Bất động sản rục rịch tăng giá chung cư, báo hiệu phục hồi

Chủ đầu tư tăng giá chung cư

Theo báo cáo của Savills, trong quý 3/2023 Nguồn cung chung cư mới trên thị trường đã giảm 47 % theo quý và giảm sáu mươi lăm phần trăm theo năm đối với căn hộ hạng B. Việc nguồn cung thiếu hụt trong khi nhu cầu ngày càng tăng cao đã khiến cho mặt bằng giáo sư cấp chung cư tiếp tục tăng mạnh đạt 54 triệu đồng/m2, tăng 2% theo quý và 13% theo năm. Như vậy theo các số liệu thống kê thì đến thời điểm hiện tại giá chung cư sơ cấp tại Hà Nội đã tăng liên tiếp 19 quý cao hơn 77% so với quý I/2019.


Theo Savills, năm 2023, tại thị trường Hà Nội đã có 9500 căn hộ được bàn giao. Từ năm 2021 - 2025, số lượng căn hộ bàn giao mỗi năm giảm 26%. Có thể thấy nguồn cung mới trên thị trường ngày càng hạn hẹp nhưng nhu cầu ở thực và sở hữu nhà của người dân lại tăng cao, nhất là ở những đô thị lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đơn vị này, từ năm 2023 đến năm 2025, dự kiến thành phố sẽ có thêm 157.000 hộ gia đình sinh sống và làm việc. Tuy nhiên, trong tương lai nguồn cung lại giảm xuống chỉ còn 59.000 căn hộ (các hạng), 9.000 nhà ở thấp tầng và 18.700 căn nhà ở xã hội dự kiến mở bán Như vậy trên thị trường sẽ thiếu hụt khoảng 70.300 nhà ở. Đây chính là sức ép sẽ khiến cho cả chung cư tăng mạnh trong thời gian tới.

Theo ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng), Trong quý Ba, mức giá bán trung bình trên thị trường sơ cấp của các căn hộ mở bán mới đã tăng gần 7 % theo quý, 14 % theo năm đạt mức giá khoảng 50,8 triệu đồng/m2. Việc giá bán các căn hộ điều chỉnh theo xu hướng tăng do nguồn cung mới ra thị trường ở phân khúc cao cấp chiếm tỷ trọng áp đảo so với phân khúc trung cấp và sơ cấp. Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư đã có sự điều chỉnh tăng giá và mở bán thêm cửa hàng ở cái tầng cao hơn do các chi phí nguyên vật liệu tăng cao.

Ví dụ, dự án Grand Sunlake (Văn Quán, Hà Đông) Mở bán giá chung cư chỉ từ 37 triệu đồng/m2. Xong, ở thời điểm hiện tại chủ đầu tư của dự án này đang có kế hoạch tăng giá bán từ tám đến 10 % so với lần mở bán trước đó vào hồi tháng 9/2023. Nguyên nhân được đưa ra là do nguồn cung của dự án hiện nay đã không còn nhiều chỉ còn lại một số căn dành cho những khách hàng có tài chính và có nhu cầu ở thực cao.

Giá chung cư sẽ tiếp tục tăng

Giữa lúc nguồn cung trên thị trường hạn chế trong khi nhu cầu ở của người dân ngày càng tăng cao, các chuyên gia dự đoán giá chung cư tại các đô thị lớn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Mặc dù vậy, khách hàng sẽ vẫn tìm kiếm để mua các sản phẩm này do họ thật sự có nhu cầu và loại hình chung cư vẫn luôn được ưa chuộng tại các thành phố, đô thị lớn.

Theo báo cáo của Colliers, Tại thị trường Hà Nội, mức giá bán sơ cấp ghi nhận trong khoảng 2.500 – 4.000 USD/m2, tương đương 60,5 - 96,8 triệu đồng/m2. Trong thời điểm cuối năm 2023, Dự kiến các công ty bất động sản, các chủ đầu tư sẽ tăng giá bán căn hộ từ 4 - 7% so với năm 2022, nhờ việc chủ đầu tư nâng cao định vị của các dự án cùng với vị trí đắc địa.

Nhận định về thị trường bất động sản trong những tháng cuối năm, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết Giá chung cư ở nội đô sẽ chưa thể giảm ngay mà sẽ tăng tiếp trong thời gian tới do nguồn cung hạn chế là nguyên nhân chủ yếu. Trong khi đó, nhu cầu ở thực của khách hàng lại rất lớn khiến tình trạng đẩy giá phân khúc chung cư trung cấp tăng. Chưa kể, các dự án mới không có mặt trên thị trường và cần thêm thời gian để tháo gỡ về mặt pháp lý.

Bên cạnh đó, tâm lý, hành vi của khách hàng đối với các sản phẩm để họ đầu tư cũng đã có sự thay đổi. Ông Đính cho biết, trong những năm trước đã nở rộ trào lưu đầu tư condotel, đầu tư homestay, đất nền vùng ven, đất rừng, trang trại, tâm lý đầu tư vào căn hộ nội đô như chung cư, tập thể có phần chững lại. Tuy nhiên, sau những biến động trên thị trường bất động sản thì các nhà đầu tư mới đây đã chuyển xu hướng đầu tư sang hình thức căn hộ mang lại sự an toàn cao hơn.

Ông Lê Bảo Long - Giám đốc chiến lược của Batdongsan.com.vn nhận định: “Việc mua chung cư đang ngày càng khó đối với người dân khi tốc độ tăng thu nhập không bắt kịp tốc độ tăng giá nhà. Trong tương lai, các dự án chung cư sơ cấp cũng sẽ có mặt bằng giá cao vì chủ đầu tư phải tối ưu lợi nhuận khi các chi phí bị đẩy lên”.

Các chuyên gia dự đoán khi thị trường đang dần có dấu hiệu phục hồi, các công ty bất động sản, chủ đầu tư sẽ tăng giá bán chung cư để đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo ra sự cạnh tranh. Tuy nhiên, việc tăng giá cũng sẽ khiến cho khách hàng cân nhắc hơn trong quá trình mua bán, giao dịch. Bởi lẽ, khi thị trường phục hồi các chính sách được khơi thông sẽ giúp các dự án xây dở hoàn thành và có thêm dự án mới trên thị trường.

Trích nguồn từ: meeyland

Giải pháp thực hiện căn hộ 3D trong các công ty bất động sản

95% khách hàng có xu hướng liên hệ với tư vấn viên, nhân viên môi giới những căn hộ, bất động sản có cung cấp chuyến tham quan không gian thực tế ảo 3D hơn các dự án không có! Có thể thấy rằng tầm quan trọng của căn hộ 3D trong thời điểm hiện nay vô cùng quan trọng, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển tiềm năng, giá trị bất động sản vô cùng lớn.

Giải pháp Căn hộ 3D

Thị trường bất động sản đang dần “ấm” lên?

Theo Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA), nguồn cung BĐS đang dần được cải thiện từ quý 4/2023, nhưng hầu hết đều đến từ các giai đoạn mở bán tiếp theo của các dự án cũ và vẫn thiếu nhiều so với nhu cầu thật của thị trường, đặc biệt là phân khúc bình dân.

Hiện nay, trước những thông tin tích cực từ lực cầu được cải thiện và từ nguồn cung đa dạng “cắt lỗ” của nhà đầu tư, từ tài sản đảm bảo là bất động sản (BĐS) do ngân hàng phát mãi, cộng với lãi suất được điều chỉnh giảm về mức đầu năm 2022, dòng tiền nhàn rỗi trong dân bắt đầu xoay vòng đầu tư, các sản phẩm BĐS có giá từ 3 - 5 tỷ đồng… bắt đầu được các nhà đầu tư xuống tiền để đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới từ đầu năm 2024.

Thống kê của VNREA cho thấy, hàng loạt dự án BĐS lớn từ Bắc vào Nam, với đa dạng phân khúc đang khởi động chiến dịch bán hàng, lãi suất vay mua nhà giảm, người dân chuyển hướng đầu tư sang BĐS, là những tín hiệu tích cực đang thúc đẩy thị trường BĐS phục hồi.

Khu vực phía Bắc, phân khúc căn hộ trong quý 4/2023 đã được bổ sung nguồn cung từ dự án mới là The Canopy Residences thuộc khu đô thị Vinhomes Smart City tại Hà Nội, với quy mô khoảng 1,800 căn hộ hay từ dự án The Moonlight 1 An Lạc, Rose Town Ngọc Hồi… Phân khúc thấp tầng, liền kề đón nhận thông tin mở bán của các dự án như Aquarius Hưng Yên, Sapa City Clouds Lào Cai, khu đô thị Danko Center tại Tuyên Quang…

Tại khu vực phía Nam đang được bổ sung nguồn cung mới từ giai đoạn mở bán tiếp của các dự án Akari City, Glory Heights, Mastery Centre Point, The Global City… hay Eco Village Saigon River, Fiato City Đồng Nai, Astral City Bình Dương, Waterpoint Long An…

Tại miền Trung, thông tin các dự án mới mở bán làm “ấm” thị trường sau thời gian dài lặng tiếng như Eco Central Park Vinh, The Panorama 2 Đà Nẵng, The Sailing Quy Nhơn…

Thị trường thứ cấp cũng ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực, với nhiều hơn các phân khúc có dấu hiệu “vượt đáy”.

Để thị trường phát triển thật sự an toàn, lành mạnh, bền vững, cần từng bước rút ngắn lệch pha cung cầu. Do đó, nguồn cung cần được kích thích, được Nhà nước điều tiết phù hợp thông qua việc giao đất, cho thuê đất theo hướng có các cơ chế chính sách ưu đãi phát triển nhà ở thương mại giá rẻ.

Bên cạnh đó, lượng giao dịch cũng có dấu hiệu tăng dần, với 2,700 sản phẩm trong quý 1; 3,700 sản phẩm trong quý 2; gần 6,000 sản phẩm trong quý 3 và tiếp tục đà tăng trong quý 4/2023.

Theo VNREA, cần tiếp tục có các giải pháp quyết liệt, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho các dự án BĐS đang vướng mắc, chủ yếu tại Hà Nội và TPHCM tạo nguồn cung mới cho thị trường.

Theo dữ liệu của Cushman & Wakefield, các giao dịch trong giai đoạn 2018 đến 9 tháng đầu năm 2023 ở Việt Nam ghi nhận tổng lượng vốn đầu tư và M&A bất động sản đạt khoảng 4,2 tỷ USD, trong đó loại hình Nhà ở chiếm tỷ trọng 46%. Tổng giá trị giao dịch tạm tính trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt 729 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ do thiếu thương vụ có giá trị lớn như deal 500 triệu USD mua lại Capita Place.

Việt Nam đã và đang tiếp tục lọt vào ‘tầm ngắm’ của một lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thị trường bất động sản Việt Nam, trong đó đáng chú ý là TP.HCM - trung tâm kinh tế tài chính, và Hà Nội - trung tâm chính trị của cả nước, có những bước phát triển nhanh chóng sau khi bộ luật về bất động sản được ban hành vào năm 2003. Kể từ đó, hoạt động M&A nói chung và trong lĩnh vực bất động sản nói riêng cũng được ghi nhận đã tăng lên đáng kể cả về số lượng và giá trị giao dịch.

Cuộc chơi M&A trong ngành bất động sản của khối ngoại tại Việt Nam: Phân khúc nhà ở đặc biệt được ưa chuộng, năm 2022 có nhiều thương vụ khủng nhất - Ảnh 1.

DIỄN BIẾN ĐẦU TƯ VÀ M&A Ở THỊ TRƯỜNG BĐS VIỆT NAM TỪ NĂM 2018 ĐẾN THÁNG 9/2023

Tuy tình hình nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng từ đầu năm 2023 đến nay còn gặp nhiều thách thức, các giao dịch đầu tư và M&A bất động sản vẫn diễn ra.

Tuy nhiên các giao dịch trong năm 2023 đã được ghi nhận theo dữ liệu của RCA và Cushman & Wakefield có số lượng ít hơn và tổng giá trị nhỏ hơn 2022. Tổng giá trị giao dịch đầu tư và M&A BĐS tạm tính trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt 729 triệu USD, giảm 33% do so với cùng kỳ do thiếu thương vụ có giá trị lớn (năm 2022 có thương vụ mua lại dự án văn phòng Capita Place trị giá 500 triệu USD).

Cuộc chơi M&A trong ngành bất động sản của khối ngoại tại Việt Nam: Phân khúc nhà ở đặc biệt được ưa chuộng, năm 2022 có nhiều thương vụ khủng nhất - Ảnh 2.


Cuộc chơi M&A trong ngành bất động sản của khối ngoại tại Việt Nam: Phân khúc nhà ở đặc biệt được ưa chuộng, năm 2022 có nhiều thương vụ khủng nhất - Ảnh 4.

Nhưng quan trọng hơn hết, tỷ suất sinh lợi hấp dẫn ở một thị trường mới nổi như Việt Nam chính là yếu tố quan trọng trong các quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Nhìn lại các giao dịch trong giai đoạn 2018 đến 9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam ghi nhận tổng lượng vốn đầu tư và M&A bất động sản đạt khoảng 4,2 tỷ USD, trong đó loại hình Nhà ở và Công nghiệp chiếm tỷ trọng lần lượng 46% và 28%, theo dữ liệu từ RCA và Cushman & Wakefield.

Điều này cho thấy khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung vào các loại tài sản truyền thống tại Việt Nam, phục vụ chính cho nhu cầu ‘an cư, lạc nghiệp’.

Thị trường nhà ở cao cấp - sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài

Kể từ khi thị trường bất động sản Việt Nam hình thành, phân khúc Nhà ở luôn là loại hình hấp dẫn cả nhà đầu tư nội và ngoại. Nhờ vào dân số Việt Nam được xếp vào nhóm các nước đông dân đứng thứ 15 trên thế giới với 100 triệu người. Mô hình nhân chủng học ở Việt Nam với 70% dân số trong độ tuổi 15 đến 64, thu nhập khả dụng gia tăng, tốc độ đô thị hóa nhanh đặc biệt ở Hà Nội và TP.HCM càng tăng tính hấp dẫn đối với thị trường nhà ở đối với FDI.

Cuộc chơi M&A trong ngành bất động sản của khối ngoại tại Việt Nam: Phân khúc nhà ở đặc biệt được ưa chuộng, năm 2022 có nhiều thương vụ khủng nhất - Ảnh 5.

Như hơn 15 năm trước, dòng vốn FDI chỉ tập trung ở phân khúc nhà ở cao cấp. Những tên tuổi đã rất quen thuộc trên thị trường như Keppel Land, Capitaland với các dự án bất động sản cao cấp đầu tiên tại Việt Nam như The Estella hoặc The Vista được đưa ra chào bán trên thị trường. Với tổng nguồn cung căn hộ cao cấp tại TP.HCM thời đó là khoảng 1.700 căn, trong đó có khoảng 1.000 căn đến từ các dự án có vốn FDI.

Đến chu kỳ hiện tại, thị trường bắt đầu trở nên quen thuộc với những tên tuổi của những chủ đầu tư FDI khác như Hong Kong Land, Frasers Property hoặc Mapletree. Ngoài ra, còn có các nhà đầu tư uy tín khác từ Nhật Bản như Daiwa House, Nomura và Sumitomo đã đầu tư các dự án ở quận 7 hoặc các tập đoàn Hàn Quốc như Lotte Group, GS đầu tư ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tất cả đã thúc đẩy số lượng căn hộ cao cấp của khối ngoại tại TP.HCM tăng lên đáng kể tới 23.800 căn vào quý III/2023, so với chỉ 1.000 căn năm 2008.

Các thị trường khác cũng được dự đoán sẽ có xu hướng tương tự đối với văn phòng hạng A.

Một phân khúc bất động sản có thể rơi vào cảnh “hết thời” - Ảnh 2.

Nguồn: Savills

Trái ngược với phân khúc hạng A, các văn phòng hạng B theo ghi nhận của Savills Impacts tại Trung tâm London và Londo West End đều có mức giảm 0.7% trong giá thuê. Mặc dù các văn phòng Hạng B thường là lựa chọn đầu tiên đối với các công ty khởi nghiệp nhưng các khách thuê này sẽ lựa chọn phân khúc Hạng A ngày khi tài chính cho phép.

Giá chung cư đang tăng mạnh thế nào?

(VTC News) -

Chỉ trong vòng 4 năm gần đây, giá chung cư đã tăng chóng mặt khiến người mua nhà choáng váng.

Dù thị trường bất động sản từ đầu năm đến nay tiếp tục chững lại, nhiều phân khúc có dấu hiệu suy giảm hoặc thậm chí “đóng băng” thì nhà chung cư vẫn tăng giá liên tục.

4 năm, giá tăng gần gấp đôi

Báo cáo của Savills Việt Nam cho thấy, chỉ trong 4 năm gần đây, giá chung cư đã tăng tới 77%.

Theo đó, trong quý III/2023, giá sơ cấp trung bình của căn hộ chung cư đã đạt 54 triệu đồng/m2, tăng trong 19 quý liên tiếp và tăng hơn 77% so với quý 1/2019. Nói cách khác, giá một căn chung cư hiện tại đã đắt gần gấp đôi so với thời điểm đầu năm 2019.

Khảo sát thực tế tại thị trường Hà Nội, trong 4 năm qua, nhiều khu chung cư đã tăng giá gần gấp đôi.

Ví dụ, một căn chung cư hai phòng ngủ tại An Khánh (huyện Hoài Đức) cuối năm 2019 có giá 1,1 - 1,2 tỷ đồng nhưng hiện tại đang được rao bán với giá 1,8 - 2,2 tỷ đồng.

Hay căn chung cư 3 phòng ngủ tại Linh Đàm (quận Hoàng Mai) hồi năm 2019 có giá khoảng 1,2 tỷ đồng, nhưng nay đã tăng lên gần 2 tỷ đồng.

Giá căn hộ chung cư khu vực Pháp Vân (quận Hoàng Mai) trước năm 2021 có giá chỉ khoảng 18 triệu đồng/m2, nhưng giờ đã tăng trên 30 triệu đồng/m2.

Một căn chung cư cao cấp diện tích 90 m2 trên đường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) năm 2019 có giá khoảng 3 tỷ đồng nhưng nay đã lên tới 5,5 tỷ đồng.

Báo cáo của Bộ Xây dựng cũng cập nhật giá chung cư cuối năm 2023 đang ở mức rất cao.

Tại Hà Nội, trên thị trường sơ cấp, mức giá bán trung bình của các căn hộ mở bán mới đạt khoảng 50,8 triệu đồng/m2, tăng gần 7% theo quý (khoảng 3,6 triệu đồng/m2), 14% theo năm (khoảng 7 triệu đồng/m2).

Trên thị trường thứ cấp, giá bán trung bình đạt khoảng 32 triệu đồng/m2, tăng 2,7% (khoảng 800.000 đồng/m2) theo quý và 0,8% (250.000 đồng/m2) theo năm.

Giá chung cư tăng liên tiếp 19 quý.

Tương tự, tại TP.HCM, giá bán thứ cấp quý III đạt 45 triệu đồng/m2, tăng 3% so với quý trước. Mức tăng chủ yếu nằm ở phân khúc trung và cao cấp, nhất là các dự án kề cận trung tâm như quận Bình Thạnh, TP Thủ Đức. Còn giá bán sơ cấp căn hộ chung cư đã đạt hơn 60 triệu đồng/m2.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, đây là quý thứ 19 giá bán chung cư sơ cấp tăng liên tiếp.

Nhận xét về tình trạng giá chung cư tăng liên tục, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, việc tìm kiếm một căn hộ bình dân dưới 30 triệu đồng/m2 tại Hà Nội hay TP.HCM lúc này thực sự là bài toán khó.

Ở thời điểm năm 2017 - 2018, với tài chính trên dưới 2 tỷ đồng, người mua có thể sở hữu được một căn hộ 55 - 60m2 ở các quận như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng nhưng thời điểm hiện tại, mặt bằng giá chung cư đã tăng lên rất nhiều lần.

Vì vậy, với số vốn 2 tỷ, người mua nhà “đỏ mắt” cũng khó tìm căn hộ mới ở vị trí các quận trung tâm thành phố”, ông Đính nói.

Vì sao giá chung cư liên tục tăng?

Theo GS. Đặng Hùng Võ, câu chuyện tăng giá nhà bất chấp thị trường bất động sản trầm lắng không có gì là bất ngờ khi phân khúc trung và cao cấp tiếp tục chiếm đa số trong giỏ hàng bán ra của các doanh nghiệp bất động sản. Ngoài ra, giá nguyên vật liệu, nhân công đang được tăng đều qua mỗi năm thì chi phí để xây dựng một ngôi nhà cũng sẽ tăng theo tương ứng.

Chưa kể, một bộ phận chuyên đầu cơ, mua đi bán lại ở thị trường thứ cấp đã khiến giá nhà đến tay người sử dụng cuối cùng bị thổi lên nhiều lần.

Giá chung cư tăng gần gấp đôi sau 4 năm. (Ảnh minh họa: Zing).

Đồng quan điểm, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội cũng chỉ ra nguyên nhân là do giá đất và chi phí xây dựng tăng cao.

Ngoài ra, việc phải đầu tư nâng cao chất lượng của sản phẩm và cùng các hạ tầng tiện ích xung quanh, dự án nội khu cũng dẫn đến giá thị trường sơ cấp, hay giá của những dự án mới tung ra luôn ở mức cao hơn so với mặt bằng chung thị trường căn hộ để bán.

Còn theo ông Nguyễn Văn Đính, nguồn cung khan hiếm, đặc biệt là các căn hộ giá rẻ, bình dân thiếu hụt khiến giá tăng cao, cộng với đó là việc tăng chi phí đầu vào từ vật liệu, nhân công, đến giá đất…đã tác động cộng dồn vào giá chung cư.

"Nhu cầu về nhà ở của người dân ở các đô thị lớn vẫn rất cao, trong khi đó các dự án bất động sản công tác chuẩn bị đầu tư kéo dài, khiến nguồn cung sẽ không thể ngay lập tức đáp ứng, nhiều dự án cũng bị đình trệ do vướng mắc pháp lý nên giá căn hộ vẫn ở mức cao, có thể còn tăng”, ông Đính nhận định.

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội đánh giá, sự chuyển dịch nhu cầu của người mua hiện nay đang tập trung vào phân khúc chung cư vì đây là một trong những sản phẩm có mức giá phù hợp để người dân có thể chi trả.

Với những chung cư trước đây có giá dao động từ 2 - 3 tỷ đồng đã tăng lên 4 - 5 tỷ đồng nhưng người dân vẫn có khả năng để mua.

Siêu trí tuệ nhân tạo toàn năng (AGI) là một mục tiêu lớn của nhiều nhà nghiên cứu và công ty công nghệ. AGI là những hệ thống có thể học mọi tri thức, có nhận thức, vượt qua trí thông minh của con người và có khả năng sáng tạo, phát triển một cách tự chủ. Tuy nhiên, AGI cũng đặt ra nhiều thách thức và nguy cơ về mặt đạo đức, an ninh và nhân quyền. Vậy AGI có đáng để mạo hiểm hay không? Các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo có những nhận định gì về AGI? Hãy cùng VR360 tìm hiểu trong bài “Nhận định của chuyên gia về AGI - Liệu có đáng để mạo hiểm?".

1. Nhận định của chuyên gia về AGI: Là cơ hội hay một cái bẫy?

Chủ đề xoay quanh về AGI luôn được giới chuyên gia quan tâm và bàn luận sôi nổi, nhất là trong giai đoạn phòng thí nghiệm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo OpenAI dự kiến sẽ giới thiệu công nghệ GPT-5 vào cuối năm 2023. Công nghệ này có thể khiến AGI không thể phân biệt được với con người. Liệu có thực sự là cơ hội cho nhân loại khi đạt được AGI hay đây chỉ là một cái bẫy khi có quá nhiều rủi ro và cạm bẫy về siêu trí tuệ nhân tạo này?

"Chúng tôi tin rằng việc tạo ra một AGI có ích cho nhân loại sẽ là dự án phát triển công nghệ quan trọng nhất trong lịch sử loài người, với tiềm năng thay đổi cả hướng đi của nhân loại”, Greg Brockman, giám đốc công nghệ của OpenAI cho hay. Một sự kiện để củng cố cho nhận định này chính là Microsoft quyết định đầu tư cả tỷ USD vào OpenAI, cho thấy tiềm năng AGI lớn mức nào. Trí tuệ nhân tạo đang dần bước ra khỏi thế giới giả tưởng, tìm được chỗ đứng trong thực tại và trong những nghiên cứu khoa học lớn.

Bên cạnh đó, cũng có không ít chuyên gia lo ngại về AGI khi quyền kiểm soát siêu trí tuệ này có thể vượt qua khả năng của con người. Theo Ian Hogarth, chuyên gia AI của chính phủ Anh đã phát biểu: “AGI hiểu ngữ cảnh giao tiếp mà không cần cung cấp thêm gợi ý. Chúng sẽ trở thành một thế lực nằm ngoài tầm kiểm soát và hiểu biết của chúng ta”. Điều cần làm lúc này là có những biện pháp để có thể kiểm soát siêu trí tuệ toàn năng này. Như vậy con người mới có thể đạt đến đỉnh cao của công nghệ.

Có thể thấy rằng những nhận định của chuyên gia về AGI đều có cơ sở. Không thể phủ nhận những cơ hội mà siêu trí tuệ toàn năng này tạo nên khi có thể hỗ trợ, thay thế con người làm việc. Nhưng cũng không nên lãng quên những rủi ro tiềm ẩn khi các chuyên gia chưa có cách để kiểm soát AGI. “Để đạt được mục tiêu là đảm bảo AGI mang lại lợi ích cho nhân loại, phải chắc chắn rằng AGI là một hệ thống an toàn, bảo mật và xã hội cần sẵn sàng đón nhận mọi ứng dụng mới siêu trí tuệ này mang lại”, Brockman tuyên bố.

2. Khi nào thì nhân loại đạt được AGI?

Ngay cả những người ủng hộ AGI cũng không giấu nỗi lo ngại và hoang mang khi không ai rõ lúc nào thì AGI thực sự có mặt trong cuộc sống của con người. Một hệ thống AGI thành công sẽ giúp con người tìm ra phương án tốt nhất để tránh biến đổi khí hậu, đói nghèo, đại dịch toàn cầu hay bất kỳ những thử thách nào tiếp tục xuất hiện trong thời đại mới. Người lạc quan cho rằng thời gian chờ đợi sẽ khoảng 10 năm, có người thực tế hơn, chỉ ra sự thực rằng AGI vẫn luôn đi kèm với lời hứa “sắp ra mắt” suốt nhiều năm nay.

Trả lời phỏng vấn báo chí tại Hội nghị Thượng đỉnh về công nghệ tại thành phố Rio de Janerio (Brazil), Ben Goertzel cho biết mô hình AGI sẽ sớm được hoàn thiện, đồng thời phản đối các biện pháp hạn chế nghiên cứu liên quan đến AI. Chuyên gia này cho rằng để giúp máy móc có thể thông minh như con người, cần đạt được những tiến bộ vượt bậc trong việc lập trình và huấn luyện AI. Quá trình này sẽ cần thêm thời gian vài năm nữa, chứ không đến hàng thập kỷ như một số người dự báo.

Một số nhận định khác của chuyên gia về AGI cũng cho rằng nhân loại sẽ đạt được siêu trí tuệ này trong vài năm nữa. “Tôi từng nghĩ phải 20-50 năm tới con người mới đạt được AGI, nhưng giờ mọi thứ thay đổi quá nhanh. Vấn đề của chúng ta là tìm ra cách kiểm soát chúng”. Theo Geoffrey Hinton, giáo sư đoạt giải Turing - giải thưởng cao nhất về khoa học máy tính. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện nay, chúng ta có cơ sở để tin rằng trong tương lai gần, nhân loại sẽ đạt được AGI.

3. Những cơ hội tiềm năng mà AGI mang lại

Những người tin vào sự thành công của AGI đều cho rằng sự xuất hiện của siêu trí tuệ toàn năng sẽ đưa con người vào một kỷ nguyên tiến bộ của công nghệ: sẽ có thêm thuốc mới, tăng sản lượng thực phẩm, công nghệ xanh nhảy vọt và bất cứ những tiềm năng tương lai dưới đây:

  • Hỗ trợ xử lý các công việc của con người hiệu quả: Goertzel nhận định rằng trí tuệ nhân tạo sẽ hỗ trợ và thay thế 80% các công việc mà con người đang làm hiện nay. Nhiều người lo ngại thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng, nhiều người sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên triển vọng này không đáng lo ngại mà đây là một lợi ích. Cùng với việc đạt được AGI đi kèm với các chính sách kinh tế, xã hội phù hợp. Có những quyết định sử dụng nhân sự hợp lý, tạo điều kiện để nhân viên nói riêng và mọi người có thể tham gia vào quá trình phát triển AGI. Con người có thể rút ngắn quy trình thực hiện công việc, tìm thấy những việc tốt hơn để làm, thay vì vất vả suy nghĩ, tính toán.
  • Chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác trong y học: Ứng dụng AGI trong khám và chữa bệnh cho ra kết quả chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Với khả năng ghi nhớ và phân tích vượt trội những dữ liệu của bệnh nhân, hạn chế tình trạng bỏ qua hoặc chưa khai thác đầy đủ tiền sử bệnh để lường trước những khả năng có thể xảy ra đối với người bệnh. Tại viện nghiên cứu bệnh viện Đại học quốc gia Seoul đã đưa ra kết quả dựa trên khảo sát DLAP - phân tích hình ảnh chụp X-quang ngực cũng như sự phát triển bất thường của tế bào. Cùng một hình ảnh phim chụp, kết quả đọc của máy tính vượt trội hơn so với 17/18 các bác sỹ tham gia đọc phim.

  • Trợ lý chăm sóc: Ông Goertzel đã nhận định rằng AGI đóng vai trò là một người trợ lý chăm sóc vô cùng hiệu quả tại các viện điều dưỡng. Các robot trợ lý không chỉ chăm sóc người cao tuổi về mặt thể chất đơn thuần mà còn có thể trò chuyện như một người bạn để giúp họ cải thiện tinh thần. Và trên thực tế, nguồn lao động trong lĩnh vực điều dưỡng là khá khan hiếm bởi công việc này đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng, nhiệt tình và tận tâm. AGI không hề lấy đi công việc của con người mà ngược lại còn hỗ trợ nguồn nhân lực trong khía cạnh này.
  • Đóng vai trò như một giáo viên ảo: Siêu trí tuệ toàn năng ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục mang lại nhiều cơ hội học tập cho tất cả trẻ em trên thế giới. Đóng vai trò là một giáo viên ảo để tương tác với học sinh và hướng dẫn học tập mọi lúc mọi nơi. Giáo viên ảo có thể trả lời bất cứ câu hỏi mà học sinh thường hỏi liên quan đến nội dung của bài học. Đây cũng là một giải pháp học tập hiệu quả, rèn luyện sự chủ động học tập của học sinh.

Đến thời điểm hiện tại, vẫn có rất nhiều nhận định của chuyên gia về AGI mang theo những ý kiến trái chiều về sự hình thành và phát triển của siêu trí tuệ này. Cũng đúng thôi, chúng ta đang nói tới thứ công nghệ có thể thay đổi đường đi nhân loại trong tương lai. Không có một nhận định nào chính xác khi mà AGI chưa thật sự “trưởng thành”. Hy vọng với những thông tin mà VR360 mang đến trong bài viết này, sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về những tiềm năng của công nghệ này, cũng như cách mà các chuyên gia nghĩ về siêu trí tuệ nhân tạo toàn năng này ra sao?

Trích nguồn từ: Nhận định của chuyên gia về AGI - Liệu có đáng để mạo hiểm?

4. Lợi ích từ giải pháp Sa bàn ảo 360: Mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

4.1. Đa dạng hóa giới thiệu: Hiển thị sản phẩm và dự án đa dạng

Giải pháp sa bàn ảo 360 không chỉ là một phương tiện đơn thuần để trình chiếu sản phẩm, mà nó đem lại một khả năng đa dạng hóa trong việc giới thiệu. Doanh nghiệp có thể trình bày đồng thời nhiều sản phẩm hoặc dự án khác nhau, giúp khách hàng dễ dàng so sánh và lựa chọn. Điều này không chỉ thể hiện tính đa dạng của danh mục sản phẩm mà còn tạo cơ hội để tập trung vào các điểm mạnh riêng biệt của từng sản phẩm, dự án.

4.2. Tiết kiệm thời gian và chi phí: Trải nghiệm từ xa mà không cần hiện trường

Khách hàng thường phải dành thời gian và công sức để đến tận hiện trường để xem sản phẩm hoặc dự án. Nhưng với giải pháp sa bàn ảo 360, họ có thể trải nghiệm trực tiếp từ xa thông qua các thiết bị của mình như điện thoại di động, máy tính bảng hay máy tính cá nhân. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giảm bớt chi phí liên quan đến việc di chuyển và vận chuyển.

4.3. Trải nghiệm chi tiết: Khám phá từng không gian 360 độ

Sa bàn ảo 360 mang đến một trải nghiệm tương tác vượt trội. Khách hàng không chỉ nhìn tổng quan mà còn có khả năng khám phá từng khu vực cụ thể trong không gian 360 độ. Thông qua việc quay và xem từ nhiều góc độ khác nhau, họ có thể tìm hiểu mọi thông tin cần thiết như diện tích, mô hình căn hộ, cơ sở vật chất và nhiều chi tiết khác. Điều này giúp khách hàng có cái nhìn tổng thể và chi tiết về sản phẩm mà không cần phải đặt chân đến hiện trường.

4.4. Tạo ấn tượng và thuyết phục: Trải nghiệm thực tế tạo sự tin tưởng

Trải nghiệm thực tế và tương tác mạnh mẽ từ giải pháp sa bàn ảo 360 có khả năng tạo ra ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí của khách hàng. Không chỉ dừng lại ở việc quan sát, họ thực sự có thể tương tác với sản phẩm, điều này giúp họ hiểu rõ hơn về từng khía cạnh. Điều này không chỉ tạo sự tin tưởng mà còn tạo ra cơ hội tốt hơn để đạt được giao dịch thành công.

4.5. Tăng uy tín và chuyên nghiệp: Sự kết hợp của công nghệ và chất lượng

Sử dụng công nghệ thực tế ảo và trình chiếu, giải pháp sa bàn ảo 360 tạo ra ấn tượng về tính chất tiên tiến, sự chuyên nghiệp và cam kết đối với chất lượng sản phẩm. Việc đầu tư vào việc sử dụng công nghệ cao trong việc bán hàng không chỉ giúp tạo ra hình ảnh tích cực mà còn thể hiện uy tín và đẳng cấp của doanh nghiệp.

5. Công ty Cổ phần Chuyển đổi số VR360 - Đối tác tin cậy của doanh nghiệp

Hiện nay, VR360 là một trong những đối tác đáng tin cậy, cung cấp giải pháp sa bàn ảo 360 cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, khu du lịch, trường học và bảo tàng… Với kiến thức và kinh nghiệm trong việc phát triển nội dung 3D và thiết kế hộp hiển thị, VR360 giúp doanh nghiệp hiển thị sản phẩm một cách chân thực và nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp của họ trong mắt khách hàng, từ đó đem lại sự khác biệt với đối thủ.

Đại dịch covid-19 xảy ra trên toàn thế giới là bước đệm hoàn hảo giúp phương pháp giảng dạy online phát huy hết ưu điểm của chúng trong khi con người không thể tiếp xúc gần hay mởi lớp học trực tiếp. Tuy nhiên, những lớp học online thông thường không phải là một giải pháp bền vững và có nguy cơ bị lãng quên khi dịch bệnh đã được kiểm soát và mọi hoạt động trở lại bình thường.

Vì vậy, chuyển đổi số trong giáo dục, đặc biệt là số hoá và ứng dụng để thích nghi với mọi hoàn cảnh mà không bị đẩy lũi hay lãng quên như ví dụ kể trên là một điều cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục nói riêng và tất cả các lĩnh vực xã hội nói chung.

Giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục bằng công nghệ thực tế ảo mà VR360 mang lại sẽ giúp người dùng có những trải nghiệm mới lạ, và hơn thế nữa, công nghệ virtual tour vẫn đang phát triển mạnh mẽ khi đại dịch covid không còn. Đây là một giải pháp tuyệt vời dành cho chuyển đổi số hiện nay và cả trong tương lai.

Chuyển đổi số trong giáo dục cần những điều kiện gì?

Học trực tuyến đòi hỏi phải có mạng internet, máy móc, phần mềm học thì những vấn đề này khá dễ dàng để thực hiện được. Cái khó ở đây trong chuyển đối số giáo dục là thay đổi tư duy và thói quen tại các cơ sở đào tạo.

Giáo dục là một trong các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư trong chương trình chuyển đổi số quốc gia. Chuyển đổi số trong ngành giáo dục đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học sinh, sinh viên, giúp Việt Nam trở thành những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo.

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục cần phải có nền tảng công nghệ quốc gia thống nhất để tất cả mọi người trong ngành giáo dục đều có thể tham gia. Tài nguyên số, học thuật cũng cần phải thực hiện trên công nghệ thống nhất để mọi công việc học tập, giảng dạy hay học trực tuyến trong đại dịch covid-19 đem lại hiệu quả tốt nhất.

Tiền đổ vào lĩnh vực bất động sản đã ồ ạt như kỳ vọng?

Trong báo cáo chuyên đề mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) cho rằng, thực tế thời gian qua, dòng tiền đã không “đổ” vào lĩnh vực bất động sản như kỳ vọng. Người dân vẫn ưu tiên lựa chọn gửi tiền tiết kiệm ngân hàng, chấp nhận mức lãi suất thấp nhằm đảm bảo an toàn. Theo VARs, do tình hình kinh tế chung, thị trường bất động sản nói riêng vẫn tiếp tục diễn biến khó khăn và phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến sức mua của người dân.

Mặt khác, theo VARS, niềm tin của nhà đầu tư chưa được khôi phục hoàn toàn trong bối cảnh môi trường đầu tư vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn đang “bủa vây” các doanh nghiệp bất động sản. Dù lãi suất cho vay đã giảm theo mặt bằng lãi suất huy động, song hiện nay, người dân vẫn không dám vay hoặc không vay được.

Báo cáo chuyên đề của VARs dẫn báo cáo tài chính quý III/2023 của nhiều ngân hàng, dư nợ tín dụng kinh doanh bất động sản tăng rất mạnh trong khi cho vay mua nhà để ở tăng chậm. Nguyên nhân của thực tế này là do cơ chế cho các khoản vay mua nhà để ở phức tạp, nhiều quy định chặt chẽ hơn từ quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục đến phương án sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ. Vì vậy, nhu cầu đầu tư của người dân có xu hướng sụt giảm.

Đồng thời, chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và tiền vay vẫn còn rất lớn, nhiều người dân thậm chí không dám vay do lo ngại lãi suất tăng trở lại sau thời gian hết ưu đãi.

Trước đó, VARs từng dự báo, quý III/2023 sẽ là thời điểm mấu chốt khi một lượng lớn tiền gửi ngân hàng đáo hạn. Bởi đây sẽ là thời điểm quyết định dòng tiền có quay trở lại thị trường bất động sản hay không. Theo đó, lãi suất huy động giảm về mức dưới 6-7% được đánh giá là cơ hội để dòng tiền đầu tư vào các kênh lợi nhuận cao hơn kênh gửi truyền thống. Nhưng đến thời điểm hiện tại, dòng tiền đổ vào lĩnh vực bất động sản không như kỳ vọng.

Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cho rằng, nhiều dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô tốt như lãi suất tiền gửi giảm, CPI và tỷ giá ổn định,… nhưng dòng tiền đổ vào bất động sản vẫn “kẹt”.

Ông Hiển cho rằng, dòng tiền đang kẹt vì xử lý nợ bất động sản quá nặng. Nếu giai đoạn 2011 - 2013, xử lý nợ xấu bất động sản chỉ trong công việc của cơ quan quản lý với các ngân hàng thương mại và một bộ phận trung lưu có tiền ở thành phố lớn. Thì hiện nay, nợ xấu lan ra nhóm trung bình và khắp nơi kể cả thị trấn, huyện. Điều này đã được dự báo từ tháng 5/2022 khi thị trường bất động sản còn sôi động.

Do vậy năm 2024, dòng tiền sẽ cải thiện từ từ đổ vào lĩnh vực bất động sản, chưa thể ồ ạt. Nền kinh tế và tiêu dùng nội địa cần cả năm 2024 để vượt qua khó khăn.

“Tuy là các hoạch định đầu tư kinh doanh lớn khó có cơ hội, nhưng cách kinh doanh nhỏ, cụ thể và làm từng bước vẫn nhiều dư địa để phát triển mạnh vào 2026, trùng với thời điểm dòng tiền cung ra rất mạnh”.

Nói thêm về lĩnh vực địa ốc, ông Hiển nhấn mạnh, cách đầu cơ bất động sản như 2020-2022 và các loại kinh doanh bất động sản siêu lợi nhuận kiểu cũ sẽ không còn phù hợp ở giai đoạn này. Ông Hiển khuyến nghị, về hoạch định kinh doanh, nhà đầu tư chuẩn bị chu đáo trong 2 năm để đón cơ hội mới là không dài, kể cả kinh doanh hay đầu tư bất động sản.