Bài viết ngắn gọn về FPT từ năm 2019

FPT đã đem lại lợi nhuận như thế nào cho tài khoản của bạn những năm qua?

Năm 2019 là một năm khá thành công đối với những cổ đông trung thành của cổ phiếu FPT. Trong tháng 11/2019 đã có lúc cổ phiếu FPT lập đỉnh mới ở giá 61.000đ. Tăng hơn 60% trong năm 2019, vượt xa mức tăng hơn 10% của VNIndex. Với cá nhân, tôi đã mua và nắm giữ FPT từ 2015, đây là năm thu được thành quả lớn nhất. Vậy tại sao tôi là đặt niềm tin lâu như vậy vào FPT, điều gì đã giúp cho cổ phiếu FPT thăng hoa như vậy?

Từ 2015, với những cổ đông đã nắm giữ FPT gần như đều nhận được thành quả, gần như năm nào FPT cũng có sóng, người nào vào ra tốt cũng phải lãi được ít nhất 15%/năm( chưa tính cổ tức), tuy nhiên FPT trong giai đoạn 2014-2018 vẫn được coi là dạng cổ phiếu “nặng mông”. Vì sao? vì gần như KDQT không có nhiều đột biến, hàng năm tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận ở mức 12%, mảng bán lẻ đóng góp phần lớn doanh thu, nhưng lợi nhuận khiêm tốn, tỷ nợ vay/VCSH lớn làm tăng chi phí tài chính. Từ 2017, công ty quyết định bán đi phần lớn cổ phần ở mảng bán lẻ và tập trung cho mảng công nghệ và viễn thông. Giai đoạn 2018-2019, việc chuyển đổi số mạnh mẽ diễn ra trên toàn thế giới, các thị trường mà FPT kinh doanh đều có mức tăng trưởng tốt, mảng công nghệ tại một số thị trường như Mỹ, nhật bản có mức tăng 50% và 24% trong năm 2019.

Một yếu tố giúp thúc đẩy giá cổ phiếu là mức PE thấp đến “không tưởng” của cổ phiếu công nghệ VN. Tuy đã tăng 60% so với đầu năm, PE của FPT hiện tại cũng chỉ ở mức 13, thấp hơn trung bình của VNI( vốn thống trị bởi cổ phiếu họ VIN) ở mức 17. Như vậy, dù sao FPT cũng phải xứng đáng với mức pe trung bình của thị trường.

FPT là một trong những công ty minh bạch nhất VN. Báo cáo doanh thu, lợi nhuận hàng tháng( cung cấp qua web và mail đến cổ đông), và gần như thuộc dạng công ty “sạch” với nđt.

FPT có một lịch sử chi cổ tức đều đặn bằng tiền và cổ phiếu hàng năm( thường 20% tiền, 15% cổ phiếu), nền tảng tài chính tốt, năng lực sáng tạo cao, nhu cầu hạ tầng công nghệ còn lớn sẽ là động lực thúc đẩy cổ phiếu FPT lên những tầm cao mới.

Tuy nhiên, cũng phải chỉ ra những hạn chế với FPT hiện tại như dàn đội ngũ lãnh đạo đã cao tuổi, không có quá nhiều bước đi mạo hiểm tạo sân chơi mới, năng lực M&A còn khiêm tốn, sản phẩm mang tính đột phá còn thiếu( có lẽ sản phẩm được nhiều người biết đến nhiều nhất là FPT telecom và trang báo điện tử vnexpress). Sự đầu tư mạnh mẽ của các đối thủ như VIC, Viettel, VNPT, CMC sẽ đem lại thách thức lớn cho FPT

Hiện tại, tôi vẫn đang nắm giữ phần lớn cổ phiếu FPT và chưa có ý định bán ra, còn bạn, bạn đã sở hữu cổ phiếu vàng của năm 2019 chưa?

https://fuptrend.wordpress.com/2019/11/16/fpt-da-dem-lai-loi-nhuan-nhu-the-nao-cho-tai-khoan-cua-ban-nhung-nam-qua/

1 Likes

Bài viết có tính chất vui vẻ

1 Likes

Ttck vn có lẽ hiếm có cty nào dễ chơi như FPT, từ 2018 sau khi thoái vốn một phần tại frt thì fpt trở nên trong trẻo lành mạch. Cổ tức tiền, cổ phiếu, tăng trưởng như là sự mặc định.

1 Likes

Vâng, hiện giờ mình vẫn hold fpt, vì giờ thì lợi suất cũng vượt quá xa lợi suất ngân hàng rồi, thật may mắn, nếu có cơ hội sẽ gia tăng thêm

Mình đã bán fpt, vì lợi nhuận cũng kha khá mà p/e hơi cao so với khẩu vị của mình. Chúc bác đồng hành cùng fpt gặp nhiều thắng lợi.

1 Likes

FPT neo cao quá e hơi rén

làn sóng bán dẫn đổ vào VN thì FPT lại khỏe như voi

https://vietstock.vn/2024/11/lan-song-dau-tu-chip-ty-usd-do-ve-viet-nam-giua-cang-thang-my-trung-768-1244955.htm

Ngành sản xuất bán dẫn giai đoạn sau (về đóng gói và thử nghiệm), vốn ít thâm dụng vốn hơn so với sản xuất chip giai đoạn đầu tại các xưởng đúc chip. Hiện Trung Quốc đại lục và Đài Loan (Trung Quốc) đang thống trị thị trường này nhưng Việt Nam là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất lĩnh vực trị giá 95 tỷ USD này.

Hana Micron, tập đoàn công nghệ Hàn Quốc, đã công bố kế hoạch đầu tư hơn 930 triệu USD để mở rộng hoạt động đóng gói chip tại Việt Nam từ nay đến năm 2026. Mục tiêu là đáp ứng yêu cầu của khách hàng muốn dịch chuyển một phần công suất sản xuất ra khỏi Trung Quốc, ông Cho Hyung Rae, Phó Chủ tịch Hana Micron tại Việt Nam chia sẻ.

Amkor Technology của Mỹ cũng dự định đổ 1.6 tỷ USD vào một siêu nhà máy rộng 200,000 m2 tại Việt Nam. Dự án này được kỳ vọng sẽ trở thành cơ sở sản xuất lớn nhất và tiên tiến nhất của Amkor, tập trung vào công nghệ đóng gói bán dẫn thế hệ mới. Đáng chú ý, một số thiết bị của nhà máy này được chuyển trực tiếp từ các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc.

Intel, gã khổng lồ công nghệ Mỹ, cũng đang đặt cược lớn vào Việt Nam. Nhà máy thử nghiệm và đóng gói chip của họ tại đây là lớn nhất trong mạng lưới toàn cầu của tập đoàn. Nhờ phần lớn vào đầu tư từ các công ty nước ngoài, Việt Nam dự kiến sẽ có 8% đến 9% thị phần công suất toàn cầu trong lĩnh vực lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói chip (ATP) vào năm 2032, tăng từ mức chỉ 1% năm 2022, theo báo cáo được công bố tháng 5 bởi Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ và Boston Consulting Group.

Làn sóng đầu tư nước ngoài đang tạo động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nước. FPT, tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, đang xây dựng nhà máy thử nghiệm chip gần Hà Nội với vốn đầu tư 30 triệu USD, Reuters dẫn lại 3 nguồn tin thân cận. Dự án này dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ đầu năm sau với 10 máy thử nghiệm, và số lượng này sẽ tăng gấp ba vào năm 2026. Tuy nhiên, họ vẫn đang tìm kiếm đối tác chiến lược.

Tập đoàn Sovico cũng đang tìm kiếm đối tác nước ngoài để phát triển cơ sở ATP tại Đà Nẵng, trong khi Viettel đang lên kế hoạch xây dựng xưởng đúc chip đầu tiên của Việt Nam, theo hai nguồn tin từ công ty. Điều này nhằm đáp ứng mục tiêu tham vọng của Chính phủ là có ít nhất một nhà xưởng đúc chip đi vào hoạt động vào năm 2030.

1 Likes

bạn nhìn những cổ phiếu công nghệ bên Mỹ xem nó có rẻ không để so sánh nhé. Với mức tăng trưởng 20% thì pe tầm 26 vẫn là hợp lý.
Ngoài ra số lượng cty công nghệ ở Việt Nam lại là loại hiếm, như vậy cầu luôn lớn hơn cung, nên giá muốn giảm cũng khó quá