Báo cáo cập nhật baf - zstock

NỔI BẬT:

Quý I/2023. BAF là đơn vị duy nhất có lãi trong lĩnh vực Chăn nuôi heo công nghiệp khi so sánh với các doanh nghiệp niêm yết khác. Lãi từ hoạt động chăn nuôi vẫn là hơn 60 tỷ, duy trì biên lãi chăn nuôi 17%, so với biên chăn nuôi trung bình 27% trong năm 2022 thì đây là biên lãi hợp lý khi giá heo bán ra quý I năm nay chạm đáy duy trì dưới 50.000 đồng/ kg, giảm 18% so với trung bình năm 2022.

Cùng thời gian đó, BAF thực hiện kế hoạch vay tài chính, phát hành trái phiếu cho các tổ chức để đẩy mạnh mở rộng trang trại, nhà máy giết mổ và hệ thống phân phối. Quyết tâm chiếm lĩnh thị phần trong lúc thị trường khó khăn. Ở chiều hướng đối diện, các doanh nghiệp DBC, HAG tìm kiếm cơ hội bằng cách tài trợ các mảng kinh doanh khác. Hiện tại BAF cũng có quy mô heo lớn nhất so với các doanh nghiệp chăn nuôi niêm yết khi tổng đàn đạt gần 300.000 con.

Giá heo có tính chu kì cao và dự đoán chắc chắn sẽ tăng mạnh trở lại trong quý II – quý III/ 2023 khi thiếu cung do hộ Chăn nuôi cá nhân bỏ tái đàn, các doanh nghiệp Chăn nuôi công nghiệp chuyển hướng không đầu tư mảng sản xuất. Dự tính nếu giá heo tiến đến vùng 60.000 đồng/ kg thì cũng chỉ chạm mức giá vốn của đa số chủ thể khác nên cơ hội cho BAF là rất lớn.

Giai đoạn khó khăn nhất của ngành chăn nuôi đã qua đi, BAF là doanh nghiệp tận dụng phát triển mảng core tốt nhất và chiếm lĩnh được thị phần các bên khác để lại. Khi nút thắt khó khăn được cởi bỏ, khoảng cách giữa BAF và các doanh nghiệp khác sẽ càng được nới rộng.

TỔNG QUAN VỀ KQKD VÀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH:

Quý I/2023, BAF ghi nhận bước chuyển mình đột biến khi doanh thu chăn nuôi đã chiếm 42% tỷ trọng tổng doanh thu. Đây là quý doanh nghiệp ít phụ thuộc vào mảng Kinh doanh nông sản nhất từ trước đến nay.

Trước đây, BAF được coi là một dạng niêm yết đặc biệt khi mảng Kinh doanh nông sản luôn chiếm tỷ trọng doanh thu rất lớn, nằm mục đích duy trì hoạt động kinh doanh, sử dụng hiệu quả vốn lưu động khi mảng 3F chưa phát triển mạnh. Hiện tại, mảng 3F đã hoàn thiện, BAF đang chủ trương cắt giảm hoàn toàn mảng Kinh doanh nông sản khi Biên lợi nhuận rất nhỏ và nhiều rủi ro tiềm ẩn từ cuộc chiến tranh Nga-Ukraine.

BAF có chỉ số Nợ/ Tổng tài sản vẫn duy trì mức cao nhưng đang có xu hướng giảm dần và chủ yếu vẫn là nợ Chiếm dụng vốn (có khoản phải thu đối ứng). Hầu hết các năm trước đó BAF không sử dụng vay tài chính. Gần đây do cần đẩy mạnh quy mô trang trại, BAF thực hiện các khoản vay tài chính cũng như phát hành trái phiếu cho IFC, nâng chỉ số Nợ vay/Tổng tài sản lên mức 20%. Các khoản vay này sẽ nhận được lãi suất ưu đãi phát triển nông nghiệp. Nhìn chung BAF có cơ cấu nợ bền vững, phù hợp với định hướng doanh nghiệp hiện tại.

Mục Hàng hoá trong khoản Hàng tồn kho lên trên 322 tỷ ở quý I/2023 so với vỏn vẹn 594 triệu giai đoạn cuối năm 2022, đây chủ yếu là đàn heo và thức ăn chăn nuôi. Cộng thêm sản xuất dở dang tăng 162 tỷ. Điều này phù hợp với chia sẻ của Chủ tịch BAF về hướng đi của doanh nghiệp, trước đó không có đủ quy mô trại để chăn nuôi đủ đàn, BAF phải bán heo cai sữa rất nhiều. Giờ công việc chính của doanh nghiệp là tập trung xây trại, mở rộng quy mô và các vấn đề khác sẽ dần dần được cải thiện. Đây là số liệu tăng trưởng quy mô đàn ấn tượng của BAF, hiện tổng đàn BAF đã quanh con số 300.000 con heo.

Việc phát hành trái phiếu chuyển đổi thành công cho IFC đã chứng minh được khả năng hoạt động cũng như cấu trúc tài chính bền vững của doanh nghiệp. Sự bảo chứng của IFC khiến các quỹ, tổ chức, trung gian tài chính khác dễ dàng rót vốn vào BAF khi hai bên có nhu cầu.

BAF TRỞ THÀNH ĐƠN VỊ SỐ MỘT TOÀN NGÀNH NHƯ THẾ NÀO?

Quý I/2023. BAF là đơn vị duy nhất có lãi trong lĩnh vực Chăn nuôi heo công nghiệp khi so sánh với các doanh nghiệp niêm yết khác. Lãi từ hoạt động chăn nuôi vẫn là hơn 60 tỷ, duy trì biên lãi chăn nuôi 17%, so với biên chăn nuôi trung bình 27% trong năm 2022 thì đây là biên lãi hợp lý khi giá heo bán ra quý I năm nay chạm đáy duy trì dưới 50.000 đồng/ kg, giảm 18% so với trung bình năm 2022.

Thực hiện SO SÁNH lợi thế cạnh tranh với DBC - doanh nghiệp vẫn được mọi người nhận định là số 1 toàn ngành - theo Phương pháp Định lượng:

Biên Lợi nhuận mảng Chăn nuôi Heo: So sánh độ hoàn thiện chuỗi 3F

DBC có biên chăn nuôi âm, quy mô đàn giảm, bán hàng không hiệu quả vì chịu nhiều các yếu tố tiêu cực của ngành chăn nuôi hơn là giá heo. Nếu ngành nông nghiệp khó, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao thì DBC cũng không bán được thức ăn đầu vào, không bán được vaccine, …

BAF vẫn duy trì được mức doanh thu bán heo quý 1/2023 bằng với trung bình các quý 2022 trong khi giá heo giảm mạnh, chứng minh quy mô cung cấp heo của BAF vẫn tăng trưởng ổn định. Duy trì được biên lãi chăn nuôi là 17%, giá vốn của BAF chỉ vỏn vẹn quanh 42.000 đồng/ kg nên là doanh nghiệp trụ lại được cuối cùng khi khó khăn xảy ra.

=>CHỨNG MINH kết quả rõ ràng nhất trong việc chuẩn hoá mô hình chăn nuôi 3F để tối ưu biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nợ chiếm dụng: So sánh vị thế Doanh nghiệp đối với nhà cung cấp và khách hàng

DBC phải trả nợ chiếm dụng hơn 1000 tỷ trong quý I, nguyên nhân chính khiến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này ghi nhận mức âm 872 tỷ đồng.

Ngược lại với BAF, doanh nghiệp này đã tăng nợ chiếm dụng thêm hơn 400 tỷ đồng trong quý I và khoản này đối ứng với việc đầu tư tăng hàng tồn kho, khả năng thanh toán cao.

=>CHỨNG MINH đối với nhà cung cấp cũng như khách hàng, vị thế của BAF hiện tại đã lớn hơn DBC.

Ngoài ra, khoản Hàng tồn kho của DBC giảm hơn 700 tỷ trong khi mảng BĐS đã tăng 463 tỷ, các khoản liên quan đến nông nghiệp giảm mạnh. Còn với BAF, mục Hàng hoá trong khoản Hàng tồn kho lên trên 322 tỷ, cộng thêm Sản xuất dở dang tăng 162 tỷ, chủ yếu đều là đàn heo thương phẩm và thức ăn chăn nuôi. Hiện tại quy mô đàn của BAF cũng là gần 300.000 con gấp gần 2.5 lần tổng đàn lợn thịt 120.000 con của DBC.

Đây là sự khác biệt khi xảy ra khó khăn, BAF chọn đẩy mạnh tăng quy mô đàn còn DBC rẽ hướng sang lĩnh vực khác điển hình là Bất động sản.

DỰ ĐOÁN NGÀNH CHĂN NUÔI HEO 2023:

Giá heo có tính chu kỳ nhất định, khi nguồn cung sẽ giảm do giá rẻ hộ chăn nuôi không tái đàn, ảnh hưởng sốc cung do dịch ASF sẽ khiến dự kiến trong 2023 giá heo sẽ hồi phục , việc Trung Quốc mở cửa cũng khiến giá hơi tăng do chúng ta xuất chính sang TQ qua đường tiểu ngạch.

Tính đến thời điểm hiện tại, thị phần chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn các tỉnh chỉ còn khoảng 25%-30% giảm mạnh so với mức 60%-70% trước đây. Số lượng nông hộ tại Việt Nam đã giảm gần gấp 5 lần chỉ còn chưa đến 2 triệu hộ trong 10 năm gần đây.

Tính từ đầu quý 2 2023 đến nay, giá heo hơi đã hồi phục 10% và đang giao dịch quanh mức giá 55.000 đồng/kg. Dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian sắp đến khi nguồn cung hạn chế. Đây sẽ là điều kiện rất thuận lợi cho các Công ty chăn nuôi hiện đại nói chung và BAF nói riêng để bứt phá và đạt kết quả kinh doanh tích cực trong các tháng tiếp theo.

Ngoài ra, giá đầu vào sẽ là nguyên nhân chính thúc đẩy quá trình quay lại tăng trưởng của BAF, theo các chuyên gia việc này sẽ có tác động lớn hơn giá thịt heo. Hiện tại nguồn cung nông sản đang tăng lên, Ukraine và Nga quay trở lại cung cấp nông sản sau khi tình hình chiến tranh hạ nhiệt. Giá ngô, đậu tương dự đoán giảm 7,9%. Tuy nhiên, tình trạng El Nino theo cập nhật mới nhất cũng đang là lý do khiến việc trồng trọt lương thực thực phẩm bị hạn chế rất nhiều. Nên chúng ta không kì vọng quá nhiều vào khía cạnh giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh trong 2023.

Việt Nam là một nước đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nhưng chúng ta vẫn phải nhập siêu thịt heo, lượng thịt heo xuất khẩu vẫn còn đang quá nhỏ so với tổng sản lượng xuất chuồng. Nguyên nhân chính là do việc chế biến, dự đoán cung – cầu, phòng bệnh và đặc biệt là giá thành sản xuất chăn nuôi heo bình quân của nước ta cao hơn mặt bằng chung thế giới.

Con số nhập khẩu đã giảm sâu trong năm 2022, giảm quanh 35% cả về lượng lẫn giá trị. Góp sức lớn trong đó chính là sự phát triển của các doanh nghiệp chăn nuôi công nghiệp khi được mô tả là có thể giải quyết tối ưu tất cả vấn đề trên bằng mô hình chuỗi giá trị khép kín 3F Feed- Farm- Food.

Việc phát triển mô hình 3F mục đích không phải chỉ riêng lợi nhuận doanh nghiệp, mục tiêu ở đây là tự cường cho nền chăn nuôi nông nghiệp nước nhà, dần dần thay đổi thói quen chăn nuôi, hạ được giá thành đầu vào xuống mức trung bình so với thế giới, chuẩn hoá chăn nuôi giết mổ, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và Việt Nam sẽ tiến đến xuất siêu sản phẩm thịt heo.