Báo cáo chi tiết ngành ngân hàng – lựa chọn tham gia cổ phiếu nào?

Bài viết được thực hiện bởi : Đội ngũ VigreenSTock
***Chi tiết liên hệ hỗ trợ giải đáp : Trần Trung – 0989798680

I. PHƯƠNG PHÁP TIẾN CẬN:
Các ngân hàng trong báo cáo này sẽ được chia làm 3 nhóm:
• Nhóm ngân hàng quốc doanh niêm yết: Vietombank (VCB), Vietinbank (CTG), BIDV (BID)
• Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lớn: VPBank (VPB), MB bank (MBB), Techombank (TCB), ngân hàng Á Châu (ACB), Sacombank
(STB)
• Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần trung bình – nhỏ: Tiên Phong Bank (TPB), HDBank (HDB), ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB),
ngân hàng Hàng Hải (MSB), ngân hàng quốc tế (VIB)
Những nội dung chính trong báo cáo này:
• Bối cảnh hoạt động của ngành ngân hàng từ đầu năm 2023
• Phân tích xu hướng các nguồn thu nhập của các ngân hàng
• Phân tích xu hướng chi phí vốn của các ngân hàng
• Đánh giá tình hình nợ xấu
• Đánh giá xu hướng các chỉ tiêu chính của các ngân hàng
• Nhận định về cổ phiếu nhóm ngân hàng
1. BỐI CẢNH KINH TẾ:
Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 mang sắc thái ảm đạm nhất trong nhiều năm qua. Tăng trưởng GDP trong quý
1 và quý 2 chỉ đạt lần lượt là 3,32% và 4,14% (thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu từ 6% – 6,5%). Các chỉ số nói lên tình
hình sản xuất trong nước như chỉ số sản xuất IIP, chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI ở mức thấp trong nửa đầu năm 2023.
Các nguyên nhân chính dẫn đến sức khỏe kinh tế suy giảm trong 6 tháng đầu năm:
➢ Thị trường bất động sản chưa phục hồi sau khủng hoảng năm 2022. Một lượng vốn lớn của nền kinh tế bị kẹt ở kênh
đầu tư bất động sản.
➢ Nhu cầu từ các đối tác xuất khẩu lớn (Mỹ, EU, Trung) ở mức thấp, sản lượng đơn hàng đặt mới suy giảm => nhiều
doanh nghiệp giảm sản xuất, cắt giảm lao động.
➢ Lãi suất cho vay của các ngân hàng ở mức cao từ cuối năm 2022 dẫn đến chi phí vốn của các doanh nghiệp tăng. Hơn
nữa, nhu cầu chung suy giảm nên các doanh nghiệp cũng thận trọng trong đầu tư mới

2. CÁC CHÍNH SÁCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH:
Nếu như cuối năm 2022 ngân hàng nhà nước chủ trương tăng lãi suất để giữ tỷ giá và giảm cho vay các kênh rủi ro như
bất động sản thì bước sang năm 2023, chính sách tiền tệ lại mang hướng nới lỏng có kiểm soát nhằm mục tiêu hỗ trợ
phục hồi kinh tế.
Từ tháng 3/2023, ngân hàng nhà nước đã 4 lần công bố giảm các mức lãi suất điều hành, tổng mức giảm qua các lần điều
chỉnh là 1,5%-2%. Với định hướng như vậy thì sau đó mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh: lãi suất huy động kỳ hạn
12 tháng tại Vietcombank giảm từ 7,6% về 6,3%, các ngân hàng TMCP thì giảm từ vùng 9% về 7%. Tuy nhiên, lãi suất cho
vay lại giảm chậm hơn nên lợi nhuận từ hoạt động cho vay của nhiều ngân hàng vẫn ở mức khá trong 6 tháng đầu
năm.
Ngoài quyết định giảm lãi suất điều hành, một số chính sách tiền tệ có hiệu lực trong năm nay bao gồm: thông tư 02 cho
phép các ngân hàng gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến 30/06/2024, quyết định về việc giảm lệ vốn ngắn hạn được
sử dụng để cho vay trung dài hạn từ 34% về 30% sau 01/10/2023

3. TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TỪ ĐẦU NĂM
Tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống đến cuối tháng 6/2023 đạt 4,73%. Con số này khả quan hơn mức 2% của quý I
2023 song vẫn thể hiện sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu nhất trong nhiều năm qua.
Đối với các ngân hàng niêm yết, tăng trưởng tín dụng có một số điểm đáng chú ý:
➢ Hầu hết các ngân hàng đều ghi nhận tăng trưởng tín dụng thấp hơn cùng kỳ 2022 ngoại trừ MBB, MSB
➢ Các ngân hàng cho vay bất động sản nhiều như TCB, MBB, TPB, VPB ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng cao hơn
trung bình ngành. Vì nhu cầu vay vốn để đảo nợ và duyt trì dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản là rất lớn
sau khủng hoảng năm 2022.
➢ Các ngân hàng có tệp khách hàng đa dạng hóa và chiến lược an toàn thì tăng trưởng tín dụng ở mức tương đương
trung bình ngành hoặc thấp hơn: VCB, ACB

4. BIÊN LÃI THUẦN NIM 6 THÁNG ĐẦU NĂM
Bối cảnh kinh doanh 6 tháng của ngành ngân hàng có đặc điểm là lãi suất cho vay giảm chậm hơn so với lãi suất huy động
nên nhiều ngân hàng vẫn duy trì được biên lãi thuần NIM ở trong xu hướng tăng: VCB, CTG, ACB, STB, VIB, MSB, HDB.
Một số ngân hàng giữ được NIM tương đối ổn định: BID, MBB. Tuy nhiên vẫn có những ngân hàng có biên lãi thuần có xu
hướng giảm: VPB, TCB, TPB, SHB.
Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa trên:
• Các ngân hàng có biên lãi thuần NIM giảm có xu hướng cho vay tập trung – cho vay ngành bất động sản nhiều, đây
lại là ngành gặp khủng hoảng từ giữa 2022 và chậm phục hồi trong năm nay nên lợi nhuận từ cho vay lĩnh vực này của
các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.
• Các ngân hàng vẫn duy trì được NIM, thậm chí có xu hướng tăng thì có 2 nguyên nhân chính: lãi suất cho vay giảm
chậm hơn lãi suất huy động và có những chuyển biến tích cực từ hoạt động lõi của ngân hàng (STB, VIB.

5. THU NHẬP LÃI THUẦN 6 THÁNG ĐẦU NĂM

Với việc tăng trưởng tín dụng chậm hơn so với cùng kỳ trong khi biên lãi thuần NIM phân hóa, thu nhập lãi thuần của các
ngân hàng chia làm 2 nhóm chính:
• Nhóm ngân hàng có thu nhập lãi thuần tăng so với cùng kỳ nhưng đã chững lại trong 2 quý đầu năm 2023: VCB, CTG,
MBB, STB, ACB, HDB, VIB
• Nhóm ngân hàng có thu nhập lãi thuần có xu hướng giảm: BID, VPB, TCB, TPB. Trong đó TCB và VPB là 2 ngân hàng có
mức giảm thu nhập lãi thuần lớn nhất
Một nguyên nhân nữa khiến thu nhập lãi thuần của các ngân hàng diễn biến như vậy là do chi phí huy động vốn của các
ngân hàng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2023 (chi tiết ở slide tiếp theo).

6. CHI PHÍ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG

Mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi đã tăng từ nửa cuối năm 2022 nên chi phí huy động của các ngân hàng trong 6 tháng
đầu năm 2023 đã tăng mạnh so với cùng kỳ. Mức tăng chi phí huy động phổ biến ở quanh mức 1,5%-1,7%.
• Một số ngân hàng có chi phí huy động vốn tăng thấp hơn so với bình quân ngành: VCB (0,99%), CTG(1,17%), BID
(1,12%). Đây đều là những ngân hàng quốc doanh có tệp khách hàng lớn, đa dạng, chi phí huy động vốn thấp.
• Một số ngân hàng có chi phí huy động vốn tăng cao hơn so với bình quân ngành: TCB (2,12%), HDB (1,81%), MSB
(1,93%).
Trong nửa cuối năm 2023, mặt bằng chi phí huy động vốn của các ngân hàng sẽ không tăng nữa do mặt bằng lãi suất
huy động đã bắt đầu giảm mạnh trong thời gian gần đây

7. THU NHẬP THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ:

Mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi đã tăng từ nửa cuối năm 2022 nên chi phí huy động của các ngân hàng trong 6 tháng
đầu năm 2023 đã tăng mạnh so với cùng kỳ. Mức tăng chi phí huy động phổ biến ở quanh mức 1,5%-1,7%.
• Một số ngân hàng có chi phí huy động vốn tăng thấp hơn so với bình quân ngành: VCB (0,99%), CTG(1,17%), BID
(1,12%). Đây đều là những ngân hàng quốc doanh có tệp khách hàng lớn, đa dạng, chi phí huy động vốn thấp.
• Một số ngân hàng có chi phí huy động vốn tăng cao hơn so với bình quân ngành: TCB (2,12%), HDB (1,81%), MSB
(1,93%).
Trong nửa cuối năm 2023, mặt bằng chi phí huy động vốn của các ngân hàng sẽ không tăng nữa do mặt bằng lãi suất
huy động đã bắt đầu giảm mạnh trong thời gian gần đây

8. THU NHẬP THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁC

Thu nhập từ hoạt động khác của ngân hàng bao gồm các khoản: kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh
doanh, lãi lỗ chứng khoán đầu tư, thu nhập từ mua góp vốn cổ phần và hoạt động khác. Nguồn thu nhập khác này
thường chiếm khoảng 10% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Các khoản thu nhập này thường có biên độ biến động
lớn và khó để dự báo xu hướng trong tương lai.
Các ngân hàng có nguồn thu nhập khác cao và tương đối ổn định là VCB, CTG, BID. Đây là những ngân hàng quốc doanh
niêm yết được làm đầu mối để thực hiện giao dịch ngoại tệ nên quy mô giao dịch ngoại tệ lớn hơn các ngân hàng thương
mại cổ phần khác.

9. TỶ LỆ NỢ XẤU 6 THÁNG ĐẦU NĂM

Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng thấp, thị trường bất động sản chưa phục hồi và hoạt động xuất khẩu suy giảm thì
nợ xấu của các ngân hàng gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2023 là hệ quả tất yếu.
• Một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh: VPB, VIB, TPB
• Một số ngân hàng duy trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức ổn định: VCB, CTG, ACB, TCB
Tuy nhiên, số liệu nợ xấu này chưa thực sự phản ánh hết được chất lượng nợ thực tế của các ngân hàng do vào tháng
4/2023 Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư 02 cho phép các ngân hàng gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ
đến tháng 6/2024

10. LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA NGÂN HÀNG

Lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng mang màu sắc phân hóa:
• Nhóm duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ: VCB, CTG, BID, STB, VIB, ACB
• Nhóm suy giảm so với cùng kỳ: TCB, VPB, TPB
Có thể nói lợi nhuận của các ngân hàng trong 6 tháng đầu năm vẫn ở mức ổn trong bối cảnh kinh tế suy giảm ngoại
trừ một số ngân hàng có mô hình kinh doanh tập trung như TCB, VPB, TPB. Xu hướng này chúng tôi cho rằng vẫn sẽ
diễn ra trong nửa cuối năm 2023.

11. BỐI CẢNH NGÀNH 6 THÁNG CUỐI NĂM

Sau khi ngân hàng nhà nước 04 lần giảm lãi suất điều hành, lãi suất cho vay tới các doanh nghiệp hiện nay đã có sự cải
thiện nhất định. Theo ước tính, hiện lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1.5% – 2% kể từ đầu năm tới nay. Mức lãi vay thế
chấp của nhiều NHTM cũng được giới thiệu là chỉ từ 7-8%. Tuy nhiên, lãi suất cho vay hiện tại có sự phân hóa rõ rệt.
Với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có chất lượng tín dụng tốt, lãi suất cho vay đúng là đã trở về mức thấp dưới
10%. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp khó khăn, đói vốn, chất lượng tín dụng thấp, lãi suất khi đi vay ngân hàng vẫn đạt
mốc 12 – 17%. Điều này cùng với nhu cầu thấp khiến tăng trưởng tín dụng 7 tháng chỉ đạt 4,3%, mức thấp trong nhiều
năm qua.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay
với các khoản vay hiện hữu và khoản vay mới từ 1,5%-2% để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản
xuất, kinh doanh. Như vậy, thời gian tới biên lãi thuần NIM của hệ thống ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng.

12. ĐÁNH GIÁ VỀ XU HƯỚNG CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG.

13. ĐÁNH GIÁ VỀ CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG.

Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong năm nay vẫn là dùng các biện pháp hỗ trợ trong khả năng để kích thích phục hồi,
tăng trưởng kinh tế. Kinh tế càng khó khăn thì động lực để Chính phủ đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ sẽ càng mạnh mẽ.
Với bức tranh lớn như vậy thì dòng tiền trên thị trường tài chính sẽ rất dồi dào. Nhóm ngân hàng là trụ cột lớn trên thị
trường cổ phiếu, dòng tiền cũng sẽ đổ vào các cổ phiếu ngân hàng. Những cổ phiếu có câu chuyện càng lớn thì sẽ thu
hút dòng tiền đầu cơ càng mạnh mẽ. Quý nhà đầu tư có thể tham khảo câu chuyện của 1 số cổ phiếu qua bảng dưới
đây: