BCG: Hành trình 1 tỷ USD

1 Likes


Cả hệ sinh thái in giấy liên tục, sợ thật. Như một nồi cháo loãng

Tuấn kể về Nguyễn Hồ Nam, đồng môn của anh ở trường Monash (Úc), về những mong ước khát khao “muốn làm được điều gì đó” khi cả hai còn chưa qua tuổi tam thập nhi lập. Tuổi trẻ thì cũng chưa thể hình dung rõ đó là điều gì, nhưng họ đã cùng nhau đi tìm…
Tuấn điểm qua các gương mặt lãnh đạo BCG, những người nằm trong nhóm sáng lập viên của công ty, từ Nguyễn Hồ Nam - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, đến Nguyễn Thế Tài - Tổng Giám đốc, Nguyễn Thanh Hùng, Phó Tổng Giám đốc, Hoàng Thị Minh Châu - Giám đốc Tài chính, Đinh Hoài Châu - Trưởng ban kiểm soát… đều ở đầu cuối của hệ 7X. Hai thành viên còn lại Lê Thị Mai Loan và Bùi Thành Lâm còn trẻ hơn, chỉ ở hàng 8X.
Qua Tuấn, chúng tôi nhận thấy, họ có nhiều điểm chung: cùng trẻ, cùng trải qua môi trường đào tạo quốc tế, từng khẳng định mình ở các vị trí cao của các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài… trong đó điểm chung cốt tử có lẽ là cùng có khát khao “làm được gì đó” trên quê hương mình.
Tuấn cho biết, sau khi tốt nghiệp ở Úc, anh và Nam mỗi người có một hướng đi. Dù vậy thì mỗi năm cả hai đều gặp nhau một lần để trao đổi về công việc, về mong muốn kết hợp cùng nhau. Tuấn nói: “Nhà tôi có câu chuyện cũng rất lạ, là cứ đầu năm, suốt từ 2009 đến 2017, tôi lại hỏi bà xã về ý định rời Canada về Việt Nam làm việc cùng Nam”.
Khó quyết định là chuyện dễ hiểu vì 15 năm ở nước ngoài Tuấn đã khẳng định được bản thân ở vị trí nhân sự cấp cao của các định chế tài chính mà nhiều người mơ ước như Bank of Montreal, Citigroup tại Toronto… Đến 2017 câu chuyện này mới kết thúc khi Tuấn quyết định về, không dùng dằng nữa. Việc từ bỏ công việc ở nước ngoài để về Việt Nam chủ yếu là do Tuấn muốn góp tay cùng các đồng nghiệp thực hiện hoài bão lớn của Nam về việc xây dựng một doanh nghiệp có hệ thống quản trị theo chuẩn quốc tế, một môi trường làm việc chuyên nghiệp nhưng thoải mái và gần gũi với văn hóa Việt Nam.
Không chỉ đội ngũ lãnh đạo mà lực lượng kế cận của BCG, hầu hết đều được đào tạo bài bản, không ít là từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Không những thế họ đều có thời gian làm việc ở nước ngoài, ở những doanh nghiệp tầm cỡ thế giới. Sự va chạm, giằng xé giữa hai phong cách làm việc là lẽ đương nhiên. Tuấn nói mọi người đều nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của hai phong cách nhưng để hòa nhập lại với nhau, phát huy được điểm mạnh của cả bộ máy là chuyện tưởng dễ mà không dễ. “Tôi cũng mất gần 1 năm để điều chỉnh, nhiều lúc Nam cũng phải sốt ruột!”.
Nhờ chắt lọc được những điểm mạnh của hai phong cách nên ở BCG chủ trương xây dựng đội ngũ có mối quan hệ thân thiết, thấu hiểu nhau như người một nhà theo văn hóa Việt Nam, nhưng đồng thời, cũng xây dựng quy trình làm việc, cách thức trao đổi và nội quy công ty theo hướng nghiêm ngặt, chuyên nghiệp để mỗi cá nhân có thể độc lập làm việc một cách hiệu quả nhất.
BCG luôn khuyến khích nhân viên tạo ra giá trị cho công ty và giá trị cho chính bản thân mình thông qua việc xây dựng thương hiệu cá nhân bằng cách làm việc giỏi và PR bản thân giỏi - một điều có vẻ khá lạ lẫm với văn hoá Việt. Không chỉ tin tưởng và mạnh dạn giao quyền, Nguyễn Hồ Nam còn luôn tôn trọng ý kiến của nhóm cộng sự. Hội đồng chiến lược của BCG hiện có 9 thành viên, với những quyết sách quan trọng, ý kiến của Chủ tịch Nguyễn Hồ Nam cũng có thể bị phủ quyết nếu Hội đồng chiến lược không thông qua.
Sự kết hợp đúng mực hai phong cách văn hóa này đã giúp BCG đào tạo được đội ngũ nhân sự có kỷ luật, kỹ thuật cao khi làm việc độc lập nhưng cũng rất biết chia sẻ, đồng cảm khi làm việc nhóm.

1 Likes

BCG ENERGY: DOANH THU TĂNG TRƯỞNG, NỢ PHẢI TRẢ GIẢM GẦN 75%, ĐẠT 186 TỶ LỢI NHUẬN SAU THUẾ CHƯA PHÂN PHỐI

Kết quả kinh doanh của CTCP BCG Energy trong năm 2023 có nhiều điểm sáng tích cực. Doanh thu thuần đạt 1.125,6 tỷ đồng (tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2022), mức tăng trưởng do các nhà máy điện mặt trời đã vận hành đạt hiệu suất hơn 100% so với dự phóng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế của công ty tại thời điểm 31/12/2023 là 186,6 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế âm 152,7 tỷ đồng chủ yếu do 2 nguyên nhân: đánh giá chênh lệch tỷ giá đối với các khoản vay bằng USD với tổng dư nợ khoảng 140 triệu USD, tuy nhiên đây là mức lỗ chưa hiện thực hóa; và các chi phí tài chính phát sinh một lần liên quan đến các gói tài trợ tài chính quốc tế như chi phí tư vấn thu xếp vốn và chi phí thẩm định. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế của BCG Energy tại thời điểm 31/12/2023 là 186,6 tỷ đồng.

Sự tăng trưởng về doanh thu của mảng năng lượng tái tạo so với năm 2022 chủ yếu nhờ vào các nhà máy điện mặt trời đã đi vào hoạt động có hiệu suất cao, ít cắt giảm, một số nhà máy ghi nhận mức công suất vượt mức 100% so với dự phóng vào những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, danh mục điện mặt trời áp mái cũng có sự mở rộng, đóng góp một phần vào doanh thu của năm 2023.

Tổng tài sản hợp nhất tính đến 31/12/2023 của BCG Energy đạt 19.036,5 tỷ đồng, giảm 8,7% so với thời điểm đầu năm do khấu hao tài sản cố định, tất toán và thu hồi một số khoản hợp tác đầu tư ngắn và dài hạn, cũng như giảm số dư thuế phải thu do hai dự án điện mặt trời của Công ty nhận được khoản hoàn thuế.

Đáng chú ý, tổng nợ phải trả giảm xuống còn 9.300,5 tỷ đồng, tương đương mức giảm 31,97% nhờ BCG Energy đã chủ động mua lại trước hạn toàn bộ 2 lô trái phiếu trị giá 2.500 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của BCG Energy cải thiện đáng kể qua từng năm: cuối năm 2021, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 2,77 lần; cuối năm 2022, tỷ lệ này giảm về 1,9 lần và tại cuối năm 2023 chỉ còn 0,96 lần. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu cũng giảm về mức 0,66 lần.

Có thể thấy lộ trình phát triển của BCG Energy đang theo sát kế hoạch đã được Tập đoàn Bamboo Capital vạch ra. Sau thời kỳ liên tục huy động vốn để phát triển các dự án, BCG Energy hiện nay đã sở hữu danh mục gần 600 MW công suất phát điện. Công ty đã thực hiện tái cấu trúc tài chính, đưa tỷ lệ nợ về mức an toàn, tạo dư địa cho giai đoạn mở rộng tiếp theo khi các chương trình hành động cụ thể của Quy hoạch điện VIII được ban hành.

Đầu năm 2024, BCG Energy mua lại một doanh nghiệp xử lý rác tại TP.HCM là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa.
Giai đoạn 2024-2025, BCG Energy đặt mục tiêu xây dựng nhà máy đốt rác phát điện có tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc huyện Củ Chi (TP. HCM).

1 Likes

ngại mỗi năng lực triển khai của BCG, cái gì cũng chậm

LỢI NHUẬN BCG
DỰ BÁO LÃI RÒNG TĂNG 51% yoy

1 Likes

Bác thật kiên trì như bác Cô Bé ngày xưa. cùng 1 phong cách.

1 Likes

Pro cứ lo anh trai với chị đẹp không…bỏ pic nhà rồi…

Mình có ít A Trai Chị đẹp, nhưng vẫn giao lưu thôi.

1 Likes

cảm ơn bạn có phân tích hay về Bcg… nó đánh khó chịu không thua gì con Yeg

BCG vẫn là DN có nhiều cơ hội nhất đấy, nếu chỉ nhìn về core business của DN.

1 Likes

BCG- bamboo capital vốn hóa lớn, hst rất nhiều công ty con và đa lĩnh vực vậy mà đang để giá CP thấp hơn mệnh giá, vốn hóa thị trường còn thấp hơn vốn CSH. Có vẻ như việc quản trị hệ thống vẫn có nhiều vấn đề, chưa tối ưu được, tỷ suất lợi nhuận còn rất thấp.
Tôi mong muốn mảng điện gió, tái tạo của BCG ngon để làm hướng đi tốt cho ngành công nghiệp tiềm năng này của đất nước, giảm được từ nhiệt thủy điện

2 Likes

Biên lợi nhuận gộp đã tăng, chứng tỏ chi phí quản lý đang giảm, vì các dự án bước vào đoạn vận hành. Chi phí quản lý giai đoạn xây dựng phát triển dự án là tốn nhất. Điểm sáng nhất là BCG đã không còn bị áp lực chi phí vốn vay nữa, vốn vay/vốn chủ đã về mức thấp nhất ngành cho thấy BLĐ công ty đã điều chỉnh chiến lược.

Cảm ơn bác!
Đệ đang học tập cách theo dõi diễn biến giá của một CP và những yếu tố liên quan.
Xin tặng bác một lẵng hoa tím!
Chúc danh mục của bác luôn lên màu đẹp !

1 Likes

Em chỉ mong về bờ

Chờ đợi

1 Likes

ko fair cho cổ đông lắm nhỉ?

Con này chỉ lướt sóng vào các mốc này:

  • Một: Thời gian ĐHCĐ
  • Hai: Khi có tờ giấy A4 của UBCK NN
  • Ba: Giai đoạn nộp tiền mua cp tăng thêm
    Và tránh bị chốt đầu tăng vốn. Nó tăng vốn xong là hết sóng
1 Likes