Bất Động Sản - con "quái vật" sắp tỉnh dậy?

, , , , , , , ,

hy vọng tương lai mua nhà ko phải là điều xa với của giới trẻ dưới 30

2 Likes

hiện tại thu nhập dưới 20tr thì ko nghĩ tới mua nhà tp

1 Likes
1 Likes

Làm sao mà chủ doanh nghiệp bđs có xe và nhà thì báo không nói!

Game sốt giá đất là một cái game mà tưởng chừng ai cũng có lợi: Ngân hàng ăn dày, chủ đất bán đất giá cao; doanh nghiệp bđs lãi lớn; doanh nghiệp xây dựng kiếm ngon, cát đá xi măng sắt thép lên giá, dân thấy tài sản phình to;…

Nhưng đời không như mơ. Như anh nói nhiều lần, đó là mô hình bán hàng đa cấp mà thôi. Và do nó buộc phải lãi hơn lãi vay ngân hàng, nên nó tăng giá rất nhanh, nhất là ở những nơi mà doanh nghiệp mượn đầu heo nấu cháo quá nhiều, dùng đòn bẩy tài chính quá cao.

Ví dụ bạn có 1 tỷ, bạn vay ngân hàng mua đất, thì mỗi năm bạn phải trả lãi 16% chẳng hạn, sau 5 năm mà đất không lên được gấp đôi là bạn lỗ thê thảm. Doanh nghiệp họ còn dùng đòn bẩy, tài sản có 1, họ đi vay 2, nên khi đất không lên được, họ chết rất nhanh. Họ có 1 tỷ mà vay 2, nên mỗi năm họ trả lãi đến 30%, 2-3 năm là họ cạn vốn.

1 Likes

Do áp lực phải tăng giá cực nhanh ở những nước lãi suất ngân hàng cao như VN, nên buộc phải có những cơn sốt đẩy giá gấp đôi gấp ba sau vài năm. Nó y hệt như bạn bán thực phẩm chức năng thôi, từ công ty đến khách hàng phải nhân 5-10 lần mới lãi, vì ông nào cũng cắn 1 miếng to tướng. Bán thực phẩm chức năng mà lãi 50% thì không thể bán được, không kiếm đâu ra đại lý!

Nhưng cái gì cũng có điểm dừng, y như các mô hình bán hàng đa cấp phải sập, đến một mức giá nào đó thì dân không chịu nổi, vốn bị hút vào bđs làm kinh tế trì trệ, vốn nước ngoài bỏ đi và sinh ra một vòng xoáy suy thoái: bđs đóng băng, doanh nghiệp chết, ngân hàng phải tăng lãi suất để hút tiền vào, bđs bị bán tháo…

Những điều trên đây chẳng có gì mới! Karl Marx đã nói về nó từ lâu: Chu kỳ khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản là 8-12 năm.

Đã là quy luật thì không thể tránh được.

Nên bắt học sinh học kỹ về chủ nghĩa Marx. Nhiều nhà tư bản vẫn gối đầu giường bằng cuốn Tư bản luận tập 1 của Marx.

1 Likes

Ở Thái Lan, nếu đất hoang 10 năm ko sử dụng mà người khác vào ở và sử dụng thì ko làm gì đc họ, nhà nước cho phép. Ở VN đã giàu rồi còn kẹt, sinh ra một thế hệ trọc phú. Găm đất xong không cho ai làm gì cả.

1 Likes

Ông nói ngược rồi, phải đặt vấn đề như thế này:

  1. Tại sao lãi suất ngân hàng ở VN quá cao như vậy? → do tiền mất giá
  2. Vì sao tiền mất giá → tự trả lời! =>> đây là đối tượng gốc rễ gây ra mọi vấn đề
  3. Tiền mất giá nên tiền chảy vào tài sản đầu cơ (đứng top 1 tài sản là bđs, vì ngoài đầu cơ còn sử dụng được) ->> cầu nhiều → giá tăng hợp lý
  4. Tiền càng lúc càng mất giá → giá bđs càng lúc càng tăng nhanh → kích hoạt lòng tham bắt đầu dòng đòn bẩy hạng nặng

Tóm lại:

  • Nói bđs đa cấp thì cũng có phần đúng, nhưng phải hiểu thằng thằng nào tổ chức ra công ty đa cấp này (chắc chắn không phải cò và cty bđs :laughing:)
  • giá bđs đã vượt sức mua của đại đa số dân từ lâu rồi, nhưng sẽ còn tăng tiếp. Nhưng sức mua yếu của dân không phải tác nhân làm bđs sập → tác nhân là cái thằng trùm ở trên
  • kết thúc game bđs (khi giá bđs bắt đầu đi vào pha ôn định, tăng trưởng ít nhưng đều đặn qua năm) là chả có sụp đổ gì cả, mà bđs lọt hết vào tay tài phiệt, dân đen dần mất tất cả tài sản và đi ở thuê

PS: tôi đoán ông là ông goku nhé (vì thấy ông chưa hiểu về bđs) :smiling_face_with_three_hearts:

2 Likes

Bây giờ hỏi lý do tiền tại sao mất giá?

Tiền được bơm ra nhằm kích thích kinh tế, nhưng vì kinh tế không kích thích được nên tiền mới mất giá và chảy vào kênh khác sai mục đích ban đầu. Và khi tiền chảy vào các kênh mà sai mục đích thì nhà nước sẽ phải sửa sai bằng cách hút tiền về từ các kênh sai mục đích đó.

Nói đúng thì là tiền mất giá do bơm tiền quá mức tăng trưởng của sản lượng sản phẩm.
Có thể bơm dư 1 chút để kích thích tiêu dùng
Nhưng để lãi suất huy động 10% năm thì tôi chả thấy nó đúng chỗ nào cả.
Bơm ra đâu không quan trọng, đã bơm ra là tiền đã mất giá, tiền mất giá thì nó đi theo quy luật trên.

K phải đâu. Tiền mất giá do lạm phát. Lạm phát có nhiều loại lắm. Nhưng lạm phát do xuất khẩu là ngon nhất. Tức là hàng mình xuất đi nước ngoài tăng cao, dẫn tới cung trong nước thiếu gây lạm phát. Nhưng nhờ đó mà mình lại mang được nhiều đô về. Lạm phát này là tốt.

Nhưng vừa rồi bơm ra nhiều nhưng không dùng để sản xuất xuất khẩu, đi đa cấp với nhau thì phải dẹp.

Lại nói ngược! :neutral_face:
Ban đầu tiền = hàng
qua thời gian sản xuất công suất cao hơn thì hàng > tiền
Nếu giữ nguyên số lượng tiền thì giá trị hàng hóa bị giảm xuống, không kích thích sản xuất, nên mới phải bơm tiền ra để cân bằng lại lượng hàng
Nhưng thường bơm dư để tiền > hàng, lúc này giá hàng hóa mới tăng hơn chút, kích thích ngta mua sắm trước khi giá tăng tiếp (cái này mới là câu chuyện lạm phát)

VD về lạm phát do xuất khẩu.

Bơm tiền ra. Dân vay tiền trồng thanh long, sầu riêng, gạo, cá, tôm… bán cho nước ngoài. Gây hụt nguồn cung trong nước nên giá mặt hàng tăng, gây lạm phát.

Nhưng nhờ đó mà các doanh nghiệp đem được đô la về. Tiền quay vòng và dần dần giá các loại tài sản tăng lên. Như vậy mới tốt.

Bảo bơm tiền kích thích mua sắm là hiểu sai nguyên lý rồi nhé. Bơm tiền vẫn là để kích thích sản xuất là chủ đạo.

:sweat_smile: Ông không hiêu về kinh tế thật hả?
Không kích thích mua sắm lấy cái cơ sở dek gì mà kích thích ông sản xuất?
Ông sản xuất ra cho hổ dùng hả?