lãnh đạo của doanh nghiệp đó, sơ bộ cũng được, nhưng phải có!
- Hỗ trợ tư vấn đầu tư Phú Phan SSI: 0905129218