Bank 2024 có giống Bank 2015

, ,

LIỆU 2024 CÓ SÓNG NGÂN HÀNG KHÔNG?

  1. Tăng trưởng tín dụng qua các năm

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 của chính phủ là 14 – 15%, nhưng đến ngày 22/11/2023 tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ là 8,21%. Thông thường trong 6 tháng đầu năm thì Việt Nam đã gần như hoàn thành phần lớn mục tiêu về tăng trưởng tín dụng, nhưng trong năm 2023 tín dụng đầu năm rất kém tích cực, và điều này đã thể hiện cho ta thấy rằng: Bối cảnh kinh tế Việt Nam trong năm vừa rồi rất khó khăn. Kết thúc năm 2023, tín dụng Việt Nam vẫn tăng trưởng 13.5% (Gần đạt kế hoạch 14% đặt ra hồi đầu năm, nhưng trong con số 14% này một phần là do hoạt động đảo nợ cho các doanh nghiệp BĐS).

Mặc dù 2023 hệ thống ngân hàng Việt Nam phải rất cố gắng thì mới đạt được con số tăng trưởng tín dụng 13.5%, nhưng đến đầu năm 2024 chính phủ ta đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng rất cao khoảng 15%. Trong một bối cảnh kinh tế khó khăn và nợ xấu tăng cao, mà ngân hàng nhà nước vẫn dám đưa ra một mục tiêu tăng trưởng tín dụng rất lớn ngày từ đầu năm thì điều này đã thể hiện rằng: Tín dụng chính là một trong những nhân tố & động lực giúp hỗ trợ nền kinh tế trong một bối cảnh khó khăn như hiện nay. Cho nên, hiện tại Chính phủ ta đang đánh đổi chịu thiệt nhiều yếu tố để đạt được sự tăng trưởng (Chấp nhận nợ xấu để đạt được mục tiêu tín dụng, từ đó nhằm hỗ trợ tăng trưởng của nền kinh tế). Và đây cũng chính là câu chuyện kỳ vọng của ngành ngân hàng trong năm 2024.

  1. Nhìn về quá khứ để thấy tương lai

Nếu ai đầu tư lâu năm thì chắc hẳn mọi người đều biết sự thảm khốc của cuộc khủng hoảng BĐS tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2013. Bắt đầu từ năm 2012 – 2013, ngân hàng nhà nước hạ lãi suất điều hành liên tục (Lãi suất tái cấp và lãi suất tái chiết khấu trong 2012 lần lượt là 14%, 13%. Nhưng đến năm 2014 lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đã giảm xuống chỉ còn 6.5%, 4.5%). Trong giai đoạn đó việc ngân hàng nhà nước hạ lãi suất rất nhanh chỉ trong vòng một thời gian ngắn là để kích thích sự phục hồi của nền kinh tế.

Sau hậu khủng hoảng BĐS 2008 – 2013 thì nợ xấu của ngành ngân hàng đã tăng lên một mức rất cao, rất nhiều ngân hàng tại thời điểm đó hoạt động rất yếu kém bị mua lại với giá 0 đồng (CTG – một trong Big4 của Việt Nam phải đến tận năm 2020 mới xử lý xong những khoản nợ xấu từ giai đoạn khủng hoảng BĐS 2008 – 2013). Nhưng sau một loạt hành động giảm lãi suất quyết liệt của ngân hàng nhà nước từ 2012 – 2013 để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong nền kinh tế, thì đến đầu năm 2015 giá cổ phiếu của ngành ngân hàng bắt đầu có sự phục hồi (Tính từ tháng 1/2015 – 10/2015 thì trung bình các cổ phiếu ngân hàng đã tăng trên 50%).

Xét về bản chất doanh nghiệp thì năm 2015 ngành ngân hàng vẫn rất xấu với tỷ lệ nợ xấu cực kỳ cao, nhưng sau thời gian nền kinh tế đã thẩm thấu mặt bằng lãi suất thấp trong 2014 thì đến năm 2015 cổ phiếu ngành ngân hàng đã bật tăng trở lại rất mạnh.

  1. Ngành ngân hàng kỳ vọng gì trong năm 2024

Đầu tư quan trọng nhất là sự kỳ vọng, doanh nghiệp có thể đang xấu, nhưng tương lai có kỳ vọng tăng trưởng thì cổ phiếu vẫn tăng. Đối với ngành ngân hàng cũng như vậy, mặc dù thực trạng hiện nay của ngành khá xấu (Tỷ lệ nợ xấu tăng cao, tăng trưởng tín dụng khó khăn), nhưng với việc ngân hàng nhà nước hạ mặt bằng lãi suất điều hành xuống mức thấp từ nửa cuối năm 2023 để hỗ sự phục hồi của nền kinh tế, thì khi này ta có thể kỳ vọng rằng sau một thời gian thẩm thấu mặt bằng lãi suất mới, các hoạt động kinh tế sẽ dần dần phục hồi trở lại, từ đó sẽ tác động tích cực đến chất lượng các khoản đã cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng.

NĐT đang muốn tham gia đầu tư cổ phiếu nhóm Bank mà chưa tìm được thời điểm tham gia phù hợp và an toàn. NĐT liên hệ:

MR Trịnh Thế Hoàn: GĐ – TVĐT CTCP chứng khoán VPS.
Trưởng phòng phân tích: TRẦN QUANG CHUNG.

Kênh youtube:

1 Likes