Bản tin tuần 27/02-3/3: Tiềm ẩn rủi ro áp lực liên thị trường

VỀ THỊ TRƯỜNG
Thị trường trải qua tuần giao dịch 20/2 – 24/2 nhiều biến động cùng biên độ dao động lớn, đặc biệt phiên tăng mạnh đầu tuần (ngày 20/2) bị phủ nhận hoàn toàn bởi các phiên kế tiếp xuất hiện liên tiếp những áp lực bán mạnh. Áp lực “ghìm” chỉ số xuất phát chủ yếu từ nhóm cổ phiếu Bất động sản và nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khiến chỉ số quay về vùng hỗ trợ 103x, cũng là đáy ngắn hạn gần nhất. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đóng cửa ở 1039.56 điểm, giảm 14.10 điểm (-1.86%) so với tuần giao dịch trước.
Thanh khoản gia tăng đột biến sau 2 tuần giao dịch ảm đạm quanh 9000 tỷ đồng/phiên. Tuần giao dịch vừa rồi lực bán chủ động chiếm thế áp đảo với bình quân 11000 tỷ đồng/phiên, trên ngưỡng trung bình thanh khoản 20 tuần gần nhất.

VỀ DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN
image

Sau 3 tháng liên tục mua ròng, khối ngoại tiếp tục nới rộng đà bán ròng tuần thứ 2 liên tiếp với tổng giá trị giao dịch 1423.3 tỷ đồng. Tổ chức trong nước (không tính tự doanh) cũng bán ròng 459.54 tỷ đồng. Ở chiều hướng ngược lại, lực mua từ nhóm NĐT cá nhân và tự doanh chủ đạo nâng đỡ thị trường. Nhóm NĐT cá nhân mua ròng lên đến 1664.32 tỷ đồng. Nhóm tự doanh cũng tham gia mua ròng 218.52 tỷ đồng.

VỀ KĨ THUẬT
image

Khung tuần : đã xuất hiện lực cầu khi chỉ số về kiểm định lại MA20. Dải Bollinger Band có xu hướng bo hẹp đi ngang.
Khung ngày : Chỉ số về lại vùng hỗ trợ 103x, cũng là đáy cũ ngắn hạn gần nhất. Điểm cộng là có lực cầu tham gia chủ động khi chỉ số về lại vùng hỗ trợ này cũng như tiếp xúc dải dưới Bollinger Band 20. Dải trên Bollinger Band 20 có dấu hiệu hướng xuống. Chỉ số RSI quay đầu ở mốc 42.44
Kháng cự tiếp theo của VN-Index: Vùng 1075 (Gap down 22/2 và MA20)
Hỗ trợ gần nhất của VN-Index: Vùng 103x

KỊCH BẢN TUẦN 27/2 – 3/3

TTCK quốc tế: thị trường chứng khoán Mỹ diễn biến khá ảm đạm với các mức trồi sụt thất thường, khiến Phố Wall khép lại tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ đầu năm 2023, sau khi xuất hiện dấu hiệu cho thấy lạm phát của Mỹ tăng mạnh hơn dự báo trong tháng trước về đồng USD tăng mạnh so với tất cả các loại tiền tệ, lên mức cao nhất 7 tuần.

TTCK trong nước: Trong giai đoạn vùng trũng thông tin sau thời gian công bố BCTC quý IV/2022, một số thông tin không mấy khả quan từ cả Quốc tế lẫn Trong nước khiến dòng tiền trở nên thận trọng, biểu hiện qua các phiên bán mạnh ngay sau phiên tăng gần 30 điểm ngày 20/2 và phủ nhận hoàn toàn sự tích cực của phiên này.

- Các áp lực gây nên rủi ro cho thị trường hiện tại:

  • Quốc tế: Tình hình Nga- Ukraine đang nóng hơn bao giờ hết. DXY đang tăng lại leo lên vùng 105 khi CPI của Mỹ chưa thấy có bước đột phá rất dễ Fed sẽ tăng lãi suất mạnh. NĐT kỳ vọng vào TQ mở cửa sẽ có bước đột phá nhưng thực tế chưa có cái gì nổi bậc cả.

  • Trong nước: Lãi suất cho vay vẫn đang rất cao, các DN đang rất loay ngoay tìm đường ra (tất cả các DN luôn chứ không riêng gì BĐS khó khăn, chẳng qua BĐS khó khăn qua người ta đã quên đi các DN sản xuất). Bức tranh nền Kinh tế 2023 của Việt Nam hiện tại chưa thấy gì nổi bậc. Bên cạnh đó khối ngoại đang bán ròng khá rát (khả năng đến từ quỹ DC vs quỹ ETF hạn cuối cơ cấu 17/3)

Một số biến động nhóm ngành nổi bật:

+) Nhóm VN30 : Là tác nhân chính khiến thị trường giảm mạnh trong những phiên vừa rồi, áp lực chủ đạo đến từ các trụ điểm số như VCB, VIC, VHM, VRE; trong đó VHM đã đánh thủng đáy ngắn hạn.

+) Nhóm BĐS: Bên cạnh các cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn, nhóm BĐS cũng tỏ ra kém sắc khi có những phiên giảm với thanh khoản lớn, thiếu đi các thông tin hỗ trợ củng cố niềm tin của NĐT, của dòng tiền vào các cổ phiếu nhóm này*. Chỉ có một số ít các cổ phiếu hưởng lợi với gói tín dụng phát triển Nhà ở xã hội, thể hiện nổi bật ngược dòng* (HQC, IJC,SCR…).

+) Nhóm Đầu tư công: Xuất hiện những phiên giao dịch thanh khoản lớn nhưng chỉ số giá không đồng thuận, biên độ dao động trong phiên lớn. Phiên cuối tuần vừa rồi bị bán ngược biên lớn nhưng thanh khoản thấp.

=>>> ĐCTT dự phóng thị trường sẽ tiếp tục có những phiên kiểm định hỗ trợ và tìm lại vùng cân bằng mới khi dòng dẫn dắt chưa xuất hiện, các trụ điểm số chưa cho tín hiệu cầm máu khả quan trở lại. Dự phóng sẵn kịch bản VNINDEX mất mốc 1k.

- Đầu tư gì trong môi trường khó khăn bủa vây: Chính phủ đang quyết liệt để đẩy mạnh đầu tư công để bù đắp cho GDP 2023 và tiền đề đột phá cho kinh tế về sau. Bên cạnh đó, NOXH đang được Chính phủ vs NHNN ưu ái đất sống. Chiến lược là nên tập trung vào 2 dòng này vì thật sự 2023 đến giờ này thì các dòng đều yếu rất yếu, đặc biệt là các DN 2022 có tăng trưởng lợi nhuận tốt bị bán còn hơn cả các DN lỗ bê bết. Chúng ta ngồi đợi thị trường cần bằng và điểm an toàn để mua VCG C4G KSB IJC, tiếp tục nắm giữ HQC. Đầu cơ hiện tại có nhóm thiết bị y tế (theo mình thì nhóm này chỉ sóng nhẹ vài phiên khi nguồn cung dồi dào lại thì nó sẽ khó tăng tiếp nên a e có hàng canh chốt khi đạt kỳ vọng).

Điểm cần chú ý: Quản trị rủi ro danh mục, nói không với margin

CHÚC ANH CHỊ TÌM ĐƯỢC CƠ HỘI ĐẦU TƯ TỐT TRONG THỜI GIAN TỚI!

**NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TIẾP TỤC HÚT TIỀN VỀ **