Bản Tin Đặt Biệt- RSI phát tín hiệu bắt đáy 3 cổ phiếu

, ,

Như đã đề cập trong bản tin trước, tuần này em xin chia sẻ với Nhà đầu tư chủ đề “Bắt đáy cổ phiếu”. Đây là một phương pháp ít được em khuyến nghị sử dụng, do tính chọn lọc cao, yêu cầu Nhà đầu tư phải có tâm lý vững vàng và sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn thông thường.

Tuy nhiên, như đã nhấn mạnh trong bài viết trước dựa trên quan điểm của John Murphy, em xin nhắc lại rằng: “Việc xác định xu hướng là yếu tố nền tảng trước khi lựa chọn phương pháp giao dịch phù hợp.”

Trong bối cảnh hiện tại, khi em đánh giá rằng VN-Index đang dao động đi ngang (sideway) trong biên độ rộng, do đó phương pháp bắt đáy với chiến lược mua ở vùng biên dưới đang tỏ ra khá phù hợp. Đây có thể là cơ hội tiềm năng cho những Nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao.

==============================

Có nhiều phương pháp bắt đáy khác nhau, nhưng em tin rằng phần lớn những ai từng tiếp cận biểu đồ kỹ thuật đều quen thuộc với RSI (Chỉ số Sức mạnh Tương đối). Đây là một chỉ báo có thể áp dụng trên nhiều loại thị trường, bao gồm cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, và các chỉ số khác.

Bản tin hôm nay sẽ được chia thành hai phần chính:

  1. Hướng dẫn cách sử dụng RSI để bắt đáy hiệu quả.

  2. Các khuyến nghị thực chiến với cổ phiếu phù hợp trong thời điểm hiện tại.

==============================

I. HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG RSI ĐỂ BẮT ĐÁY HIỆU QUẢ.

Khái niệm: Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI – Relative Strength Index) là một chỉ báo dao động dùng để đo lường động lượng của cổ phiếu, phản ánh cả tốc độ lẫn mức độ biến động giá. RSI được biểu diễn dưới dạng một đồ thị dao động trong khoảng từ 0 đến 100, dựa trên tỷ lệ giữa số ngày giá tăng và số ngày giá giảm. Chỉ báo này sử dụng một tham số cố định để tính toán độ dao động, với chu kỳ phổ biến nhất là 14 ngày.

Công thức tính: RSI = 100 – 100/(1 + RS)

Trong đó: RS chính là sức mạnh tương đối, được tính bằng trung bình tổng số kỳ tăng chia trung bình tổng số kỳ giảm trong một khoảng thời gian nhất định. (RS = AG/AL)

RSI có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, nhưng em xin giới thiệu hai phương pháp phổ biến và dễ áp dụng nhất: nhận diện “Vùng quá mua – quá bán” và “Phân kỳ – Divergen”. Trong đó, việc sử dụng “Phân kỳ” với RSI đặc biệt hiệu quả, với tỷ lệ chiến thắng khá cao.

1. Vùng quá mua – quá bán

RSI là một chỉ báo quan trọng giúp nhà đầu tư nhận diện hai vùng chính: “Quá mua” và “Quá bán”, qua đó hỗ trợ đưa ra các quyết định giao dịch hiệu quả.

Vùng “Quá bán” được xác định khi RSI dưới 30, báo hiệu cổ phiếu có thể đã giảm quá sâu, và khi RSI vượt lên trên 30, đây thường là tín hiệu mua tiềm năng. Ngược lại, vùng “Quá mua” xuất hiện khi RSI vượt trên 70, cho thấy cổ phiếu có thể đang được mua quá đà, và khi RSI cắt xuống dưới 70, đây là tín hiệu thoát lệnh, giúp bảo toàn lợi nhuận. Việc sử dụng RSI để nhận diện các vùng này mang lại lợi thế lớn trong việc tối ưu hóa chiến lược giao dịch.

Ví dụ: Trong năm qua, mỗi lần VN-Index rơi vào vùng quá bán (RSI <30) đều tạo đáy và bật tăng mạnh. Điển hình như tháng 11/2023 (từ đáy 1.020 điểm, phục hồi lên 1.300) và tháng 04/2024 (từ đáy 1170 điểm, phục hồi lên 1.300 điểm).

2. Phân kỳ RSI

RSI là công cụ hiệu quả để xác nhận khả năng đảo chiều xu hướng thông qua tín hiệu phân kỳ. Phân kỳ RSI xuất hiện khi hướng di chuyển của giá và RSI trái ngược nhau.

Phân kỳ dương: Xuất hiện khi giá cổ phiếu tạo đáy thấp hơn, trong khi RSI tạo đáy cao hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy động lượng giảm đang suy yếu, báo hiệu khả năng xảy ra đảo chiều tăng giá.

Phân kỳ âm: Xảy ra khi giá cổ phiếu đạt đỉnh cao hơn, nhưng RSI lại tạo đỉnh thấp hơn. Tín hiệu này thường cho thấy động lượng tăng đang cạn dần và khả năng đảo chiều giảm giá là rất cao.

Việc nhận diện sớm các tín hiệu phân kỳ giúp nhà đầu tư tận dụng cơ hội giao dịch hiệu quả và đặc biệt, đây là tín hiệu cho tỷ lệ chiến thắng khá cao.

Hình ảnh minh họa:

II. CÁC KHUYẾN NGHỊ THỰC CHIẾN VỚI CỔ PHIẾU PHÙ HỢP TRONG THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI.

1. POW – Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (HOSE)

– RSI của POW trước đó rơi vào vùng quá bán (<30), cho thấy áp lực bán mạnh. Tuy nhiên, tín hiệu phân kỳ dương xuất hiện khi giá tạo đáy thấp hơn nhưng RSI tạo đáy cao hơn, báo hiệu khả năng đảo chiều tăng giá. Sau đó, giá POW đã bật tăng mạnh kèm khối lượng giao dịch lớn, xác nhận tín hiệu phục hồi.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể cân nhắc mua vào tại vùng giá 11.5k-12k, và kết hợp những tiêu chí cơ bản để quản trị rủi ro.

2. VIB – Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

Cổ phiếu VIB xuất hiện tín hiệu phân kỳ dương, khi giá tạo đáy thấp hơn nhưng RSI tạo đáy cao hơn, gợi ý khả năng đảo chiều tăng giá. Giá hiện bật lên từ vùng hỗ trợ 18.2, với khối lượng giao dịch cải thiện nhẹ, củng cố tín hiệu phục hồi. Tuy nhiên, do RSI chưa chạm vùng quá bán, độ tin cậy của tín hiệu phân kỳ này có thể giảm phần nào.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể cân nhắc mua tại vùng giá 18k -18.2k và theo dõi thêm diễn biến để xác nhận xu hướng.

3. GVR – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HOSE)

– Cổ phiếu GVR xuất hiện tín hiệu “Phân kỳ dương – nhị đoạn” khi giá tạo đáy thấp hơn nhưng RSI tạo đáy cao hơn, báo hiệu động lượng giảm đang suy yếu và khả năng đảo chiều tăng giá. RSI của GVR trước đó rơi vào vùng quá bán (<30) nhưng sau đó đã bật tăng trở lại cho thấy lực mua đang dần quay trở lại.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân tại vùng giá 30k-31k và chờ xác nhận xu hướng phục hồi với khối lượng giao dịch cải thiện.

==============================================

1 Likes

sợ con POW ghê á

1 Likes

Mấy con nhóm này đầu năm sau lại có sóng lớn thôi

1 Likes