Bán lẻ - Có nên bán ở thời điểm này?

, , ,

I. Bức tranh KQKD của ngành bán lẻ trong Q2/2023 và 6T đầu năm

Ngành bán lẻ vẫn gặp nhiều khó khăn trong Q2/2023, điều này được thể hiện rõ qua BCTC của các doanh nghiệp vừa được công bố. Sức mua của người tiêu dùng sụt giảm trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng thấp đã ảnh hưởng rất lớn đến KQKD của các doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2023. Ngoài việc phải đối mặt với doanh thu suy giảm, các nhà bán lẻ còn phải chịu ảnh hưởng bởi các loại chi phí tăng cao, phải thực hiện các chương trình giảm giá sản phẩm để kích cầu tiêu dùng - những điều đó đã ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp.

CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HSX: MWG) công bố doanh thu thuần và LNST đạt 29.465 tỷ đồng (-14,2% n/n) và 17 tỷ đồng (-98,5% n/n) trong Q2/23. Lũy kế 6T23, doanh thu thuần và LNST của công ty giảm lần lượt 20,1% và 98,5% n/n, đạt 56.571 tỷ đồng và 39 tỷ đồng. TGDD và DMX mặc dù vẫn đóng góp doanh thu lớn nhất cho MWG nhưng ghi nhận doanh thu giảm 27% n/n, trong khi BHX tăng trưởng doanh thu 7% n/n, cải thiện doanh thu trên mỗi cửa hàng và cho thấy lỗ ròng giảm, phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi.

CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HSX: FRT) ghi nhận lỗ sau thuế 215 tỷ đồng, mức lỗ lớn nhất kể từ khi niêm yết, mặc dù doanh thu thuần tăng 15,4% n/n lên 7.170 tỷ đồng trong Q2/23. Lũy kế 6T23, công ty ghi nhận lỗ sau thuế 213 tỷ đồng trên doanh thu thuần 14.924 tỷ đồng (+6,6% n/n) trong 6T23. Tăng trưởng doanh thu của FRT là nhờ chuỗi nhà thuốc Long Châu, với doanh thu tăng 72% n/n lên 6.899 tỷ đồng, trong khi doanh thu của chuỗi FPT Shop giảm 19% n/n xuống 8.118 tỷ đồng trong 6T23. Long Châu đã nâng tỷ trọng đóng góp trong tổng doanh thu của FRT lên 46% và chúng tôi ước tính chuỗi ghi nhận khoảng 105 tỷ đồng LNST trong 6T23. Long Châu tiếp tục mở rộng mạng lưới cửa hàng mạnh mẽ trong 6T23, đạt 1.243 cửa hàng vào cuối tháng 6/2023, gồm 306 cửa hàng mới so với cuối năm 2022.

CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (HSX: PNJ) công bố doanh thu thuần và LNST đạt 6.663 tỷ đồng (-17,4% n/n) và 338 tỷ đồng (-8,0% n/n) trong Q2/23. Lũy kế 6T23, doanh thu thuần và LNST của công ty lần lượt giảm 9,6% và 0,2% n/n, đạt 16.459 tỷ đồng và 1.086 tỷ đồng trong 6T23. Mảng bán lẻ vẫn là mảng đóng góp lớn nhất và có doanh thu giảm 10,3% n/n, trong khi mảng bán buôn và vàng miếng giảm lần lượt 30,2% và 1,1% n/n trong 6T23. PNJ tin rằng mức giảm doanh thu trang sức bán lẻ của công ty thấp hơn nhiều so với thị trường chung nhờ việc tạo ra các sáng kiến kinh doanh và phương pháp tiếp cận thị trường hiệu quả để giữ chân khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới.

CTCP Thế giới số (HSX: DGW) ghi nhận doanh thu 4.543 tỷ đồng (-6% n/n). Giá vốn hàng bán giảm mạnh hơn doanh thu với mức 8,5% về 4.203 tỷ đồng giúp lợi nhuận gộp cải thiện 22,8% lên 393 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính tăng 50,6% lên 44,6 tỷ đồng. Tuy nhiên chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty này cũng đồng loạt tăng. Trong đó chi phí bán hàng tăng mạnh nhất khi gấp 2 lần lên 242 tỷ đồng. Kết quả, Digiwolrd báo lãi trước thuế 111,8 tỷ đồng, giảm 35,2% so với thực hiện năm trước. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 83 tỷ đồng, giảm gần 40%. EPS giảm từ 850 đồng về còn 509 đồng.

II. Giá cổ phiếu ngược chiều với KQKD

Như đã đề cập, nửa đầu năm 2023 là quãng thời gian khó khăn của ngành bán lẻ - KQKD của các doanh nghiệp trong ngành đã phản ánh rõ điều đó. Nhưng nhìn vào giá cổ phiếu của các doanh nghiệp bán lẻ thì cho thấy xu hướng ngược lại hoàn toàn với KQKD.

Có rất nhiều nguyên nhân làm giá cổ phiếu của ngành bán lẻ tăng lên trong thời gian qua, có thể kể ra một số nguyên nhân như:

  • Lạm phát Việt Nam không tăng lên quá cao
  • Lãi suất liên tục hạ từ tháng đến nay.
  • Tăng lương cơ sở

III. KQKD kém thì có bên bán?

Theo góc nhìn khách quan của em thì đà tăng trong trong thời gian qua của nhóm ngành bán lẻ phần lớn là do kỳ vọng vào sự phục hồi của ngành sau một giai đoạn khó khăn - điểm này giống với ngành thép hay bất động sản. Sự khó khăn của ngành có lẽ đã phản ánh vào giá trong giai đoạn trước đó (quý I/2023).

Ngoài ra, không thể không nói đến “liều thuốc vạn năng” đến từ việc hạ lãi suất đã giúp cho thị trường chứng khoán khởi sắc trong thời gian qua, mà ngành bán lẻ chỉ là 1 trong số đó.

+) Vậy có nên bán ra cổ phiếu lúc này không? – Quan điểm của em là không nên.

+) Vì sao không nên bán? – Anh, chị hãy cùng đón đọc phần tiếp theo của bài viết này.

3 Likes

MWG đang hụt hơi trong thị trường bán lẻ dược phẩm?

3 Likes

Kết phiên giao dịch ngày 01/08/2023, DGW giảm 1.8%, FRT giảm 0.3%, MWG giảm 3.7%, PNJ giảm 2.4%.

2 Likes

Lý do đầu tiên em cho rằng không nên rời bỏ cổ phiếu ngành bán lẻ là do sự phụ hồi của ngành sẽ rõ nét trong thời gian tới. Sau giai đoạn khó khăn từ cuối năm 2022 kéo dài qua 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp bán lẻ có lẽ đã chạm đáy và sẽ bắt đầu phục hồi trong 6 tháng cuối năm.

2 Likes

Ngoài ra, ngành bán lẻ cũng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2024 nhờ mức nền thấp của năm nay.

2 Likes

Cũng phải nói thêm rằng việc giảm thuế GTGT xuống 8% giúp kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân.

2 Likes

hong

2 Likes

DGW MWG bán được rồi, chờ múc lại. PNJ MSN còn tăng tiếp, hold thôi

1 Likes

Quan điểm của em có thể hơi khác của anh. Đối với DGW thì hiện tại giá cổ phiếu vẫn đang giữ được mức nền giá quanh 53 với khối lượng thấp, đặc biệt là trong phiên hôm qua (01/08).

2 Likes

Đối với FRT cũng vậy, cổ phiếu vẫn đang giữ được nền giá quanh mức 76. Tuy nhiên cổ phiếu này đã có phiên giảm 2.43% với khối lượng cao đột biến vào phiên ngày 31/07 nên cần phải chú ý.

2 Likes

Còn MWG thì em giữ quan điểm trung lập.

2 Likes

Bán lẻ hôm nay xanh rồi.

2 Likes

Vâng, phiên hôm nay nhóm bán lẻ đã bớt tiêu cực nhưng vẫn phải cẩn trọng trong những phiên tiếp theo ạ. Một phiên chưa thể nói lên điều gì.

2 Likes

Lãi suất tại thời điểm hiện tại đã hạ so với hồi cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Điều này đã giúp các nhóm cổ phiếu có mức định giá cao hơn - bán lẻ chỉ là một trong số đó. Và anh, chị có nghĩ rằng giá cổ phiếu sẽ giảm về vùng giá hồi 6 tháng đầu năm hay không trong môi trường lãi suất như hiện nay? Cá nhân em cho rằng là KHÔNG. Đây cũng là lý do thứ 2 không nên bán cổ phiếu ngành bán lẻ.

2 Likes

Bán lẻ hôm nay tích cực rồi.

2 Likes

Ngược chiều với xu hướng của thị trường, cổ phiếu ngành bán lẻ tăng khá tốt trong phiên hôm nay.

3 Likes

Anh, chị nào vẫn cầm cổ phiếu thì cứ an tâm nắm giữ thôi.

2 Likes

Sau sự sụt giảm mạnh bất ngờ trong phiên ngày 18/08 thì trong tuần này, nhóm bán lẻ đang có sự phân hoá rõ rệt. Dẫn dắt đà hồi phục của ngành là bộ đôi tăng giá ấn tượng trong giai đoạn trước đó DGW và FRT với mức tăng lần lượt là 10.11% và 12.90%. Ngược lại với đà phục hồi ấn tượng của 2 cổ phiếu trên thì MWG và PNJ để lại khá nhiều thất vọng khi gần như đi ngang so với giá đóng của của tuần trước.

2 Likes

Đối với DGW, sau khi chạm vùng hợp lưu hỗ trợ của Fibo 0.382 và MA 50 tại vùng giá 48.3 thì cổ phiếu này đã bật tăng trở lại nền giá đã tích luỹ trước đó quanh khu vực 55.x.

2 Likes

FRT đã có mức điều chỉnh giảm khá sâu sau giai đoạn trước đó khi hiệu chỉnh về Fibo 0.5 nhưng rất nhanh chóng đã bật tăng trở lại và tiệm cận vùng đỉnh cũ đã lập hồi cuối tháng 7 đầu tháng 8.

2 Likes