BCG – đi cùng doanh nghiệp trên hành trình tới VN30

images

Trở về Eden là bộ phim kinh điển của giành giật vị trí trong Hội đồng quản trị.

1 Likes

Ai rồi cũng khác.
Ai cũng một thời trẻ trai, cái thời thường bị rẻ rúng khinh thường…

Cổ phiếu FPT vừa có phiên bứt phá mạnh 3,5% lên mức 143.300 đồng/cp, qua đó lập đỉnh lịch sử mới. Giá trị vốn hóa thị trường cũng theo đó lập kỷ lục 212.000 tỷ đồng (8,5 tỷ USD), tăng gần 74% từ đầu năm 2024.

Cổ phiếu FPT lên đỉnh đem lại niềm vui lớn cho cổ đông.
Những người sáng lập tập đoàn như Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình cùng 2 cộng sự Bùi Quang Ngọc và Đỗ Cao Bảo có phần lớn tài sản trên sàn chứng khoán đều nằm tại FPT. Ước tính theo thị giá FPT, khối tài sản của 3 cổ đông này lên đến gần 20.200 tỷ đồng, tăng 8.600 tỷ từ đầu năm 2024.

Không chỉ tài sản trên sàn tăng lên, các cổ đông của FPT còn “túc tắc” nhận cổ tức bằng tiền đều đặn hàng năm.

Thao túng thị trường chứng khoán là việc thực hiện một trong các hành vi sau đây:

*Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

*Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

*Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm thao túng giá chứng khoán;

*Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

*Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;

*Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.”.

Lợi nhuận tăng trưởng liên tục qua các năm đồng nghĩa giá trị của cổ phiếu sẽ tăng đều đặn qua các năm.
Thị giá cũng sẽ tịnh tiến dần, đồng thuận theo đà tăng của giá trị cổ phiếu.

Nam về N tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Về lái BCG lên một tầm cao mới cho Bọn Bank nó thèm.

Mùa thu vàng…

Trương Quang Minh - Chủ tịch HĐQT - đăng ký mua 7.685.900 CP

Trương Quang Minh - Chủ tịch HĐQT - đăng ký mua 7.685.900 CP

  • Tên cá nhân thực hiện giao dịch: Trương Quang Minh
  • Chức vụ hiện nay tại TCNY: Chủ tịch HĐQT
  • Mã chứng khoán: VHD
  • Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 1.714.100 CP (tỷ lệ 4,51%)
  • Số lượng cổ phiếu đăng ký mua: 7.685.900 CP
  • Mục đích thực hiện giao dịch: Đầu tư cá nhân
  • Phương thức giao dịch: Thỏa thuận và khớp lệnh
  • Ngày dự kiến bắt đầu giao dịch: 02/12/2024
  • Ngày dự kiến kết thúc giao dịch: 31/12/2024.

Chưa tìm được thông tin tính đến hiện tại thì Hồ Nam còn là cổ đông lớn của VHD nữa hay ko. Còn thông tin là thành viên Hội đồng quản trị của VHD là:
31/03/2022 - 12/12/2022: Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị Vinahud (Mã CK: VHD).

BCG Eco, Capital Quantum và Corects hợp tác xây dựng hệ thống bảo mật carbon bền vững, tạo ra chuỗi giá trị kín để phát triển dự án giảm phát thải đến giao dịch tín chỉ. BCG Eco, với chuyên môn từ Bamboo Capital, đảm nhiệm tư vấn thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam, sản xuất tín chỉ chất lượng cao để giao dịch tại Singapore và mở rộng thị trường tại Việt Nam, Singapore và Lào.

Capital Quantum, đơn vị tiên phong phát triển nền tảng tín chỉ carbon tại Singapore, hợp tác với BCG Eco và Corects để chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và công nghệ tiên tiến. Capital Quantum hỗ trợ quản lý, giám sát, báo cáo tín chỉ carbon, đảm bảo dự án đạt tiêu chuẩn quốc tế. Corects, chuyên về tư vấn dự án carbon và chứng nhận, giúp BCG Eco triển khai các dự án chất lượng cao với giải pháp phân tích dữ liệu, đồng thời định hướng mở rộng thị trường carbon minh bạch và hiệu quả.

Hợp tác giữa BCG Eco, Capital Quantum và Corects đánh dấu bước tiến chiến lược của Bamboo Capital trong việc thực hiện mục tiêu phát triển xanh và bền vững, phù hợp với cam kết Net Zero 2050 của Việt Nam tại COP26. Thị trường tín chỉ carbon được xem là công cụ quan trọng giúp Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế xanh, thu hút đầu tư quốc tế và nâng cao vị trí toàn cầu. Dự kiến, Việt Nam sẽ vận hành sàn giao dịch tín hiệu carbon chính thức từ năm 2028, thúc đẩy kết nối thị trường khu vực và thế giới.

1 Likes

Nice day!

Về việc đưa tờ trình miễn nhiệm 3 lãnh đạo cấp cao vào chương trình họp, Chủ tịch HĐQT Eximbank Nguyễn Cảnh Anh cho biết:
Căn cứ quy chế nội bộ Eximbank, cổ đông trên 5% có quyền đưa kiến nghị vào chương trình họp trước 3 ngày làm việc. Theo quy định, người triệu tập họp là HĐQT, chỉ được từ chối khi vấn đề kiến nghị thuộc thẩm quyền.
Theo ông Nguyễn Cảnh Anh, các kiến nghị đều được lập thành văn bản, gửi trước ít nhất 3 ngày so với ngày khai mạc ĐHĐCĐ.
Ngân hàng đã xác minh tư cách cổ đông tại ngày có đơn kiến nghị.
Vấn đề cổ đông đưa ra là miễn nhiệm thành viên BKS hoặc HĐQT thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ, do đó HĐQT đưa nội dung vào chương trình họp bất thường.
Việc lấy ý kiến bằng văn bản đã tuân thủ đúng nghị quyết HĐQT, đã thực hiện công bố thông tin đầy đủ.
Việc thông qua nghị quyết HĐQT chỉ là chấp thuận đưa nội dung vào chương trình họp chứ không làm mất tư cách HĐQT hay BKS của các thành viên.

Nhóm cổ đông sở hữu trên 5% vốn điều lệ Eximbank đề nghị miễn nhiệm ông Ngo Tony do đã có hành vi lạm dụng/lợi dụng chức vụ quyền hạn, vi phạm nghiêm trọng các quy định của Điều lệ Ngân hàng Eximbank và Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát, gây ảnh hưởng nặng nề đến quyền lợi của cổ đông.

Ông Ngo Tony trình bày tại đại hội:
“Tính đến ngày hôm nay, tôi đã làm việc tại Ngân hàng Eximbank được gần 1.000 ngày.
Với tư cách Trưởng Ban kiểm soát, tôi đã cùng các thành viên Ban kiểm soát đã làm việc và đưa ra và phát hiện 2.203 rủi ro, trong đó có 1.446 rủi ro cao và rất cao, chiếm 66%. Khi phát hiện thì chúng tôi đã đưa ra kiến nghị để giúp Eximbank tiết kiệm và bảo vệ hàng ngàn tỷ đồng.
Trong thời gian giám sát 10 tháng đầu năm 2024, tôi nhận thấy bên cạnh những thành quả Eximbank đạt được, ngân hàng cũng phải đối mặt với các vấn đề lớn như chất lượng tài sản giảm xuống; vấn đề về cấp tín dụng mới chúng ta có một số việc cần phải làm, đặc biệt với việc chất lượng tài sản giảm, thể hiện qua các chỉ số nợ xấu, nợ quá hạn và nợ có khả năng mất vốn.
Vấn đề này tôi đã nhiều lần đề cập tại các cuộc họp với Ban điều hành, cũng như các thành viên HĐQT, tuy nhiên vẫn chưa có các hành động mang tính nghiêm túc để chỉnh sửa các vấn đề cần phải khắc phục.
Do đó tôi đã có thư gửi các cơ quan chức năng, xác minh các dấu hiệu rủi ro để ngân hàng hoạt động một cách hiệu quả.
Tôi bất ngờ khi nhận được đề nghị của một nhóm cổ đông sở hữu trên 5% cổ phần miễn nhiệm mình.
Tôi muốn hỏi là căn cứ nào để xác minh tôi lạm dụng chức quyền, gây ảnh hưởng nặng nề lên ngân hàng.?"

Bà Lương Thị Cẩm Tú bị một nhóm cổ đông sở hữu trên 5% đề nghị miễn nhiệm do không tham dự đầy đủ các cuộc họp HĐQT và các lần lấy ý kiến HĐQT bằng văn bản.
Về tờ trình miễn nhiệm bản thân khỏi HĐQT Eximbank, Phó Chủ tịch Lương Thị Cẩm Tú cho biết xét theo Luật các tổ chức tín dụng và Điều lệ ngân hàng, bà không thuộc vào diện bị xem xét miễn nhiệm.

“Khi tôi vắng mặt do công tác nước ngoài, tôi đã báo cáo cho HĐQT và ủy quyền lại cho người giúp tôi điều hành ngân hàng. Khi đi nước ngoài, sóng điện thoại không ổn định nên có thể tôi đã để lỡ một số cuộc họp, nhưng tôi vẫn tham gia thường xuyên với tỷ lệ hơn 90%,” bà Cẩm Tú chia sẻ.

Bà Tú cho biết, bản thân mình là cổ đông sở hữu trên 1%, đại diện cho nhóm cổ đông trên 10%, gắn bó với Eximbank từ năm 2018. Bản thân bà cũng đã có những đóng góp nhất định trong quá trình phát triển của ngân hàng theo đúng định hướng của một ngân hàng bán lẻ.

Ông Nguyễn Hồ Nam bị một nhóm cổ đông sở hữu trên 5% đề nghị miễn nhiệm do không tham dự đầy đủ các cuộc họp HĐQT và các lần lấy ý kiến HĐQT bằng văn bản.

Phát biểu tại Đại hội, Phó Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hồ Nam cho biết:
Bản thân đã đầu tư vào Ngân hàng Eximbank trong 8 năm qua.
Việc nhận được đề nghị bãi nhiệm do không tham dự đầy đủ các cuộc họp HĐQT (36/38 cuộc họp) chỉ vài ngày trước đại hội khiến ông Nam hoàn toàn bất ngờ.
Sau đó tôi đã giải trình rất rõ với HĐQT, 2 cuộc họp tổ chức ít hơn 5 ngày so với quy định, tôi ra nước ngoài nên không thể tham dự và đã ủy quyền chị Tú (bà Lương Thị Cẩm Tú) biểu quyết. Việc lấy lý do tôi tham dự không đủ các cuộc họp là rất khiên cưỡng.

Đại hội đến phần thảo luận, đại diện cho hơn 10% cổ phần Eximbank - ông Nguyễn Hồ Nam ý kiến:
Có 3 nhân sự bị đề nghị miễn nhiệm, ảnh hưởng đến quyền cổ đông, nên phải để cho 3 nhân sự này ý kiến, tránh thông tin 1 chiều. Bản thân tôi đại diện hơn 10% vốn”.

Ông Nam cho rằng 95% cổ đông cần được nghe ý kiến từ 3 thành viên HĐQT thay vì tờ trình hời hợt.

Theo ông Nam, nên tôn trọng cổ đông từ mọi miền, càng minh bạch càng thể hiện ngân hàng không ngại gì. “Tôi tôn trọng minh bạch trong quản trị điều hành. Tôi bất ngờ khi có nhóm cổ đông trên 5% đòi miễn nhiệm vì tôi tham gia thiếu cuộc họp HĐQT”.

Tôi đi công tác nước ngoài, có ủy quyền cho bà Tú tham dự thay. Nên lý do tham gia không đủ cuộc họp HĐQT là khiên cưỡng. HĐQT sau khi nghe tôi giải trình cũng không thẩm tra mà đưa vào nội dung họp.
Ngân hàng không chỉ phục vụ cho cổ đông, mà còn cho nền an ninh, minh bạch của quốc gia. Do đó sử dụng diễn giải không tuân thủ pháp luật, mang ý trù dập, loại bỏ người dám nói chính kiến ra khỏi HĐQT là tiền lệ nguy hiểm.

Tôi đang đại diện cho 10% cổ phần, là quyền bất khả xâm phạm, trong quá trình tôi làm việc ở Eximbank luôn hợp tác, tuân thủ pháp luật.

Kính mong ĐHĐCĐ cân nhắc trước khi bỏ phiếu. Kính mong quý cơ quan đưa vấn đề không tuân thủ pháp luật vào nội dung họp, sẽ tạo tiền lệ xấu cho Eximbank”, ông Nam trình bày.

Đại hội Eximbank công bố kết quả biểu quyết với 2 nội dung không được thông qua là: Sửa đổi, bổ sung Điều lệ; Chấm dứt chủ trương đầu tư xây dựng trụ sở chính tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm.
Do là vấn đề quan trọng, hai nội dung này cần được số cổ đông đại diện trên 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết chấp thuận để được thông qua.

Những tờ trình còn lại chỉ cần trên 51% tổng số tổng số cổ phần có quyền biểu quyết chấp thuận để được thông qua.
Các vấn đề được thông qua gồm:

  • Đổi trụ sở chính từ TPHCM ra Hà Nội với tỷ lệ thông qua 58.73%.

  • Miễn nhiệm Thành viên HĐQT đối với bà Lương Thị Cẩm Tú, tỷ lệ 53.85%.

  • Miễn nhiệm Thành viên HĐQT đối với ông Nguyễn Hồ Nam, tỷ lệ 53.85%.

  • Miễn nhiệm Thành viên BKS đối với ông Ngo Tony, tỷ lệ 53.85%.

Do chỉ cần trên 51% cổ đông chấp thuận, tờ trình về việc miễn nhiệm chức danh thành viên Ban Kiểm soát của ông Ngo Tony và thành viên HĐQT của ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lương Thị Cẩm Tú đã được thông qua.