Bất động sản sẽ tăng mạnh vì tin này

Chính phủ đề xuất triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng tương đương khoảng 12% nhu cầu vốn để thúc đẩy thực hiện mục tiêu hoàn thành ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Nghị quyết đặt các mục tiêu thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, tăng nguồn cung, đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thị trường bất động sản hợp lý hơn, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân…

Nghị quyết nêu bật việc thường xuyên theo dõi, giám sát có hiệu quả tình hình thị trường để kịp thời có biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn tình trạng thị trường “phát triển nóng” hoặc “đóng băng”, tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá bất động sản lên cao để trục lợi, mất cân đối cung cầu và đảm bảo vận hành lành mạnh theo cơ chế thị trường.

Thị trường bất động sản đã có những chuyển biến, tuy nhiên thị trường vẫn còn nhiều khó khăn về thể chế, nguồn vốn tín dụng, trái phiếu,…Ảnh: Thạch Thảo

Trong lúc chờ Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), Chính phủ xây dựng, trình đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội” để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cụ thể nhằm tạo động lực phát triển nhà ở xã hội.

Trong đó có yêu cầu khẩn trương hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Để hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, Chính phủ đề xuất triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 12% nhu cầu vốn để thúc đẩy thực hiện mục tiêu hoàn thành ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2030) để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) trên thị trường trong từng thời kỳ và các ngân hàng thương mại ngoài nhà nước có đủ điều kiện với từng gói tín dụng cụ thể.

Giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp bất động sản

Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản trong thời gian tới, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước xem xét chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, phân loại dự án bất động sản để có các biện pháp xử lý giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ phù hợp, theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Nỗ lực tiết giảm chi phí hoạt động để có dư địa giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, trong đó có người mua nhà và các dự án bất động sản, góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn tín dụng cho doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước được Chính phủ giao chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng; tiếp tục dành vốn tín dụng cho các dự án bất động sản đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo kế hoạch trả nợ.

Biệt thự cao cấp không người ở trong khu đô thị Dương Nội ở Hà Nội. Ảnh: Thạch Thảo

Các ngân hàng thương mại cần đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiềm năng của từng dự án và loại hình phân khúc bất động sản như bất động sản nhà ở phù hợp thu nhập người dân, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; bất động sản công nghiệp, du lịch, văn phòng để xem xét điều chỉnh các điều kiện cho vay mà không đánh đồng chính sách với các dự án có những rủi ro.

Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh phù hợp hệ số rủi ro đối với các phân khúc bất động sản khác nhau, rà soát các quy định liên quan đến cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho đồng bộ, phù hợp với chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Chính phủ.

Chính phủ giao Bộ Tài chính khẩn trương đánh giá, rà soát kỹ, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là việc phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó có các biện pháp, giải pháp hài hòa, hợp lý, hiệu quả để cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, cơ cấu lại lãi suất, thời hạn thanh toán, các điều kiện chi trả, thanh toán, phù hợp với tình hình thực tiễn, theo tinh thần lợi ích hài hòa, khó khăn, rủi ro chia sẻ; nghiên cứu phương thức doanh nghiệp bất động sản đàm phán, hoán đổi nợ trái phiếu bằng tài sản, bất động sản…

Bộ Tài chính bảo đảm hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán, lành mạnh, thông thoáng; kiểm soát tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

9xác! BĐS sẽ tăng mạnh…nhưng chỉ không biết chính xác đến bao giờ giá cp sẽ tăng mà thôi!

húc

1 Likes

:grinning: :grinning: :grinning:

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Tưng bừng lên anh em.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

CE hết cả rồi.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0

Tel: 0912107487

Novaland và các đại gia bất động sản mỗi ngày phải trả mấy tỷ đồng lãi vay?

Trung bình mỗi ngày trong năm 2022, Vingroup phải trả 27,29 tỷ đồng tiền lãi vay. Con số với Novaland là 16,92 tỷ đồng.

Không ít chuyên gia đánh giá 2022 là năm bất thường với thị trường bất động sản. Nửa đầu năm, thị trường giao dịch hào hứng, bùng nổ nhưng đến nửa cuối năm bất ngờ ảm đạm. Chính vì vậy, trong báo cáo phân tích, một công ty chứng khoán đánh giá quý IV/2022 là “mùa đông khắc nghiệt” đối với ngành bất động sản, đặc biệt là bất động sản dân cư.

Với việc lãi suất tăng vào cuối năm ngoái, không ít doanh nghiệp bất động sản sử dụng mạnh đòn bẩy tài chính, ngoài áp lực trả nợ gốc vay thì còn gia tăng thêm gánh nặng trả lãi.

Gánh nặng này phần nào được bộc lộ qua số liệu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2022. Hãy thử xem xét báo cáo tài chính của 15 doanh nghiệp bất động sản lớn đang niêm yết để hiểu rõ hơn vấn đề. Số tiền các đơn vị này thực sự đã bỏ ra được thể hiện qua chi phí lãi vay đã trả trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Trong năm 2022, Tập đoàn Vingroup (mã: VIC) chi ra 9.960 tỷ đồng để trả lãi vay, lớn nhất trong số các doanh nghiệp bất động sản. Con số này tăng 8% so với năm 2021.

Đứng thứ hai về chi trả lãi vay là Công ty cổ phần Tập đoàn địa ốc No Va (Novaland - mã: NVL) với mức 6.176 tỷ đồng, tăng 38% so với năm trước đó.

Công ty cổ phần Vinhomes (mã: VHM) xếp thứ 3, với số tiền là 2.504 tỷ đồng, tăng 5%.

Một doanh nghiệp lớn khác có mức trả lãi nghìn tỷ đồng là Tổng Công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp (Becamex - mã: BCM). Năm vừa qua doanh nghiệp này trả 1.538 tỷ đồng tiền lãi, hầu như không đổi so với năm 2021.

Đối với các doanh nghiệp bất động sản khác, chi phí lãi vay ở mức từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng.

Để dễ hình dung hơn, hãy thử chia tiền lãi này theo ngày. Trung bình mỗi ngày trong năm 2022, Vingroup phải trả 27,29 tỷ đồng tiền lãi vay. Năm trước đó, con số này là 25,2 tỷ đồng.

Với Novaland, mỗi ngày trong năm vừa qua phải chi tới 16,92 tỷ đồng lãi vay, so với mức 12,3 tỷ đồng của năm trước.

Ở chiều ngược lãi, những doanh nghiệp ít sử dụng đòn bẩy như Công ty cổ phần đầu tư Nam Long (mã: NLG), mỗi ngày chỉ ra 320 triệu đồng tiền lãi vay. Tuy nhiên con số này cũng đã tăng tới 42% so với năm 2021.

Nếu chỉ xét riêng số tiền trả lãi vay thì chưa phản ánh đủ được gánh nặng đối với doanh nghiệp. Ngoài ra việc so sánh con số này giữa các doanh nghiệp chưa đầy đủ do có sự khác nhau về quy mô. Do đó chúng ta cần xem xét tỷ lệ khoản tiền lãi so với doanh thu thuần. Hiểu đơn giản, tỷ trọng này sẽ cho biết doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu phần để trả lãi từ tiền thu về từ bán hàng hóa dịch vụ.

Novaland là đơn vị có tỷ lệ cao nhất với mức 55% trong năm 2022, tăng vọt so với mức 30% của năm trước đó. Có nghĩa là cứ 10 đồng doanh thu, ông lớn bất động sản này phải bỏ ra 5,5 đồng đi trả lãi, chưa kể các chi phí khác.

Tỷ lệ lãi vay của Vingroup là 10% do doanh nghiệp có mức doanh thu thuần “khủng”, lên tới 101.523 tỷ đồng trong năm 2022. Mức chi trả nợ vay cũng chỉ tăng nhẹ so với con số 7% của năm trước đó.

Ngoài Novaland, một số doanh nghiệp khác có tỷ lệ trả lãi cao gồm Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (mã: KBC) là 51%, Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã: PDR) là 33%, Tổng Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp - mã: DIG) là 29%.

Nam Long, Tổng công ty IDICO (mã: IDC), Vinhomes, Công ty cổ phần Thaiholdings (mã: THD) là những doanh nghiệp duy trì tỷ lệ thấp trên thị trường, chỉ từ 2-5%.

Phần lớn doanh nghiệp bất động sản dân cư đều phải tăng tỷ lệ tiền trả lãi vay so với doanh thu trong năm 2022 so với năm 2021. Nguyên nhân là năm vừa qua nhiều đơn vị đều giảm doanh thu thuần do thị trường gặp khó. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất của năm 2022 cao hơn năm 2021 khiến chi phí lãi vay có xu hướng tăng cao hơn trước.