Bất động sản 2025: Mua cổ phiếu nào?

, , , , , ,
  1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam & vai trò của bất động sản

Một yếu tố quan trọng:

  • Bất động sản đóng góp từ 20 - 25% GDP của Việt Nam. Điều này có nghĩa rằng nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào ngành này. Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam dựa vào tín dụng, và biểu đồ tăng trưởng GDP cùng tăng trưởng tín dụng cho thấy hai yếu tố này luôn đồng pha với nhau.

  • Một số liệu quan trọng khác là dư nợ bất động sản trên tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng luôn trên 20%. Ngay cả trong năm khó khăn nhất như 2023, con số này vẫn duy trì ở mức 23%. Điều này khẳng định rằng dù gặp khó khăn, bất động sản vẫn giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế Việt Nam.

2. Chính sách hỗ trợ và tác động lên thị trường

Năm 2022, khi thị trường trái phiếu bất động sản gặp khủng hoảng, chính phủ đã liên tục ban hành các thông tư và nghị định để tháo gỡ khó khăn. Một trong những chính sách quan trọng nhất là Luật Đất đai sửa đổi, vốn dự kiến áp dụng từ 2025 nhưng đã được đẩy lên tháng 8/2024. Điều này cho thấy quyết tâm của chính phủ trong việc thúc đẩy ngành bất động sản phục hồi.

Các chính sách này sẽ giúp:

- Tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp bất động sản.

- Giảm áp lực nợ xấu lên hệ thống ngân hàng.

- Thúc đẩy nguồn cung mới, giúp thị trường vận hành trơn tru hơn.

3. Dự báo xu hướng ngành bất động sản 2025

Năm 2025 sẽ là năm thẩm thấu chính sách, tức là các chính sách hỗ trợ từ 2023-2024 sẽ bắt đầu phát huy tác dụng. Một số phân tích quan trọng:

Mọi cuộc khủng hoảng đều có sự can thiệp của chính phủ. Nhìn lại lịch sử:

  • 2018: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung → Chính phủ can thiệp.

  • 2020: COVID-19 và lockdown → Chính phủ bơm tiền kích thích.

  • 2022: Chiến tranh Nga - Ukraine, khủng hoảng tài chính → Chính sách tiền tệ nới lỏng.

Năm 2025 cũng vậy, sẽ có những chính sách kích thích mạnh mẽ, giúp ngành bất động sản đi vào chu kỳ phục hồi.

Đầu tư công sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, giúp các doanh nghiệp có quỹ đất gần cao tốc, sân bay hưởng lợi lớn. Một số cái tên đáng chú ý: Nam Long (NLG), Khang Điền (KDH), BDR, Đất Xanh (DXG)

4. Cổ phiếu bất động sản đáng chú ý

Dựa trên phân tích dòng tiền, pháp lý và quỹ đất, đánh giá một số cổ phiếu bất động sản có tiềm năng trong năm 2025:

:white_check_mark: Khang Điền (KDH):

  • Quỹ đất sạch, vị trí đắc địa.

  • Dòng tiền ổn định, khả năng bàn giao và ghi nhận doanh thu tốt.

:white_check_mark: Nam Long (NLG):

  • Nhiều dự án quan trọng như Izumi, Akari, Mizuki đã gỡ bỏ pháp lý.

  • Dòng tiền dự kiến sẽ đổ về mạnh trong năm 2025.

:white_check_mark: Đất Xanh (DXG):

  • Đã giải quyết xong kế hoạch huy động vốn.

  • Các dự án trọng điểm như Jam Skyworld, Rivide đang hồi sinh.

:white_check_mark: PDR

Các dự án như Bình Dương Tower, Chobikana Hong Hải nếu được gỡ pháp lý sẽ là cơ hội lớn.

:white_check_mark: DIG, HDC:

Có khả năng tạo đáy, nhưng cần theo dõi thêm về dòng tiền.

  1. Lời khuyên cho nhà đầu tư

:x: Không nên all-in ngay!

:white_check_mark: Giải ngân từng phần, theo dõi tín hiệu phục hồi trước khi gia tăng tỷ trọng.

:white_check_mark: Theo dõi yếu tố pháp lý, vì các doanh nghiệp bất động sản hiện nay có thể bị ảnh hưởng lớn nếu dự án không được giải quyết pháp lý kịp thời.

:white_check_mark: Chú ý đến dòng tiền, đặc biệt là những doanh nghiệp có quỹ đất lớn gần khu vực đầu tư công.

6. Kết luận và kêu gọi hành động

Dựa trên phân tích cơ bản và kỹ thuật, Ngành bất động sản đang có dấu hiệu tạo đáy và bước vào chu kỳ phục hồi. Nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân vào các doanh nghiệp có quỹ đất sạch, pháp lý rõ ràng và dòng tiền ổn định.

:envelope_with_arrow: Để cập nhật điểm mua – bán tối ưu và chiến lược đầu tư hiệu quả, Quý Nhà đầu tư vui lòng INBOX trực tiếp admin để nhận tư vấn chi tiết và báo cáo phân tích chuyên sâu

3 Likes

Giai đoạn nào của thị trường thì đều có cơ hội và nguy cơ
Tuy nhiên, Để đi tìm cơ hội và nguy cơ thấp thì phải kèm với cách đi vốn nhất định.
Đặc biệt khó nhất ở 2 giai đoạn đầu nút, như ở đáy và ở giai đoạn nghĩ là đỉnh
ANH CHỊ CHƯA BIẾT CÁCH ĐI VỐN THÌ LH EM NHÉ!

1 Likes

Tập trung mua cổ phiếu, đặc biệt là nhóm bất động sản ( PHẢI CÓ HÀNG), duy trì 60 70% hàng, 30% tiền

1 Likes


:loudspeaker:

Đầu tư BĐS thì cứ chọn NLG KDH mà chơi, cơ bản tốt

ưu tiên NLG

nay thị trường đỏ mà NLG xanh nha

:grin: :grin: :grin: :grin:

PDR có điểm mua không ad

PDR đang tích luỹ, lấy sức vượt vùng 21. Tây lông đang tham chiến mạnh. Giống với vùng 17.x năm ngoái. Tây đánh từ 17 lên 23.x

1 Likes

mua quanh 20.5 nhé

nay thì hết xanh luôn :rofl:


:face_with_hand_over_mouth: :face_with_hand_over_mouth:

Anh chị theo dõi Livestream ytb Mạnh Chiến Investment vào 21h mỗi tối nhé!

Cứ cty có hàng để bán (hiện các sp BĐS đều tăng giá), nợ ít để dễ vay tiền để phát triển DA, giá cp chưa vượt đỉnh tháng. Giá cp tăng hay giảm còn phụ thuộc lái. Ra BC Q1 thì các cp nén lâu sẽ bật mạnh. Đặc biệt có lãi đều từ năm 2022÷nay

Tin mới liên quan vụ 164 tài khoản thao túng cổ phiếu PDR

Công ty CP Bất động sản Phát Đạt khẳng định, ban lãnh đạo không có liên quan gì tới các hoạt động sử dụng 164 tài khoản khác nhau để thao túng cổ phiếu PDR. Hiện tại, các hoạt động kinh doanh của Phát Đạt vẫn đang diễn ra theo đúng kế hoạch.

Ngày 24/3, Công ty CP Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) lên tiếng khẳng định, ban lãnh đạo Phát Đạt không liên quan gì đến việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định xử phạt hành chính 3 tỷ đồng đối với 2 cá nhân sử dụng 164 tài khoản khác nhau để thao túng cổ phiếu PDR.

Lãnh đạo Phát Đạt khẳng định, ngày 21/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định số 55/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hai cá nhân do các hành vi thao túng giá chứng khoán trong giai đoạn từ ngày 15/8 - 9/12/2022. Dựa trên các kết luận của quyết định, ban lãnh đạo Phát Đạt không có liên quan gì tới các hoạt động này.

Tin mới liên quan vụ 164 tài khoản thao túng cổ phiếu PDR

Ban lãnh đạo Phát Đạt không có liên quan gì tới các hoạt động thao túng cổ phiếu PDR.

Hiện tại, các hoạt động kinh doanh của Phát Đạt vẫn đang diễn ra theo đúng kế hoạch. Dự kiến, từ nay đến năm 2027, Phát Đạt sẽ triển khai ít nhất 6 dự án lớn.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu PDR giảm khá mạnh trong phiên giao dịch hôm nay (24/3), có lúc giảm gần giá sàn, chỉ còn 19.050 đồng/cổ phiếu. Kết phiên, thị giá PDR giảm 1,48% về mức 20.000 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là phiên giao dịch cao nhất trong 6 tháng trở lại đây với hơn 21 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng.

Trước đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt 2 cá nhân là bà Nguyễn Thị Phương Thảo (trú quận 5, TPHCM) và ông Phan Thành Tâm (trú quận 1, TPHCM) với mức phạt 1,5 tỷ đồng/người về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Theo đó, từ ngày 15/8 - 9/12/2022, bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Phan Thành Tâm đã sử dụng 164 tài khoản để liên tục mua, bán, giao dịch cổ phiếu PDR giữa các tài khoản với nhau nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu PDR. Điều này vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật chứng khoán.

Ngoài ra, 22 người cho mượn tài khoản cũng bị cấm giao dịch và cấm đảm nhiệm chức vụ tại các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ….

Cơ quan chức năng cho biết kết quả kiểm tra không thể hiện khoản thu trái pháp luật tạo ra từ hành vi vi phạm của bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Phan Thành Tâm. Ngoài bị xử phạt hành chính, bà Thảo và ông Tâm còn bị cấm giao dịch chứng khoán có thời hạn 2 năm, kể từ ngày 24/3/2025.

Cơ quan chức năng đã cấm bà Thảo và ông Tâm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán….

Điều đáng chú ý, 2 bà Thảo và ông Tâm đều từng có liên quan đến hoạt động, làm việc tại Phát Đạt cũng như công ty con. Cụ thể, bà Thảo từng làm việc vị trí kế toán trưởng tại Phát Đạt từ năm 2004 - 2005. Bà Thảo cũng từng nằm trong danh sách ứng cử viên vào thành viên Hội đồng quản trị của Phát Đạt vào 2018. Tương tự, ông Tâm cũng từng làm việc ở công ty có liên quan Phát Đạt…

Tin mới liên quan vụ 164 tài khoản thao túng cổ phiếu PDR ảnh 2
Phối cảnh dự án căn hộ cao cấp Q1 Tower (Bình Định) của Phát Đạt.

Hồi giữa tháng 3, Phát Đạt thông qua chủ trương điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2024, do một phần doanh thu và lợi nhuận phát sinh từ giai đoạn 1 của dự án Khu dân cư kết hợp chỉnh trang đô thị Bắc Hà Thanh sẽ được ghi nhận vào năm 2025.

Cụ thể, doanh thu cả năm 2024 được điều chỉnh giảm 1.200 tỷ đồng, từ mức 2.423 tỷ đồng xuống còn 1.224 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế cũng điều chỉnh giảm 367 tỷ đồng, từ 522 tỷ đồng xuống 155 tỷ đồng.

Theo Phát Đạt, quyết định này được đưa ra trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng, tuân thủ các chuẩn mực kế toán và nguyên tắc quản trị rủi ro. Việc điều chỉnh giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định tài chính, đồng thời tối ưu hóa lợi ích cho cổ đôngcác bên liên quan.

Báo cáo tài chính của Phát Đạt cho thấy, năm 2024 doanh thu của PDR đạt hơn 2.000 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với 618 tỷ đồng đạt được trong năm 2023. Tuy nhiên, doanh thu tài chính của công ty lại giảm 58% về còn hơn 400 tỷ đồng. Kết quả, công ty lãi sau thuế hơn 520 tỷ đồng, giảm hơn 23% so với năm 2023.

Bất ổn đẩy vàng tăng giá, nhưng đầu tư dài hạn vẫn thuộc về chứng khoán và bất động sản

Thị trường tài chính ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực khi chứng khoán, bất động sản phục hồi, còn vàng lập đỉnh mới. Chuyên gia nhận định chứng khoán và bất động sản là kênh đầu tư dài hạn, trong khi vàng chủ yếu mang tính tích trữ và phù hợp trong giai đoạn biến động.

Chuyên gia Nguyễn Thế Minh (Chứng khoán Yuanta) nhận định, chứng khoán và bất động sản là những kênh đầu tư dài hạn, góp phần tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Trong khi đó, vàng chủ yếu mang tính tích trữ và chỉ biến động mạnh khi xuất hiện bất ổn kinh tế hoặc địa chính trị.

Trong bối cảnh kinh tế phục hồi và dòng tiền đầu tư dần quay trở lại, thị trường tài chính đang ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Giá vàng liên tục lập đỉnh mới, chứng khoán sôi động với VN-Index vượt mốc 1.300 điểm, trong khi bất động sản cũng có dấu hiệu phục hồi rõ rệt, thậm chí một số phân khúc xuất hiện nguy cơ tăng nóng.

Trước những biến động này, bài toán phân bổ vốn trở thành mối quan tâm lớn của nhà đầu tư. TS. Đinh Thế Hiển nhận định, chứng khoán là sân chơi chuyên nghiệp, vàng là kênh bám sát diễn biến kinh tế nhưng không dành cho số đông, còn bất động sản vẫn thu hút sự quan tâm lớn.

Lãi suất duy trì ở mức hợp lý và nguồn cung được cải thiện đang tạo đà cho bất động sản phục hồi. Tuy nhiên, TS. Đinh Thế Hiển khuyến nghị nhà đầu tư cần thận trọng với những cơn sốt ảo và tiếp tục quan sát.

Trên thị trường chứng khoán, đà tăng giá chủ yếu tập trung ở nhóm VinGroup (VIC, VHM, VRE), trong khi nhiều cổ phiếu bất động sản khác chưa có biến động đáng kể, phản ánh sự phân hóa rõ rệt. Theo ông Nguyễn Thế Minh (Chứng khoán Yuanta), hai yếu tố quan trọng thúc đẩy đà phục hồi của bất động sản năm 2025 là cải thiện cơ chế pháp lý và thanh khoản dần được khơi thông khi lượng hàng tồn kho giảm vào cuối năm.

Việc thị trường chứng khoán Việt Nam tiến gần đến mốc nâng hạng dự kiến mang lại lợi ích lớn cho nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như ngân hàng và bất động sản. Đặc biệt, bất động sản khu công nghiệp được kỳ vọng thu hút mạnh dòng vốn FDI.

Ngoài ra, ông Minh dự báo năm 2025 thị trường sẽ có sự lan tỏa dòng tiền tốt hơn, không chỉ tập trung vào công nghệ như năm 2024. Các nhóm ngành bán lẻ, vận tải, hóa chất… sẽ có triển vọng sáng, trong khi nhóm công nghệ khó lặp lại mức tăng trưởng bùng nổ.

Về dài hạn, ông Minh cho rằng bất động sản và chứng khoán vẫn là hai kênh đầu tư chiến lược, trong khi vàng chủ yếu mang tính tích trữ và chỉ tăng mạnh khi có bất ổn. Tuy nhiên, ông khuyến nghị nhà đầu tư vẫn nên giữ một tỷ trọng nhỏ vàng trong danh mục để phòng ngừa rủi ro.

Với hệ số P/E của thị trường ở mức khoảng 13 lần, lợi suất ước tính từ chứng khoán vào khoảng 8%, cộng thêm cổ tức tiền mặt có thể đạt 10%—cao hơn kênh tiền gửi (6,2-7%). VN-Index vượt mốc 1.300 điểm tạo nền tảng vững chắc, mở ra cơ hội chinh phục các mốc cao hơn nhờ động lực nâng hạng, chuyển sàn và dịch chuyển dòng vốn.

Ở góc nhìn khác, chuyên gia Trần Duy Phương cho rằng vàng vẫn là kênh hấp dẫn khi nhu cầu toàn cầu gia tăng, nhiều quỹ ETF và nhà đầu tư lớn tích lũy mạnh. Văn hóa tích trữ vàng lâu đời cũng khiến kênh này chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tài sản của nhà đầu tư Việt.

Tuy nhiên, ông Phương cảnh báo giá vàng đang tiệm cận đỉnh lịch sử, nhà đầu tư cần cân nhắc thời điểm giải ngân để tránh rủi ro “đu đỉnh”. Theo ông, giá vàng thế giới có thể điều chỉnh, kéo theo sự giảm nhiệt trong nước, do đó nên chờ đến cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 để tham gia, đồng thời chia nhỏ khoản đầu tư để hạn chế rủi ro.