Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý i năm 2024

, , , , , , ,

Nóng:
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2024

Cùng DATX cập nhật các số liệu đáng chú ý trong dữ liệu vĩ mô quý I:
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,98%, đóng góp 6,09% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,28%, đóng góp 41,68%; khu vực dịch vụ tăng 6,12%, đóng góp 52,23%.

Trong Quý I 2024 chỉ số sản xuất quý I/2024 của một số ngành công nghiệp cấp II tăng so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 28,4%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 25,8%; sản xuất thiết bị điện tăng 24,8%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 21,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 18,1%; sản xuất kim loại tăng 16,6%; dệt tăng 14,6%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 4,5%…

2020 2021 2022 2023 2024
Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên -10,5 -12,3 -0,2 -4,3 -8,6
Sản xuất, chế biến thực phẩm 4,1 5,0 5,7 3,2 4,5
Sản xuất đồ uống -10,2 12,9 5,6 11,9 -2,7
Dệt 4,2 4,7 6,3 -7,4 14,6
Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế 21,7 -2,1 -11,6 18,7 21,7
Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất (DGC CSV DDV…) 8,3 3,4 3,3 0,6 28,4
Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (DRC BPM NTP AAA…) 2,5 10,1 -13,5 10,9 25,8
Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 0,5 6,5 9,1 -7,2 -4,7
Sản xuất kim loại 0,2 36,7 2,9 -7,3 16,6
Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính
và sản phẩm quang học 14,3 9,1 7,6 -5,4 0,4
Sản xuất thiết bị điện -2,6 11,8 16,6 -5,7 24,8
Sản xuất phương tiện vận tải khác 0,6 -1,7 6,8 -10,9 -6,2
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 4,7 12,5 3,8 -8,4 18,1
Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị -5,9 3,7 -15,2 11,2 -21,2

THỦY SẢN (ASM, ANV, VHC, IDI…)
Sản lượng thủy sản tháng 3/2024 ước đạt 725,4 nghìn tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 400,3 nghìn tấn, tăng 3,9%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 325,1 nghìn tấn, tăng 0,7%. Tính chung quý I/2024, sản lượng thủy sản ước đạt 1.941,5 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước.

DỆT MAY ( STK, GIL, MSH, TCM, VGT)

Sản xuất dệt tại Quý I 2024 tăng 14.6% so với cùng kì, theo đó sản xuất trang phục tăng 3.7%, Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 5.5%. Lượng hàng hóa xuất khẩu của mặt hàng này cũng tăng nhẹ 7.9% đối với các sản phẩm dệt may và 11.7% đối với các sản phẩm giày dép. Với các sản phẩm đầu vào như vải, sợi dệt, bông trong 3 tháng đầu năm lượng nhập khẩu cũng tăng nhẹ, cá biệt nhập khẩu bông tăng tới 27.4%, sợi dệt tăng 17.9%.

THÉP (HPG HSG NKG VGS TLH):
Sản xuất thép thành phẩm tăng do trong năm 2024 nhà nước tích cực phát triển xây dựng hạ tầng tại nhiều địa phương trên cả nước. Điều này cũng làm tăng sản lượng nhập khẩu sắt thép trong Quý I lên tới trên 30% và nhập khẩu các sản phẩm từ thép tăng 13.4%, Sản phẩm từ kim loại thường khác tăng 38.8% so với cùng kì.

Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản xuất xăng dầu tăng 21.7% so với cùng kì. Bên cạnh đó Tổ hợp hóa dầu Long Sơn dự kiến khi chính thức bước vào giai đoạn vận hành, tổ hợp dự kiến đạt được doanh thu 1,5 tỉ USD, đóng góp hơn 150 triệu USD hằng năm vào ngân sách nhà nước về thuế giá trị gia tăng.

XUẤT NHẬP KHẨU (vận tải - cảng biển hưởng lợi):

Trong tháng Ba, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35,6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9% . Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD

Các mặt hàng điện tử, linh kiện, máy móc thiết bị xuất khẩu tăng mạnh trên 30% so với cùng kì.

Các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh đặc biệt rau quả, điều, gạo, cà phê (PAN NAF…) tăng tới 54%.

Nghìn tấn; Triệu USD

Du lịch cũng có nhiều khởi sắc trong Quý 1 nhờ hiệu quả từ các chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình kích cầu du lịch cũng như sự nỗ lực của chính quyền và người dân nên Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3/2024 đạt gần 1,6 triệu lượt người, tăng 4,4% so với tháng trước và tăng 78,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2024, khách quốc tế đến nước ta ước đạt hơn 4,6 triệu lượt người, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

2. Thông tin vĩ mô

Lãi suất huy động và lãi suất cho vay duy trì xu hướng giảm, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ổn định; thị trường chứng khoán tăng trưởng khởi sắc với mức vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng 12,2%.

Tính đến thời điểm 25/3/2024, huy động vốn của các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với cuối năm 2023 (cùng thời điểm năm 2023 tăng 1,17%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 0,26% (cùng thời điểm năm 2023 tăng 1,99%).

Tiếp nối đà giảm lãi suất từ cuối năm 2023, xu hướng giảm lãi suất huy động và cho vay tiếp tục được duy trì. Lãi suất tiền gửi bình quân bằng đồng Việt Nam trong tháng 2/2024 của Ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước ở mức 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; từ 2,2-3,1%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3-5,6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng; 6,8-7,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng và 6,9-7,3%/năm đối với kỳ hạn trên 24 tháng. Lãi suất cho vay bình quân của NHTM trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 7,7-9,9%/năm. Tín dụng tiếp tục được định hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và động lực tăng trưởng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp.

Tỷ giá trung tâm được điều hành chủ động, linh hoạt phù hợp với tình hình thị trường trong nước và quốc tế, các cân đối vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ. Đến ngày 25/3/2024, tỷ giá trung tâm ở mức 24.015 VNĐ/USD, tăng 0,62% so với cuối năm 2023. Tỷ giá niêm yết mua - bán của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương ở mức 24.570-24.940 VNĐ/USD, tăng 2,13-2,16% so với cuối năm 2023.

Tổng kết , trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, nhưng với sự vào cuộc của cả Hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước, kinh tế quý I/2024 đạt mức tăng trưởng 5,66%. Đây không phải là mức tăng trưởng cao nhưng là kết quả tích cực, đáng ghi nhận khi tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới ở mức thấp. Các chỉ tiêu thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức tăng khá; khách quốc tế đến nước ta tiếp tục xu hướng tăng cao. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với mức tăng ổn định, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu trong nước và tăng cường xuất khẩu. Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng lên; an sinh xã hội được quan tâm và thực hiện hiệu quả.

1 Likes