𝐆𝐚̂̀𝐧 𝟑𝟎 𝐧𝐡𝐚̀ đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛, 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 đ𝐨̛𝐧 𝐯𝐢̣ đ𝐨̂̉ 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐭𝐲̉ đ𝐨̂ 𝐥𝐚 𝐌𝐲̃ 𝐯𝐚̀𝐨 𝐜𝐚́𝐜 𝐝𝐮̛̣ 𝐚́𝐧 đ𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐦𝐚̣̆𝐭 𝐭𝐫𝐨̛̀𝐢 𝐯𝐚̀ đ𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐠𝐢𝐨́ 𝐭𝐚̣𝐢 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦, đ𝐚̃ 𝐠𝐮̛̉𝐢 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐥𝐚́ 𝐭𝐡𝐮̛ 𝐤𝐡𝐚̂̉𝐧 𝐜𝐚́𝐜𝐡 đ𝐚̂𝐲 𝐢́𝐭 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧.
Vấn đề nằm ở tranh chấp giữa các chủ đầu tư và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - bên mua điện duy nhất theo các cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo do Chính phủ ban hành - về “ngày COD mới” và giá mua điện ưu đãi (FIT).
𝘾𝙊𝘿 𝙝𝙖𝙮 𝙣𝙜𝒂̀𝙮 𝙫𝒂̣̂𝙣 𝙝𝒂̀𝙣𝙝 𝙩𝙝𝒖̛𝒐̛𝙣𝙜 𝙢𝒂̣𝙞 , là mốc thời gian đánh dấu dự án điện chính thức đi vào hoạt động và bắt đầu bán điện cho lưới điện quốc gia. Quan trọng hơn, nó xác định thời điểm dự án được hưởng giá FIT, tức là giá mua điện ưu đãi mà Chính phủ cam kết để khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo, kéo dài 20 năm kể từ ngày COD.
𝙁𝙄𝙏 𝙝𝙖𝙮 𝙜𝙞𝒂́ 𝙢𝙪𝙖 đ𝙞𝒆̣̂𝙣 𝙩𝙝𝙚𝙤 𝙘𝒐̛ 𝙘𝙝𝒆̂́ 𝙠𝙝𝙪𝙮𝒆̂́𝙣 𝙠𝙝𝒊́𝙘𝙝 đ𝒐̂́𝙞 𝙫𝒐̛́𝙞 𝙘𝒂́𝙘 𝙙𝒖̛̣ 𝒂́𝙣 𝙣𝒂̆𝙣𝙜 𝙡𝒖̛𝒐̛̣𝙣𝙜 𝙩𝒂́𝙞 𝙩𝒂̣𝙤.
Trong đó giá FIT1, tương đương 9,35 cents/kWh áp dụng cho các dự án điện mặt trời có ngày vận hành thương mại trước 30/6/2019 (riêng với Ninh Thuận, thời hạn này được kéo dài tới hết 31/12/2020 cho 2.000 MWp đầu tiên).
Giá FIT 2, tương ứng 7,09 cents/kWh và 7,69 cents/kwh, áp dụng cho các dự án điện mặt trời mặt đất và mặt trời nổi có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn từ 1/7/2019 đến hết 31/12/2020. Trong khi đối với các dự án điện gió trên bờ, giá mua điện ưu đãi là 8,5 cents/kWh cho dự án có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021.
𝘾𝘾𝘼, 𝙝𝙖𝙮 𝙫𝒂̆𝙣 𝙗𝒂̉𝙣 𝙘𝙝𝒂̂́𝙥 𝙩𝙝𝙪𝒂̣̂𝙣 𝙠𝒆̂́𝙩 𝙦𝙪𝒂̉ 𝙣𝙜𝙝𝙞𝒆̣̂𝙢 𝙩𝙝𝙪, là giấy chứng nhận từ cơ quan nhà nước, xác nhận công trình đã được chấp thuận hoàn thành công tác nghiệm thu theo Luật Xây dựng.
=> Gốc rễ kiến nghị của nhóm doanh nghiệp năng lượng tái tạo nằm ở sự khác biệt giữa quy định về “ngày COD cũ” và khái niệm “ngày COD mới” được EVN đề xuất.
- Câu chuyện xảy ra từ đây
Các doanh nghiệp năng lượng tái tạo kiến nghị do xung đột giữa quy định “ngày COD cũ” và “ngày COD mới” mà EVN đề xuất. Trước 2021, các dự án đạt COD chỉ cần biên bản nghiệm thu hoàn thành, không yêu cầu CCA. Tuy nhiên, EVN đề xuất áp dụng “ngày COD mới” trùng với ngày có CCA, khiến hơn 170 dự án có nguy cơ bị điều chỉnh giảm hoặc mất giá FIT.
Nhà đầu tư phản đối vì điều này vi phạm nguyên tắc không hồi tố của Luật Đầu tư, do Thông tư 10/2023/TT-BCT yêu cầu CCA nhưng có hiệu lực sau thời điểm các dự án được chấp thuận COD. Đề xuất của EVN xuất phát từ kết luận thanh tra của Chính phủ, yêu cầu rà soát cơ chế giá FIT với dự án không có CCA.
Nếu áp dụng, tổng mức đầu tư gần 13 tỷ USD có nguy cơ vỡ phương án tài chính, nhiều dự án đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Từ tháng 9/2023, nhiều dự án đã bị trì hoãn hoặc chỉ nhận thanh toán một phần theo hợp đồng PPA với EVN. Điều này khiến nhà đầu tư lo ngại về tính ổn định của môi trường đầu tư Việt Nam, ảnh hưởng đến dòng vốn FDI và cam kết phát triển năng lượng sạch.
Các doanh nghiệp yêu cầu giữ nguyên “ngày COD cũ” và không áp dụng hồi tố luật. EVN đã đưa ra phương án điều chỉnh giá điện nhưng chưa đạt đồng thuận với nhà đầu tư.
Trong bối cảnh Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số trong những năm tới và tiếp tục kêu gọi đầu tư vào các dự án điện tái tạo với quy mô gấp đôi hiện nay cho đến năm 2030, việc EVN áp dụng giá tạm tính đối với các dự án đang triển khai có thể làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút vốn đầu tư vào ngành năng lượng nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng