BÁNH VẼ LỚN SẮP LỘ TẨY? Tại sao FLC lại tiếp tục thay đổi đơn vị kiểm toán?

,

BÁNH VẼ LỚN SẮP LỘ TẨY? Tại sao FLC lại tiếp tục thay đổi đơn vị kiểm toán?

Thông thường, các DN sẽ có một đối tác kiểm toán đồng hành lâu dài nhiều năm. Nhưng lật lại BCTC của FLC trong mấy năm gần đây, người đọc sẽ thấy cty này thay đổi “người bạn” kiểm toán xoành xoạch.

Năm 2018, BCTC của FLC được kiểm toán bởi Cty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE). Năm 2019, đơn vị kiểm toán đã sang tay cho Cty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam (AASCS).

Năm 2020, kiểm toán cho FLC là cty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam

Năm 2021, tiếp tục thay đổi đơn vị kiểm toán sang cho cty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Đất Việt

Đầu năm 2022, FLC tiếp tục ký kết đối tác kiểm toán là Cty TNHH Kiểm toán An Việt, thế nhưng đơn vị này chưa kịp làm ăn gì đã bị thay thế bởi Cty TNHH Kiểm toán và tư vấn UHY từ ngày 21/9.

Vào ngày 1/6/2022 cổ phiếu FLC đã vào diện hạn chế giao dịch và chỉ được mua bán vào phiên chiều do chậm nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021 quá 45 ngày so với thời hạn quy định. Đến ngày 9/9/2022, FLC bị chuyển diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch vì chưa thể công bố BCTC đã kiểm toán cho đến thời điểm hiện tại.

Tôi chóng mặt quá rồi các ông ạ, thay “người yêu” như thay áo. FLC liên tục thuê những cty Kiểm toán “chẳng biết mặt mũi ra làm sao”, dường như họ cố tình tìm những đối tác kém tin cậy, ít tên tuổi nhằm đáp ứng “vừa đủ” cái quy trình kiểm toán mà thôi. Nếu so với các DN BĐS khác, họ sẵn sàng thuê Big4 vào thì đây FLC toàn chơi bài “né”. Có thể sâu xa hơn, chính các Cty kiểm toán đã từng “qua đêm” với FLC đã phát hiện ra nhiều sai phạm, thay vì tố cáo thì họ đánh bài chuồn. Và kể từ đây, khi chủ tịch FLC bị bắt, sẽ có nhiều câu chuyện “thâm cung bí sử” được hé lộ dần ra bàn dân thiên hạ, những khuất tất, mờ ám hay các bánh vẽ trên cung trăng sẽ được đưa trở về mặt đất, dưới ánh sáng của pháp luật.

Nhắc đến việc này, tôi nhớ lại hồi Sacombank (STB) mới sáp nhập với NH Phương Nam. STB cũng xin gia hạn “chậm nộp kéo dài” cho BCTC 2015. Lý do cũng vì trên BCTC có 1 khoản mục vô cùng quan trọng, vô cùng lớn, và vô cùng nguy hiểm chưa biết nên “xử trí” ra làm sao, vì thế không ông kiểm toán nào dám xác nhận ở thời điểm đó. Ấy là khoản phải thu khác (chủ yếu gồm lãi, phí dự thu và các khoản phải thu khác) lên tới 43k tỷ. Khoản này thực tế đã mất trắng hoàn toàn, nhưng không thể xác nhận là mất trắng được. Vốn chủ lúc bấy giờ có 22k tỷ thôi, như vậy hiểu theo nghĩa đen thì STB đang âm 11k tỷ rồi. Vậy BV <0, giá cổ phiếu tính đúng ra là không bằng cái nịt. Và quá trình gia hạn BCTC, chỉ định cty kiểm toán có sự giám sát của Kiểm toán nhà nước mà “cấp trên” trực tiếp chỉ đạo nghe đâu là BCT cơ đấy. Một ngân hàng cỡ như STB nếu có bề gì thì cả hệ thống đi luôn, nên tầm quan trọng để Sacombank có thể duy trì hoạt động được phải có “bảo kê” của cơ quan quyền lực tối cao nhất.

Năm nay, đại án FLC “vinh dự” được lọt vào TOP 5 vụ trọng án được Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng trực tiếp takecare, mà trực tiếp là cụ Tổng. Đến giờ này các anh vẫn chưa ra được BCTC hẳn là cũng có khoản gì “khó kê biên” như STB chăng?

Vốn chủ trên BCTC tự lập của FLC năm 2021 là hơn 9k tỷ. Nếu rơi vào hoàn cảnh như STB ở trên, thì các khoản mục “ảo, không có giá trị” phải lớn hơn cái vốn chủ kia. Anh em thử tìm trên BCTC 2021 xem có những khoản mục nào đáng ngờ nhất?

1 Likes