Bản tin thị trường 28/06/2023

, ,

TÓM TẮT BÀI BÁO
1. Quỹ đầu tư 7.700 tỷ USD của Mỹ đầu tư lớn vào VNM, PNJ
Mới đây, Công ty Sprucegrove Investment Management Ltd (Canada) vừa báo cáo trở thành cổ đông lớn của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã: PNJ). Phiên giao dịch ngày 22/6, Sprucegrove đã mua vào 650.300 cổ phiếu PNJ nâng sở hữu tại đây từ 15,9 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu 4.86% lên gần 16,6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu 5.06%.

Vanguard International Value Fund là quỹ đầu tư vào các công ty đến từ các thị trường phát triển và mới nổi trên khắp thế giới ngoài Mỹ. Vanguard Group là một quỹ quản lý tài sản lớn của Mỹ, quỹ đang quản lý số tài sản trị giá 7.700 tỷ USD tính đến tháng 4/2023. Tính đến ngày 30/4/2023, quỹ Vanguard International Value Fund đang sở hữu 16,9 triệu cổ phiếu VNM và 9,4 triệu cổ phiếu PNJ. Trong 6 tháng (31/10/2022 - 30/4/2023), Vanguard đã mua vào hơn 7,16 triệu cổ phiếu PNJ và 131.000 cổ phiếu VNM. Trong báo cáo thường niên năm 2022 của Vinamilk, quỹ Vanguard International Value Fund nằm trong danh sách 20 cổ đông lớn nhất của công ty.

Phân tích nhanh sức khỏe tài chính công ty:
VNM
LNST Q1/2023 đã giảm gần 20% so với cùng kì năm trước, nhưng cũng đã tăng gần 2% so với Q4/2022. Hơn nữa, LNST cũng đã giảm dần đều từ năm 2020 với mức giảm qua từng năm lần lượt là 5,7% và 24%. Nhưng VNM là một công ty có vốn hóa lớn cũng như có cấu trúc rất tốt nên tỷ suất LN của họ đã luôn giữ vững trên mức 10%
Các chỉ số tài chính
(Q1/2023) EPS P/E P/B ROAA(%) ROEA(%) D/A(%) D/E(%)
Giá trị 3,879.14 19.18 4.51 3.8% 5.52% 44.5% 41.7%
Nhận xét: Tình hình tài chính hiện tại của công ty là vẫn ổn tuy có sự sụt giảm nhẹ so với các năm trước. Tuy nhiên 2 chỉ số ROAA và ROEA thấp có thể do 2 nguyên nhân, một là VNM trong các năm gần đây chịu sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường khi càng có nhiều đối thủ giành giật thị phần của VNM, hai là quy mô của thị trường trong 3 năm gần đây ngày càng thu hẹp do COVID-19 và suy thoái kinh tế.
PNJ

  • LNST Q1/2023 có mức tăng nhẹ 3,7% so với cùng kì năm trước. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thời điểm Q1 hàng năm PNJ đều ghi nhận mức LNST cao hơn nhiều so với các quý còn lại, dễ hiểu vì đây là quí người dân thường mua nhiều vàng trong các ngày vía thần tài hàng năm.
  • LNST cũng tăng dần qua từng năm, riêng năm 2022 đang có mức tăng ấn tượng là 76%, cho thấy dư địa trong tiêu thụ các sản phẩm vàng bạc của VN là còn rất lớn.
  • Tỷ suất LN của PNJ là điều duy nhất đang lưu ý khi chỉ dao động từ 5-7%/năm.
    Các chỉ số tài chính
    (Q1/2023) EPS P/E P/B ROAA(%) ROEA(%) D/A(%) D/E(%)
    Giá trị 7,023.81 11.06 2.77 5.72% 8.49% 31.7% 39.4%
    Nhận xét: Tình hình tài chính của công ty hiện tại có thể nói là ổn, tuy 2 chỉ số ROAA và ROEA vẫn thấp do sự suy yếu của nền kinh tế nhưng vẫn có sự phục hồi trong 3 quý gần nhất. Tuy nhiên, tổng kết năm 2022 vẫn có sự tích cực khi
    Phân tích kĩ thuật:
    VNM

    Khuyến nghị đầu tư trong ngắn và trung hạn:
    Giá mua vào khuyến nghị: 69.8-70.3
    Giá chốt lời: 73-75
    Giá cắt lỗ: 66.8-68.2
    PNJ

    Khuyến nghị đầu tư trong dài hạn:

Giá mua vào khuyến nghị: 74.7-75
Giá chốt lời: 78-80
Giá cắt lỗ: 73.5-74
2. Viglacera tìm tư vấn định giá để thoái vốn nhà nước
Hiện, VGC đang có vốn điều lệ 4.483,5 tỷ đồng, trong đó Bộ Xây dựng sở hữu 38,58% cổ phần (tương đương 173 triệu cổ phiếu). Cổ đông lớn nhất của VGC hiện là Gelex (GEX) - sở hữu 50,21%. Động thái này của VCG nằm trong chủ trương chung của Nhà nước sẽ thoái vốn tại một số doanh nghiệp.
Mới đây, Bộ Xây dựng cũng vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính dự kiến nguồn thu từ bán vốn nhà nước nộp về ngân sách Nhà nước (NSNN) giai đoạn 2021 - 2025. Trong năm nay, Bộ lên kế hoạch thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Viglacera dự kiến thu về hơn 5.800 tỷ đồng.
Trong phiên giao dịch sáng 29/5, cổ phiếu VGC đã bật tăng 6% lên 39.850 đồng - mức cao nhất kể từ đầu năm. Vào tháng 9/2022, cổ phiếu VGC từng lên đến mức gần 70.000 đồng.
Phân tích nhanh sức khỏe tài chính công ty:

  • LNST Q1/2023 tiếp tục sụt giảm 3 quý liên tiếp theo đà giảm của TT BĐS trong nước và giảm gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kết thúc năm 2022 thì LNST vẫn có mức tăng đáng kể hơn so với các năm trước.
  • Tỷ suất LN của VGC cũng bị ảnh do tác động tiêu cực của TT BĐS nên vẫn chưa thể hồi phục như trước sóng giảm.
  • Dự phóng, tình hình kinh doanh không mấy khả quan của BĐS trong Q1 chỉ đạt 2777 tỷ đồng cũng như khả năng phục hồi yếu kém trong Q2 của các DN BĐS nói chung sẽ chưa thể khó có thể đưa VGC đạt đến mục tiêu doanh thu 16.000 tỷ như đã đặt ra.
    Các chỉ số tài chính
    (Q1/2023) EPS P/E P/B ROAA(%) ROEA(%) D/A(%) D/E(%)
    Giá trị 2,755.71 12.08 1.63 0.83% 2.11% 97.6% 92.2%
    Nhận xét: Vì đây là DN SX và kinh doanh vật liệu xây dựng, tuy nhiên mảng kinh doanh và xây dựng BĐS khu công nghiệp cũng là một mảng lớn mang lại lợi nhuận cho công ty nên đã lý giải vì sao các hệ số D/A và D/E cao. Mức ROEA và ROAA vẫn thấp cho thấy hiện tại công ty vẫn đang xoay sở để thoát khỏi các khó khăn hiện tại.
    Phân tích kỹ thuật:

    NĐT hiện tại sẽ không có vị thế mua mới khi đường giá đã đi qua sóng ELLIOT, nhưng NĐT có vị thế nắm giữ thì vẫn nên tiếp tục nắm giữ.
    Khuyến nghị đầu tư ngắn hạn:
    Giá mua vào: 42-42.5
    Giá chốt lời:46-46.7
    Giá cắt lỗ: 41-41.5
    Khuyến nghị đầu tư trung và dài hạn:
    Giá mua vào: 42-45
    Giá chốt lời: 52.5-53
    Giá cắt lỗ: 37-38
    3. Yếu tố nào thúc đẩy triển vọng ngành gạo?

Trong báo cáo ngành gạo mới đây, Công ty Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho biết, xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm tăng mạnh về lượng và giá và nhu cầu tại các thị trường chính tăng lên. Theo đó, lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 3,9 triệu tấn gạo, tương đương 2,057 tỷ USD, tăng 40,8% về khối lượng và 49% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là mức giá gạo xuất khẩu cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Hoạt động xuất khẩu gạo đang diễn ra sôi động hơn nhờ nhu cầu tăng cao từ các thị trường chính như Philippines, Trung Quốc và Indonesia…. Và nguồn cung dồi dào được bổ sung từ vụ thu hoạch Đông Xuân.

Theo VFS, triển vọng của ngành gạo trong năm 2023 đến từ nguồn cung được bổ sung từ vụ thu hoạch Đông Xuân và nhu cầu từ các thị trường lớn đang tăng lên do thời tiết bất lợi. Yếu tố thứ hai thúc đẩy triển vọng ngành gạo Việt Nam là chi phí đầu vào dự kiến hạ nhiệt trong năm 2023 do động thái từ Châu Âu và nguồn cung phân bón thế giới gia tăng giúp cải thiện biên lợi nhuận của doanh nghiệp. Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) giảm lãi suất sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ.

Nhận xét: Giá cổ phiếu nhóm gạo tuy đã có mức tăng trưởng khá tốt kể từ đầu tháng 5 tuy nhiên sức nóng của các cổ phiếu này đã dần hạ nhiệt. Và có mức tăng chưa thực sự ấn tượng kể từ đáy TT 11/2022.

4. Hãng xe điện Mỹ nộp đơn xin phá sản

Hãng xe điện Lordstown Motors - hãng xe điện từng được Foxconn đầu tư - hôm 27/6 nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Thông tin trên khiến cổ phiếu Lordstown hôm qua có lúc giảm 35% trên sàn Nasdaq. Từ đầu tháng 5, Lordstown đã cảnh báo có thể phá sản nếu không được rót thêm vốn. Cách đây vài ngày, họ gần như không còn tiền mặt.

Trong đơn, Lordstown cũng cáo buộc Foxconn - đối tác gia công lâu năm của Apple - lừa đảo, không thực hiện hàng loạt lời hứa đầu tư theo thỏa thuận rót tối đa 170 triệu USD vào hãng xe điện này. Khoản tiền này tương đương 19,3% cổ phần. Foxconn thì cho rằng chính Lordstown đã vi phạm điều khoản của thỏa thuận đầu tư khi để giá cổ phiếu rơi xuống dưới 1 USD.

Đầu năm nay, Lordstown dừng sản xuất xe này và chỉ khôi phục lại một phần từ tháng 4, sau khi giải quyết vấn đề chất lượng với các nhà cung cấp. Lordstown nộp đơn xin phá sản kèm kế hoạch tìm bên mua. Nếu không thể tìm được người mua sẵn sàng khôi phục hoàn toàn việc sản xuất Endurance, nhà máy này có thể về tay các hãng xe nước ngoài.

5. Thủ tướng Trung Quốc tự tin đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay

Phát biểu tại Hội nghị thường niên Các nhà tiên phong do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức tại Thiên Tân (Trung Quốc) ngày 27/6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cho biết nước này vẫn đang trên đà đạt mục tiêu tăng GDP quanh 5% năm nay. Ông dự báo tăng trưởng quý II cao hơn quý I.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4,5% trong quý I - cao hơn dự báo. Tuy nhiên, các số liệu kinh tế tháng 5, từ doanh số bán lẻ đến đầu tư vào tài sản cố định, lại không đạt kỳ vọng của giới phân tích. Khi sản xuất tại nhà máy chậm lại trong bối cảnh nhu cầu trong và ngoài nước yếu, ông Lý hôm nay khẳng định Trung Quốc sẽ tung thêm nhiều chính sách hiệu quả hơn để kích cầu và mở cửa thị trường. Ông cũng cam kết tiếp tục để Trung Quốc đóng vai trò là động lực tăng trưởng cho kinh tế toàn cầu.

Thủ tướng Trung Quốc cho rằng đại dịch sẽ không phải là cuộc khủng hoảng y tế cuối cùng mà thế giới đối mặt. Ông nói rằng Covid-19 sẽ chấm dứt và các thách thức hữu hình, vô hình cũng sẽ biến mất.